1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực tại Doanh nghiệp
1.2.3. Các nhân tố tác động đến quản lý nhân lực tại doanh nghiệp
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mối quan hệ hợp tác và hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng sâu rộng dẫn đến môi trường kinh doanh luôn luôn biến động và thay đổi
thì các nhân tố tác động cũng biến động phức tạp và có ảnh hưởng rất lớn đến các thành quả của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lý nguồn nhân lực. Vì thế, việc quản lý nguồn nhân lực phải hiểu rõ những nhân tố tác động đến công tác này, để có những điều chỉnh để phù hợp sự biến động và thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
1.2.3.1. Nhân tố thuộc về chủ thể quản lý
Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý chủ yếu là: Tiền lương người lao động, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, quan điểm của lãnh đạo, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, truyền thống lịch sử văn hóa, môi trường làm việc trong doanh nghiệp.
Thứ nhất, mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình
để được trả công. Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động. Vì vậy tiền lương là công cụ để thu hút lao động. Muốn công tác quản lý nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề có liên quan đến tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.
Thứ hai, là cơ cấu tổ chức quản lý, cách thức tổ chức và vận hành có
vai trò quan trọng trong việc hoạch định và tiến hành quản lý nguồn nhân lực, nếu doanh nghiệp có bộ máy tổ chức cồng kềnh, lãng phí, sử dụng nhân lực sai, lãng phí nguồn tài nguyên thông tin… thì hệ thống quản lý sẽ không hiệu quả và không khuyến khích nhân viên nâng cao hiệu quả công việc. Còn nếu bộ máy tổ chức nhỏ gọn, năng động, phản ứng nhanh, có sự phân định rõ ràng quyền hạn, nhiệm vụ…thì sẽ hiệu quả và dễ thích nghi với những thay đổi và biến động trong điều kiện, môi trường kinh doanh hiện nay.
Thứ ba, là các yếu tố về chiến lược, quan điểm của lãnh đạo về phát
triển nguồn nhân lực, công tác quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả hay không phụ thuộc vào đường lối chỉ đạo, định hướng chiến lược mang tính lâu dài, ổn định, nhất quán trong quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp. Sự nhất quán trong các chính sách tạo điều kiện hội tụ đầy đủ các nguồn lực được tập trung cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn. Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tổ chức. Người đứng đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của công tác
chỉ đạo, kế hoạch và triển khai thực hiện quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chỉ khi những người đứng đầu doanh nghiệp thực sự quan tâm đúng vai trò quản lý nguồn nhân lực và có các biện pháp chỉ đạo hợp lý thì mới đảm bảo công tác quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp đạt hiệu quả và phát triển bền vững.
Thứ tư, là nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ thực
hiện công tác quản lý nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động giúp người lao động hiểu được bản chất công việc, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ, làm việc có trách nhiệm, gắn bó với doanh nghiệp và dĩ nhiên hiệu suất lao động tăng, thu nhập của người lao động ổn định, doanh nghiệp phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế so sánh hàng đầu của doanh nghiệp bởi vì nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất to lớn đối với các doanh nghiệp, do đó nếu đội ngũ thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực được đào tạo đúng chuyên ngành, có kiến thức, kỹ năng về quản lý nguồn nhân lực sẽ có cái nhìn tổng thể về công tác này. Họ sẽ đảm bảo việc quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, đáp ứng các kỳ vọng quản lý nguồn nhân lực trong hiện tại cũng như tương lai của doanh nghiệp.
Thứ năm, liên quan tới truyền thống văn hóa, lịch sử và quy mô của
doanh nghiệp, doanh nghiệp có thương hiệu, quy mô lớn, uy tín trên thị trường và bề dày lịch sử thì sẽ thu hút nguồn lao động tới làm việc cống hiến tại môi trường đó.
Thứ sáu, môi trường làm việc, đây là nhân tố quan trọng để tổ chức có
điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp,
thân thiện, mọi người đều yêu thích công việc, nhìn thấy sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai thì sẽ gắn bó được người lao động, là cơ hội rất tốt để người lao động khẳng định và phát triển tối đa năng lực làm việc, học tập nâng cao trình độ của mình phục vụ thiết thực cho các yêu cầu của doanh nghiệp.
Đây là nhân tố thuộc về chủ thể của doanh nghiệp, đôi khi nó cũng là hệ quả của các áp lực từ môi trường bên ngoài như: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, phát triển mở rộng thông qua hình thức tạo các vệ tinh, liên doanh, liên kết, hợp tác, phát triển văn hoá doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, thích ứng với những đòi những đòi hỏi của môi trường và các giá trị của doanh nghiệp, đổi mới và ứng dụng các tiến bộ công nghệ phù hợp.
1.2.3.2. Nhân tố bên ngoài chủ thể quản lý
- Nhân tố về chính sách, quy định pháp luật, môi trường pháp lý:
Nhân tố quan trọng có tác động đến công tác quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp là yếu tố chính sách, quy định pháp luật và môi trường pháp lý của Nhà nước. Sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến quản lý nguồn nhân lực ở đây chính là việc vận dụng các chính sách, quy định pháp luật vào các hoạt động của doanh nghiệp như lập kế hoạch về nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động, điều kiện làm việc, chế độ lương, thưởng... trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp bắt buộc phải tuân theo các quy định có liên quan đến nguồn nhân lực như: hợp đồng lao động, an toàn lao động, bảo hiểm, điều kiện làm việc... đồng thời còn phải tuân thủ các quy định khác trong hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh nghiệp, chế độ kế toán, đầu tư, môi trường, tài nguyên, thuế …. điều này phần nào đó cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Nhân tố về kinh tế, xã hội, dân số, văn hóa tác phong công nghiệp toàn cầu:
+ Môi trường kinh tế: Các yếu tố về kinh tế như lạm phát, lãi suất chính sách tài chính, chính sách tiền lương cho người lao động, chu kỳ phát triển kinh tế, chu kỳ kinh doanh... đều có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp cần nhận thức và xác định được sự ảnh hưởng của yếu tố này đến công tác quản lý nguồn nhân lực đến tổ chức như thế nào để có phương án nắm bắt cơ hội hay giảm thiểu tối đa những hệ quả của nó đối với tổ chức. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, bất ổn có chiều hướng đi xuống, doanh nghiệp vẫn cần phải duy trì lực lượng lao động có chất lượng, có tay nghề, có khả năng đáp ứng công việc đa dạng hơn để tiết kiệm nhân lực, đồng thời phải thu gọn tinh giảm, đội ngũ lao động nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nhưng khi nền kinh tế phát triển và có xu hướng ổn định thì doanh nghiệp lại phải phát triển mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm lao động mới, tăng lương, tăng phúc lợi thu hút nhân tài, cải thiện điều kiện làm việc để tạo ra mức hấp dẫn của công việc đối với người lao động.
+ Môi trường xã hội: Xã hội phát triển kéo theo sự thay đổi về lối sống
của người dân trong xã hội, sự thay đổi của môi trường xã hội tạo ra áp lực tâm lý khiến cho cả doanh nghiệp và người lao động cần phải linh hoạt thích ứng và biết chấp nhận rủi ro, điều này làm ảnh hưởng đến cấu trúc của các doanh nghiệp.
Một lượng lớn lực lượng lao động đã dịch chuyển từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang các khu vực dịch vụ khác như: giao thông, truyền thông, các dịch vụ kinh doanh, quảng cáo, tư vấn về pháp luật, dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng... điều này, sẽ tác động đến cơ cấu lao động, số lượng lao động, trình độ lao động..., dẫn tới doanh nghiệp phải biên chế lại lao động, bố trí lại lao động cho phù hợp với sự thay đổi đó.
Với sự phát triển mạnh của Internet, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số, cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo cơ hội trong giao lưu mở rộng phạm
vi tiếp xúc, phạm vi nội dung công việc, phá bỏ các rào cản trong thị trường lao động truyền thống, nhưng đồng thời việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt.
+ Văn hóa, tác phong công nghiệp toàn cầu: Đã có tác động đến
văn hóa, tính chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên có thể làm việc từ xa thông qua Internet hoặc các nhân viên công tác nước ngoài nhưng vẫn ở trong nước tăng lên…tất cả điều đó đều gây sức ép buộc doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý hiện đại, chuyên nghiệp.
Thay đổi giá trị văn hóa của quốc gia cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực. Hiện nay, lực lượng lao động là nữ tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng tăng, để phát huy được tối đa lực lượng lao động này, doanh nghiệp cần phải có thêm các ưu đãi, chế độ chính sách và tạo môi trường làm việc phù hợp với tâm lý và sức khoẻ của lao động nữ.
- Các nhân tố khác:
+ Nhân tố kỹ thuật, công nghệ: Khoa học kỹ thuật phát triển, đòi hỏi
cần thiết phải nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động, để đủ sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến thiết bị... sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đây là thách thức đối với doanh nghiệp, bởi họ phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động, đào tạo nhân viên theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ mới hiện đại, bên cạnh đó với sự phát triển của khoa học công nghệ thì một số công việc, kỹ năng sẽ không còn phù hợp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại của mình và phải lập kế hoạch đào tạo mới, tuyển thêm lực lượng lao động có khả năng sử dụng và làm chủ những kỹ thuật công nghệ mới, phù hợp với công việc. Bên cạnh đó, các nhà quản lý phải sắp xếp, cơ cấu lại lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp bởi việc áp dụng khoa học công nghệ sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng lao
động việc này đồng nghĩa với việc là chỉ sử dụng một lực lượng lao động có trình độ ứng dụng khoa học công nghệ cũng đạt được số lượng sản phẩm tương đương lực lượng trước đây nhưng lại đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn.
+ Nhân tố đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp không chỉ cạnh tranh về thị trường, cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm dịch vụ, mà còn cạnh tranh cả về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có chất lượng là nguồn gốc cho mọi thành công trong hoạt động của doanh nghiệp, là nền tảng của các hoạt động kinh doanh, là tài nguyên quý giá nhất trong doanh nghiệp. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải giữ gìn, duy trì, quản lý, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có các chính sách nhân lực hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, chế độ đãi ngộ hợp lý, phải tạo ra bầu không khí, môi trường làm việc, tạo sự gắn bó trong doanh nghiệp, nếu không doanh nghiệp có thể mất đi các nguồn lực có chất lượng về các đối thủ cạnh tranh, sự dịch chuyển nguồn nhân lực này không đơn thuần là vấn đề lương bổng, phúc lợi mà nó còn gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp như bí mật kinh doanh, thị trường, khách hàng….
+ Nhân tố khách hàng: Đây là đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp, là một phần của yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào công tác định hướng quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp, do đó, nhà quản lý phải bảo đảm rằng nhân viên của mình tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, phải đào tạo, định hướng cho nhân viên, bố trí, biên chế lao động cho phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, có các chính sách ưu đãi hợp lý khi nhân viên làm tốt, phải có những lớp học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ để nhân viên phục vụ khách hàng tốt hơn, nhất là những nhân viên thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng… đồng
thời giúp cho nhân viên của mình hiểu rằng việc làm, thăng tiến, thu nhập của họ là từ khách hàng đem lại, để nhân viên luôn nỗ lực, cố gắng hướng tới khách hàng, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.