Quan điểm và mục tiêu quản lý nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Văn phòng cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Trang 107 - 109)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt

Nam thời gian tới

4.1.1. Quan điểm

EVN trải qua những thời kỳ khác nhau trong 30 năm đổi mới vừa qua của đất nước, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang thuộc nhóm các nên kinh tế mới nổi và có tốc độ tăng trưởng cao trong nhóm dẫn đầu.

Một trong những yếu tố đóng góp nhiều nhất vào thành tích kể trên là nguồn nhân lực, hàng chục ngàn người đã được học tập, làm việc và cống hiến cho sự nghiệp điện khí hóa đất nước trong giai đoạn thống nhất và hòa bình, ổn định và phát triển, chính vì vậy EVN đã xác định “Con người là tài sản quan trọng nhất”.

Trong bối cảnh đất nước chủ động hội nhập quốc tế sâu sắc và sự hình thành cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) trên phạm vi toàn cầu, ngành điện vẫn đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, được chính phủ giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ cơ bản trên diện rộng, với hệ thống kết nối quốc gia đòi hỏi kỷ luật chặt chẽ, an toàn mạng lưới và hàm lượng thông tin cao. Yếu tố con người do vậy tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn nữa, và cùng với công nghệ của CMCN 4.0 phải tạo ra những thay đổi mang tính đột phá cho tất cả các hoạt động của EVN trong tương lai.

Để làm được điều đó công tác quản lý nhân lực phải được đầu tư xây dựng bài bản, khoa học có lộ trình cụ thể phù hợp với các cập trong Tập đoàn,

khoa học công nghệ sẽ thay đổi cách thức quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên để vận hành được nó cần phải có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp được đào tạo bài bản với chất lượng và hiệu quả công việc cũng như vận hành ở mức rất cao mới đem lại được hiểu quả tốt nhất phục vụ cho sự phát triển của Tập đoàn trong thời đại mới

4.1.2. Mục tiêu quản lý nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Với quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu phát triển con người như vậy, EVN đã lựa chọn chủ đề năm 2018 là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt nam, trong đó có nhiệm vụ xây dựng “Đề án Quản lý nhân lực Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn đến 2030”

Trong Chiến lược phát triển EVN tới năm 2025, tầm nhìn 2030, EVN đã xác định tầm nhìn “Tập đoàn Điên lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á”. Với quy mô hiện tại và các kế hoạch đầu tư phát triển, EVN hoàn toàn có thể đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong tầm nhìn này, tuy nhiên, một thách thức không nhỏ để đạt mức các doanh nghiệp năng lượng hàng đầu khu vực, cần cải thiện nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa công tác quản lý nhân lực và con người, trong đó nổi cộm là năng suất lao động hiện đang thua kém nhiều so với các doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực.

Mặt khác, EVN sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn tại Việt Nam, không chỉ từ phía các doanh nghiệp khác trong ngành khi các bước lộ trình mở cửa thị trường điện được thực hiện, mà còn từ các doanh nghiệp có tỷ trọng công nghệ cao, đặc biệt trong bối cảnh CMCN 4.0, khi người lao động cần có năng lực tổng hợp và tính thích ứng. Điều này cũng dẫn tới nguy cơ chảy máu chất xám từ EVN sang các đơn vị khác.

Chính vì vậy EVN cần phải đặt ra mục tiêu quản lý nhân lực của mình và xây dựng chiến lược quản lý nhân lực một cách tỷ mỷ, trên cơ sở xác định nguyên nhân cốt lõi của các vấn đề tồn tại, ảnh hưởng đến tất cả các mặt sản xuất, phân phối và kinh doanh điện giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn đến 2030.

4.2. Một số giải pháp quản lý nhân lực của Văn phòng Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Văn phòng cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Trang 107 - 109)