Hợp tác thương mại

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 74 - 79)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

2.3. Hợp tác kinh tế

2.3.1. Hợp tác thương mại

Kim ngạch thương mại: Trong nhiều năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn

nhất của Nhật Bản, nhưng kể từ năm 2009, nước này đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Nhật Bản, sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ cũng trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Nhật Bản vào cuối năm 2010. Có thể thấy, sự nổi lên của Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á là nhân tố chính làm giảm tầm quan trọng của Mỹ đối với thương mại Nhật Bản trong hơn nửa thập kỷ qua. Dòng chảy thương mại của Nhật Bản chuyển dịch theo hướng từ Mỹ sang khu vực Đông Nam Á. Thống kê cho thấy, nếu như năm 1994, 38,5% xuất khẩu và 33,0% nhập khẩu của Nhật Bản là từ 9 nền kinh tế lớn nhất Đông Á (Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin,

Singapore, Thái Lan và Đài Loan), thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên là 53,4% xuất khẩu và 42,5% nhập khẩu. Trong đó, Trung Quốc là đối tác thương mại phát triển nhanh nhất của Nhật Bản. Tương tự như vậy, đối tác thương mại của Mỹ đã có những thay đổi: Trung Quốc và Mexico đã vượt qua Nhật Bản trong quan hệ thương mại với Mỹ.

Trong giai đoạn 2009 - 2016, quan hệ thương mại Mỹ - Nhật Bản có nền tảng từ lâu đời và ngày càng phát triển với giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước ngày càng tăng lên nhanh chóng.

Bảng 1: Thống kê kim ngạch mậu dịch Mỹ - Nhật Bản (2009 – 2016)

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Thặng dư

2009 146.937,9 51.134,2 95.803,7 -44.669,5 2010 181.023,1 60.471,9 120.552,1 -60.080,3 2011 194.727,6 65.799,7 128.927,9 -63.128,2 2012 216.407,5 69.975,8 146.431,7 -76.455,9 2013 203.812,7 65.237,4 138.575,3 -73.337,9 2014 201.396,3 66.891,8 134.504,5 -67.612,7 2015 193.776,1 62.393,1 131.383,0 -68.989,9 2016 195.282,6 63.236,3 132.046,3 -68.810,1

Nguồn: United States Census Bureau: Foreign Trade/Trade in Goods with

Japan, https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5880.html.

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, tổng kim ngạch mậu dịch giữa Mỹ và Nhật Bản có sự biến đổi mạnh. Điều này thể hiện đó là tổng kim ngạch hai chiều có sự tăng trưởng không đều. Năm 2010 tổng kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ - Nhật Bản tăng 23,20% so với năm 2009. Năm 2012 là năm có tổng kim ngạch hai chiều cao nhất trong giai đoạn 2009 - 2016 là 216.407,5 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại giữa hai bên lại có sự tăng trưởng không đều: năm 2011 là 7,57%, đến năm 2012 tăng lên 11,13%, nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn -5,82% và đến năm 2014 là -1,19%.

những năm 2009 – 2016, đã phản ánh tình hình phát triển của kinh tế hai nước và kinh tế thế giới trong giai đoạn này. Năm 2009, tổng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng (-28,11%), chỉ đạt 146.937,9 triệu USD là do thời gian này đang chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế nghiêm trọng chưa từng có đe dọa lớn đến vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn tình hình đã được khắc phục, biểu hiện là tổng kim ngạch tăng liên tục năm 2010 đạt 181.023,1 triệu USD gấp 1,23 lần so với năm 2009, đến năm 2011 tăng lên 194.727,6 triệu USD gấp 1,32 lần so với năm 2009, năm 2012 đạt 216.407,5 triệu USD gấp 1,47 lần so với năm 2009. Có thể thấy nguyên nhân của sự tăng trưởng khá nhanh của kim ngạch thương mại Mỹ - Nhật Bản từ năm 2010 – 2012 là do nỗ lực của hai bên đã đề ra những phương hướng, biện pháp tích cực thúc đẩy đầu tư và kinh doanh. Bước sang năm 2013 tổng kim ngạch hai chiều có sự giảm nhẹ là 203.812,7 triệu USD, năm 2014 là 201.396,3 triệu USD và sang năm 2015 là 193.767,1 triệu USD.

Đến năm 2016 Nhật Bản là đối tác thương mại hàng hóa với 195.282,6 triệu USD trong tổng kim ngạch thương mại hàng hóa Mỹ - Nhật Bản. Xuất khẩu hàng hóa tổng cộng là 63.236,3 triệu USD; nhập khẩu hàng hóa đạt 132.046,3 triệu USD. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Nhật Bản là -68.810 triệu USD.

Theo số liệu thống kê có thể thấy, trong giai đoạn 2009 - 2016 Mỹ luôn nhập siêu hàng hóa của Nhật Bản. Mức độ nhập siêu hàng hóa của Mỹ với Nhật Bản ở mức khá cao, nhưng vào năm 2009 nhu cầu về nhập khẩu hàng hóa của Mỹ giảm dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Nhật Bản lại có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013. Cán cân xuất nhập khẩu năm 2010 là -60.080,3 triệu USD, đến năm 2013 là -73.337,9 triệu USD. Tuy nhiên từ năm 2014 – 2016 thì mức thâm hụt này giảm nhẹ năm 2016 là - 68.810 triệu USD.

Một đặc điểm quan trọng trong thương mại Mỹ - Nhật Bản là mặc dù Mỹ luôn nhập siêu hàng hóa với Nhật Bản song lại xuất siêu dịch vụ vào thị trường Nhật. Theo số liệu của cục điều tra dân số Mỹ, giá trị xuất siêu dịch vụ của Mỹ tới Nhật Bản năm 2013 là 15.606 triệu USD, năm 2015 ổn định ở mức 14.905 triệu USD [2].

Trong giai đoạn gần đây, quan hệ thương mại dịch vụ Mỹ - Nhật có sự tăng trưởng, ít nhất về phía dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ, tuy rằng sự tăng trưởng này vẫn giữ mức độ khiêm tốn từ năm 2011. Các loại hình dịch vụ xuất khẩu của Mỹ và Nhật Bản sang thị trường của nhau khá đa dạng trong đó chủ yếu là các dịch vụ du lịch, vận chuyển hành khách, phí bản quyền và nâng cấp giấy phép; và các dịch vụ tư nhân khác. Nhìn chung, Mỹ đã đạt được mức thặng dư trong hoạt động thương mại dịch vụ song phương với Nhật Bản.

Cơ cấu hàng hóa: theo thống kê, trong giai đoạn 2009 – 2016 Mỹ và Nhật

Bản đều xuất khẩu lớn hàng hóa mà mình có ưu thế và ngược lại, nhập về những hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Mỹ vào năm 2016. Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Nhật Bản năm 2016 là 63,3 tỷ USD, tăng 1,3% (822 triệu USD) so với năm 2015 và tăng 8,2% so với năm 2006. Xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản chiếm 4,4% tổng xuất khẩu của nước Mỹ vào năm 2016[95].

Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Nhật Bản rất đa dạng, nhưng phần lớn là máy tính, máy móc thiết bị văn phòng, thiết bị điện, quang học, thiết bị y tế và các sản phẩm nông nghiệp chẳng hạn như: lúa mì, thịt… Vào năm 2016 Mỹ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản các mặt hàng như: máy bay (7,9 tỷ USD), dụng cụ quang học và y tế (6,9 tỷ USD), máy móc (6,3 tỷ USD) và dược phẩm (3,8 tỷ USD)[95].

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Nhật Bản vào năm 2016 đạt 11 tỷ USD, các mặt hàng xuất khẩu bao gồm: Ngô (2,1 tỷ USD), thịt

lợn (1,6 tỷ USD), thị bò (1,5 tỷ USD), đậu tương (1,0 tỷ USD) và lúa mì (610 triệu USD)[95].

Xuất khẩu dịch vụ của Mỹ sang Nhật Bản đạt 44,7 tỷ USD vào năm 2016 tăng 0,8% (354 triệu USD) so với năm 2015 và tăng 13,9% so với năm 2006. Các dịch vụ xuất khẩu hàng đầu từ Mỹ sang Nhật Bản vào năm 2015 nằm trong lĩnh vực: du lịch, vận tải và sở hữu trí tuệ (các quy trình công nghiệp)[95].

Về Nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Nhật Bản đạt 132,2 tỷ USD (năm 2016), tăng 0,6% (838 triệu USD) so với năm 2015, nhưng giảm 10,8% so với năm 2006. Nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm 6,0% tổng nhập khẩu của Mỹ vào năm 2016[95].

Các loại hàng nhập khẩu hàng đầu của Mỹ từ Nhật Bản là: xe ô tô và các bộ phận liên quan, xe máy, máy tính, máy móc thiết bị văn phòng, thiết bị điện, thiết bị y tế… Năm 2016 nhập khẩu của Mỹ từ Nhật Bản tập trung vào các loại chính như: ô tô (50 tỷ USD), máy móc thiết bị (29 tỷ USD), thiết bị điện (16 tỷ USD), dụng cụ quang học và y tế (6,5 tỷ USD)… [95].

Tổng số hàng nhập khẩu nông sản của Mỹ từ Nhật Bản đạt 640 triệu USD vào năm 2016. Các loại hàng bao gồm: đồ ăn nhanh (65 triệu USD), rượu vang và bia (62 triệu USD), trà và thuốc lá (46 triệu USD), các loại dầu thực vật khác (43 triệu USD) và rau quả chế biến (32 triệu USD)[95].

Nhập khẩu dịch vụ của Mỹ từ Nhật Bản ước đạt 30,6 tỷ USD vào năm 2016, tăng 4,0% (1,2 tỷ USD) so với năm 2015 và tăng 28,0% so với năm 2006. Dịch vụ hàng đầu nhập khẩu từ Nhật Bản sang Mỹ vào năm 2015 nằm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (quy trình công nghệ), vận tải và du lịch [95].

Thông qua những phân tích trên ta có thể dễ dàng nhận ra, đối với Nhật Bản hàng xuất khẩu chính sang Mỹ là ô tô, thiết bị điện tử, máy tính, đây là những mặt hàng thế mạnh của Nhật Bản. Còn các mặt hàng Nhật Bản nhập khẩu từ Mỹ như các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nhiên liệu) và các mặt

hàng thực phẩm… Do Nhật Bản thiếu không gian để có một ngành công nghệ nông nghiệp lớn và cũng không có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, tất cả những thứ này cần phải được nhập khẩu từ nước ngoài và Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với Nhật Bản.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Mỹ và Nhật Bản đã phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế của hai bên. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giữa Mỹ và Nhật Bản có sự trùng nhau về một số chủng loại hàng hóa như thiết bị quang học và y tế, máy móc thiết bị văn phòng, thiết bị điện... Sở dĩ có tình trạng này là do có trình độ phát triển khác nhau nên trong quá trình sản xuất Mỹ hoặc Nhật Bản xuất đi nguyên liệu rồi sau khi bên kia gia công thành công những sản phẩm thì lại nhập về chính những sản phẩm đó. Sự xuất hiện hiện tượng giống nhau về cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Mỹ và Nhật Bản trong thời gian qua chứng tỏ rằng hai bên đã hình thành mối quan hệ buôn bán mậu dịch ngay trong lòng mỗi sản phẩm chứ không chỉ giữa các sản phẩm với nhau. Hơn nữa sự hình thành mối quan hệ mậu dịch trong sản phẩm như vừa nói trên không những giúp quan hệ Mỹ - Nhật Bản càng tăng về kim ngạch mà còn giúp mối quan hệ này đi vào chiều sâu.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w