Giới thiệu chung về Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Văn phòng cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu khái quát về Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Văn phòng Cơ

3.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ.

Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, EVN đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tư xây dựng phát triển hệ thống điện và cơ bản đảm bảo được nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (thay thế cho Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 6/12/2013), với một số nội dung chính như sau:

* Tên gọi:

- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM. - Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM. - Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY. - Tên gọi tắt: EVN.

* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 tổng công

ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 8công ty thủy điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực

sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).

Cơ cấu Tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được hình thành theo chuỗi cung ngành điện, bao gồm Phát điện-Truyền tải điện-Phân phối điện-Điều độ Hệ thống điện-Mua bán điện-Dịch vụ phụ trợ. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý và điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam cụ thể trong hình 2.1 dưới đây:

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý và điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Hiện nay, EVN đang giữ vai trò chủ chốt trong lĩnh vực phát điện, thay mặt nhà nước để quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia, quản lý hầu như toàn bộ lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Văn phòng cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)