Tình hình kinh tế, chính trị xã hội, quân sự Mỹ những năm đầu thếkỷ

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 31 - 37)

1.1 .Nhân tố lịch sử, địa – chính trị

1.1.2 .Vị trí của NhậtBản trongchính sách đối ngoại của Mỹ

1.3. Nhân tố từ phía Mỹ

1.3.1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội, quân sự Mỹ những năm đầu thếkỷ

Nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI với nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết như: sự suy thoái kinh tế, quan hệ đối ngoại phải điều chỉnh cơ bản do tác động của cuộc chiến chống khủng bố, các vấn đề chính trị, xã hội diễn biến phức tạp… Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, thách thức, Mỹ tiếp tục khẳng định là cường quốc số 1 của thế giới cả về kinh tế, quân sự và sức mạnh tổng hợp.

Về kinh tế: vào đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Mỹ đã trải qua đợt suy thoái

nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp, Mỹ đã từng bước khôi phục và duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới. Trong giai đoạn từ 2002 đến 2006, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9%/năm[50].

Từ năm 2007 đến năm 2009, Mỹ đã lâm vào cuộc khủng hoàng tài chính, diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán. Nguyên nhân

của cuộc khủng hoảng là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và “bong bóng” nhà ở. Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái từ tháng 12/2007. Đây được xem là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Mỹ bị mất việc làm. Hàng loạt tổ chức tài chính, trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Mỹ vào tình trạng “đói tín dụng”. Trong khi đó,

thất nghiệp gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình, làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa… Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá, xuất khẩu của Mỹ bị thiệt hại.

Từ cuối năm 2010, kinh tế Mỹ dần được phục hồi, và đến nay cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng. Tuy còn một số bất ổn, nhưng nhìn chung nền kinh tế Mỹ đang trên đà phát triển mạnh mẽ. GDP hàng năm của Mỹ bắt đầu tăng trở lại, từ 1,6% năm 2011 lên 2,2% năm 2012, và 2,4% năm 2014, đến năm 2015 tăng lên 2,6%. Năm 2016 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ giảm xuống còn 1,6% [68]. Sở dĩ tăng trưởng kinh tế cả năm của Mỹ chỉ đạt mức 1,6% là do các hoạt động đầu tư về năng lượng giảm và trong thời gian này ở Mỹ đang diễn ra các hoạt động tranh cử, đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ trong năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ ngày càng có xu hướng giảm, từ mức 9,1% trong năm 2011 xuống còn 5,5% đầu năm 2015 và 4,9% trong năm 2016 [52]. Có thể thấy, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng động khác. Hiện nay, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với các thách thức đến từ bên trong lẫn bên ngoài. Trong khi đó, lạm phát về giá cả, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp.

Bên cạnh thực lực kinh tế lớn, quan hệ thương mại và đầu tư rộng khắp,Mỹ cũng là nước đóng vai trò chủ đạo trong các tổ chức quốc tế, các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt của thế giới. Mỹ đóng góp tài chính

lớn nhất cho Liên Hợp Quốc (22%) và chiếm (38%) cổ phần của Ngân hàng thế giới (WB), đóng góp lớn nhất vào ngân sách của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với mức 18,25%. Do đó, Mỹ có tiếng nói và giữ vai trò chi phối trong các thiết chế trên. Thị trường chứng khoán của Mỹ có vai trò trung tâm trong đời sống tài chính, tiền tệ quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia khổng lồ của Mỹ phát triển nhanh chóng,chiếm 7/10 công ty xuyên quốc gia lớn nhất của thế giới.

Về chính trị - xã hội:

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Mỹ với vị thế siêu cường duy nhất, có vai trò chi phối đáng kể nền chính trị thế giới. Tình hình chính trị - xã hội trong nước nhìn chung ổn định với sự thay nhau cầm quyền điều hành đất nước của 2 đảng lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Tuy có những ưu thế nổi trội của một siêu cường, song Mỹ luôn phải đối mặt với không ít khó khăn nội bộ, ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Đặc biệt ngày 11/09/2001, nước Mỹ phải gánh chịu tổn thất lớn từ thảm họa tấn công khủng bố. Sự kiện này đặt nước Mỹ trước thách thức lớn của vấn đề an ninh phi truyền thống. Các cuộc Chiến tranh do Chính quyền Mỹ phát động nhân danh chống khủng bố quốc tế ở Afghanistan và nhằm “ngăn chặn phổ biến vũ khí giết người hàng loạt” ở Iraq, đã làm phân hóa nội bộ nước Mỹ, gây nên những bất đồng trong Quốc hội bởi sự hao tổn nguồn lực tài chính, con người và nguy cơ bị sa lầy. Mặt khác, cũng từ năm 2001 nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm tăng trưởng và từ năm 2008 rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Hàng loạt các tập đoàn, công ty lớn bị phá sản, thị trường tài chính chao đảo trước nguy cơ đổ vỡ, thu nhập của người dân Mỹ giảm sút mạnh, hàng triệu người bị mất việc làm, tình trạng tội phạm xã hội gia tăng… Chính những hệ quả nói trên đã dẫn đến những cuộc biểu tình, đấu tranh của dân chúng Mỹ và là nguyên nhân dẫn đến suy giảm về uy tín chính trị của Chính phủ Mỹ

trong lòng dân chúng.

Năm 2014, nước Mỹ tiếp tục lâm vào tình trạng bế tắc. Các cuộc tranh cãi đảng phái về vấn đề ngân sách, bế tắc trong hầu hết các vấn đề đối nội, Quốc hội và các bang đưa đơn kiện Tổng thống, các điểm “nóng” chưa được giải quyết, quan hệ với các nước lớn không thuận buồm xuôi gió,… đã khiến nước Mỹ lâm vào tình trạng “mệt mỏi và bế tắc”. Năm 2014 đã trở thành “Năm hành động” với việc Tổng thống B. Obama vượt qua Quốc hội, đơn phương sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp để cải cách luật nhập cư, buộc phe Cộng hòa hoặc lên tiếng chỉ trích hoặc đâm đơn kiện ông chủ Nhà Trắng “vi hiến”. Tranh cãi cũng khiến tỷ lệ cử tri ủng hộ cả Tổng thống B.Obama và Quốc hội đều giảm xuống thấp kỷ lục với 81% số người được hỏi ý kiến không hài lòng với sự chia rẽ về chính trị. Nước Mỹ năm 2014 cũng không yên ả với sự bùng nổ làn sóng biểu tình tại hàng chục thành phố phản đối các hành vi bạo lực của cảnh sát sau vụ cảnh sát da trắng Darren Wilson bắn chết thanh niên da đen Michael Brown tại thị trấn Ferguson, bang Missouri, nhưng không bị đưa ra xét xử. Bên cạnh đó, làn sóng chỉ trích gay gắt còn bùng nổ ở cả trong nước và quốc tế sau vụ Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ công bố bản báo cáo mô tả chi tiết các biện pháp thẩm vấn tàn bạo của các sĩ quan Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) đối với các nghi can khủng bố bị bắt sau vụ tấn công 11/9/2001.

Năm 2015, tình hình nước Mỹ tiếp tục không được yên ả, khi mà tình trạng mâu thuẫn đảng phái trong chính trường Mỹ ngày càng gia tăng, với việc Quốc hội mới do phe Cộng hòa nắm trọn quyền lãnh đạo, khiến các chủ trương, chính sách trong hai năm cầm quyền còn lại của ông B. Obama sẽ càng khó khăn hơn, nếu không muốn nói là bị bế tắc. Vào tháng 1/2015 Tổng thống B.Obama đã đọc bản thông điệp Liên bang trước lưỡng viện Quốc hội. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, vì nó định hướng cho chính sách đối nội và đối ngoại trong năm của nước Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh Quốc hội mới do phe

Cộng hòa nắm quyền lãnh đạo, đã có một loạt các bước đi theo hướng ngăn chặn các chủ trương, chính sách của Tổng thống Obama, trong đó có dự luật xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada xuyên qua lãnh thổ nước Mỹ tới tận các bang phía Nam mà Nhà Trắng nhiều lần đe dọa dùng quyền phủ quyết. Phe Cộng hòa cũng đã thông qua Ngân sách tài khóa năm 2015 nhưng không cho phép Bộ An ninh Nội địa sử dụng tiền vào việc thực thi sắc lệnh của Tổng thống B. Obama nếu không trục xuất khoảng 5 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang sinh sống trên lãnh thổ Mỹ.

Năm 2016, “hỗn loạn” có vẻ là từ được ưa thích của nhiều nhà báo và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi nói về tình hình chính trị Mỹ thời gian này, thậm chí là tương lai của nền chính trị Mỹ. Trên thực tế, tần suất xuất hiện khái niệm này tương đối dày đặc khi nói về sự phối hợp nhiều khi thiếu hiệu quả trong hệ thống chính trị Mỹ nói chung và giữa Chính quyền và Quốc hội Mỹ nói riêng trong việc xử lý nhiều vấn đề (bao gồm cả kinh tế, xã hội, đối ngoại …). Với những gì đã diễn ra trong thời kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua nhiều người còn cho rằng chính trị Mỹ đang có dấu hiệu tiếp tục đi vào giai đoạn khủng hoảng. Việc xử lý một số vấn đề trong xã hội thời gian qua cũng cho thấy những chia rẽ trong hệ thống chính trị Mỹ. Trái với kỳ vọng, lần đầu tiên nước Mỹ có một Tổng thống da màu có thể kéo theo sự cải thiện mạnh mẽ về quan hệ giữa các sắc dân khác nhau, nhưng những vụ biểu tình phản đối việc lạm dụng sức mạnh của lực lượng Cảnh sát trong đàn áp người da màu trong suốt năm 2016 khiến nhiều người được hỏi ý kiến cho rằng tình trạng phân biệt da màu nhìn chung là rất xấu. Nước Mỹ cũng bị chia rẽ mạnh mẽ trong vấn đế sở hữu Súng và lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ đa số người dân ủng hộ hợp pháp hóa Ma túy cùng với việc 8 bang và Thủ đô Washington D.C cho phép sử dụng Cần sa vì mục đích giải trí. Với những bất ổn của tình hình chính trị Mỹ, sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai đảng cùng với những chính sách mà Tổng thống Obama

đưa ra thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, đã khiến cho tình hình xã hội nước Mỹ càng thêm bất ổn, sự tin tưởng của người dân đối với Chính phủ Mỹ ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, với việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ được chứng kiến một thời kỳ thay đổi lớn đối với nước Mỹ.

Về quân sự, Mỹ là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, với tiềm năng

vượt xa các nước khác. Mỹ là nước duy nhất có lực lượng quân đội triền khai trên khắp toàn cầu, trên nhiều địa bàn. Mỹ đi đầu trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính, nhân lực lớn để có thể biến nhiều ý tưởng quân sự thành hiện thực. Ngân sách quốc phòng của Mỹ liên tục tăng: năm 2002 là 318 tỷ USD, năm 2003 là 429,8 tỷ USD, năm 2004 là 450 tỷ USD, năm 2005 là 447 tỷ USD và chi phí quốc phòng cho Mỹ năm 2012 là 670,9 tỷ USD. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình Stockhom (SIPRI), chi phí quốc phòng năm 2012 của Mỹ bằng 50% chi phí quân sự toàn cầu và bằng chi phí quân sự của 14 nước đứng sau Mỹ cộng lại. Năm 2013, Mỹ cắt giảm 7,8% chi tiêu quốc phòng, song vẫn là nước có chi phí quân sự lớn nhất trên thế giới với Ngân sách 640 tỷ USD (chiếm 3,8% GDP), năm 2014 là 572 tỷ USD, năm 2015 là 597 tỷ USD và năm 2016 là 622 tỷ USD (chiếm 40% tổng chi phí quốc phòng thế giới) [43]. Mỹ đã cam kết hỗ trợ phòng thủ hoặc ủng hộ các nỗ lực quân sự của 31 nước và ký Hiệp định hợp tác quân sự với 29 nước khác. Sức mạnh quân sự của Mỹ không chỉ ở số quân và các căn cứ trên toàn cầu, mà còn thể hiện ở trình độ công nghệ cao và kỹ thuật ứng dụng hiệu quả trong quốc phòng, tỷ trọng vũ khí công nghệ cao được Mỹ sử dụng ngày càng tăng.

Như vậy trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Mỹ đã có những thay đổi. Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn những vấn đề khó khăn, nổi cộm cần Chính quyền Mỹ giải quyết. Chính sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của Mỹ trong thời gian qua là cơ sở để Chính quyền

Mỹ xây dựng và hoạch định chính sách đối ngoại trong thế kỷ mới. Đó cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động và phát triển của quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ năm 2009 đến năm 2016.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w