Quản lý các khoản nợ có vấn đề và nợ khó đòi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 85 - 86)

3.2.1 .Xây dựng chính sách TD

3.2.7. Quản lý các khoản nợ có vấn đề và nợ khó đòi

Để nâng cao chất l-ợng hoạt động TD, làm lành mạnh hoá bảng cân đối tài sản, đi đôi với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý các khoản nợ đến hạn, quá hạn rất quan trọng. Do vậy, xin đề nghị thực hiện một số biện pháp sau:

* Đối với nợ có vấn đề

Xem xét lại hồ sơ, điều kiện của các khoản vay, tiến hành kiểm tra thực tế toàn bộ quá trình SXKD, tài chính của doanh nghiệp gắn với quá trình sử dụng vốn vay cho đến khi phát sinh nợ quá hạn để xác định nguồn trả nợ. Nếu doanh nghiệp khó khăn về tài chính tạm thời thì có thể gia hạn nợ, nếu kỳ hạn luân chuyển vốn thực tế lớn hơn kỳ hạn theo HĐTD thì xem xét kéo dài kỳ hạn trả nợ, nếu do sản phẩm, hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ thì đề nghị doanh nghiệp hạ giá bán, mở rộng thị tr-ờng tiêu thụ đồng thời cải tiến mẫu mã, chủng loại, để tiếp tục SXKD tạo

nguồn thu trả nợ cho vay thêm, nếu NH xác định đ-ợc khả năng doanh nghiệp đảm bảo phục hồi SXKD có hiệu quả.

* Đối với nợ khó đòi

Để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ khó đòi cần thành lập tổ thu nợ, gắn việc giải quyết nợ khó đòi với trách nhiệm của CBTD cho vay để theo dõi và tận dụng mọi khả năng để thu nợ. Với những khách hàng có dấu hiệu chây ì, lừa đảo kiên quyết chuyển hồ sơ sang các cơ quan pháp luật để phối hợp giải quyết. Những món nợ khó đòi đã thực hiện phong toả tài sản thì bằng mọi biện pháp nhanh chóng, kiên quyết phát mại hoặc dùng vào mục đích kinh doanh để sớm phát huy hiệu quả thông qua quảng cáo, môi giới, tổ chức đấu giá...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)