Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Văn phòng cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.1.1. Phương pháp tổng hợp kế thừa

Đây là phương pháp tổng hợp các kết quả khảo sát, thu thập thông tin từ năm 2012 – 2018 về cơ cấu tổ chức, nhân sự các phòng, độ tuổi trung bình tuyển dụng, các khóa đào tạo từ đó làm cơ sở đánh giá và phân tích các vấn đề có liên quan đến hoạt động cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời gian qua.

Thông qua phương pháp tổng hợp kế thừa giúp cho tác giả nhìn nhận được những vấn đề như sau:

- Cho tác giả nắm rõ được những nghiên cứu trước đây đã được thực hiện thông qua các tài liệu, văn bản, công trình nghiên cứu

- Thấy rõ hơn đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.

- Từ những điểm tiếp thu, những điểm còn hạn chế sẽ giúp tác giả có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn.

- Bổ sung thêm kiến thức sâu rộng về vấn đề, lĩnh vực tác giả đang nghiên cứu.

- Tránh những trùng lặp từ những nghiên cứu trước đây, điều này sẽ làm lãng phí thời gian, công sức và kinh phí.

2.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát

Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát và thu thập số liệu được sử dụng trong luận văn, đối tượng được khảo sát là CBNV trong Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bằng việc thiết kế mẫu bảng khảo sát, phát đến các đối tượng khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá theo hình thức trắc nghiệm và phỏng vấn.

Tác giả sẽ tiến hành thiết kế mẫu bảng hỏi với các câu hỏi đóng, mở tập trung khai thác nội dung quản lý nhân lực tại Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sau đó sẽ thực hiện phát các phiếu khảo sát đến các đối tượng nghiên cứu đã được chọn, tiến hành phỏng vấn các khách thể này và thu thập các dữ liệu sơ cấp, sau đó tác giả tiến hành phân tích và dữ liệu này để tổng hợp thông tin sử dụng trong luận văn.

Về thu thập dữ liệu:

Căn cứ để tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát là từ thâm niên công tác, phẩm chất đạo đức, trình độ đào tạo, mức độ liên quan đến công tác quản lý nguồn nhân lực tại Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nguồn nhân lực tại Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tác giả lựa chọn các đối tượng này để thực hiện khảo sát về sự đánh giá của họ đối với các nội dung, các vấn đề liên quan đến thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng phương pháp quản sát bằng việc sử dụng các giác quan để thu nhập các số liệu, dữ kiện cần thiết cho nghiên cứu, sử dụng phương pháp này để ghi nhận lại những hành vi trong quá trình quản lý nhân lực của Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo thời gian. Kết quả thu được sẽ phối hợp với kết quả thu được từ phương pháp như điều tra, phân tích, thống kê… làm cơ sở để đưa ra những đánh giá hay kết luận.

Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nguồn nhân lực tại Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Còn chọn mẫu nghiên cứu là các cán bộ nhân viên đang công tác tại Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các chuyên gia của các cơ quan liên quan đến công tác quản lý nguồn nhân lực tại Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Như vậy, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp mà tác giả sử dụng là phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, hay gọi là phương pháp định tính.

Các dữ liệu sơ cấp sẽ được hình thành dựa trên kết quả thu thập từ các khách thể nghiên cứu và sẽ được xử lý bằng công tác phân tích kết quả trong quy trình nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Văn phòng cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Trang 61 - 63)