Tình hình kinh tế, chính trị xã hội NhậtBản những năm đầu thế

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 41 - 46)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

1.4. Nhân tố từ phía Nhật Bản

1.4.1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội NhậtBản những năm đầu thế

Bước vào thế kỷ XXI Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế, các vấn đề chính trị - xã hội diễn ra phức tạp. Nhưng nhìn chung, Nhật Bản vẫn duy trì được tiềm lực kinh tế hùng mạnh và từng bước củng cố vị thế của mình ở khu vực cũng như trên thế giới.

Về kinh tế: Sau mấy thập niên phát triển ngoạn mục làm nên một nước

Nhật Bản “thần kỳ kinh tế”, cuối thế kỷ XX Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài chưa từng có trong lịch sử. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm chỉ đạt dưới 1%, có một số năm là chỉ số âm (năm 1997 là: -0.7%, năm 1998 là: -2,8%, năm 2001 là: -0,9%). Nền kinh tế Nhật Bản tiềm ẩn

nhiều nhân tố gây mất ổn định: sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường quốc tế, vị thế không chắc chắn của đồng Yên… Sau 13 năm đình trệ, tình trạng suy thoái của Nhật Bản mới được cải thiện. Song nhìn một cách tổng thể Nhật Bản vẫn là nước có tiềm lực kinh tế mạnh thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng đến năm 2011 đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đem lại sự chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành kinh tế của Nhật Bản. Sự chuyển dịch này theo hướng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt, là ngành du lịch chiếm 73,1% tổng giá trị sản phẩm quốc dân, ngành công nghiệp chiếm 25,7% còn ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1,2%. Tốc độ tăng trưởng, tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, dự trữ ngoại tệ, kim ngạch ngoại thương, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành, … đều đạt các con số xếp hạng cao trên thế giới. Nhật Bản không ngừng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngoại thương trở thành yếu tố quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng nhanh và khá đều đặn cho nền kinh tế Nhật Bản trong suốt thời gian qua.

Cho đến nay, Nhật Bản hiện có hàng nghìn tỷ USD dự trữ, năm 2014 có 1.264 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Năm 2010 GDP của Nhật Bản đạt 4,478 tỷ USD, đến năm 2013 đạt 5,960 tỷ USD. Tăng trưởng GDP hàng năm ước tính là: năm 2010 là 4,2%, năm 2011 giảm xuống còn -0,12%. Nguyên nhân GDP Nhật Bản giảm xuống là do đầu năm 2011 xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần ở miền Đông Bắc Nhật Bản, khiến cho nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Tuy nhiên sau đó Nhật Bản đã tập trung và khắc phục tình trạng này nên đến năm 2012 là -0,9%, năm 2013 GDP của Nhật Bản tăng 2%. Năm 2014 Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nên tốc độ tăng trưởng GDP là 0,3%. Đến năm 2015 tăng lên 1,1% và trong năm 2016 là 1,0% [69].Nhật Bản tập trung vào phát triển công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực: thiết bị điện tử, động cơ xe máy, ô tô, máy công cụ, thép, kim loại màu, hóa chất, dệt

may và các thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, nhiều công ty Nhật Bản đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất thế giới, tính đến năm 2010 Nhật Bản sở hữu 13,7% tài sản tài chính cá nhân của thế giới (lớn thứ 3 trên thế giới) với ước tính 13,5 nghìn tỷ USD. Nhật Bản là nước sản xuất ô tô lớn thứ 3 trên thế giới, Toyota hiện là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản như: Nisan, Honda, Suzuki và Mazda cũng được tính là một trong số nhà sản xuất ô tô lớn của thế giới. Nhật Bản có tỷ lệ nợ công cao nhất so với GDP của bất kì đất nước phát triển nào. Nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức đáng kể do lực lượng lao động đang suy giảm nghiêm trọng.

Ngành công nghiệp dịch vụ của Nhật Bản chiếm khoảng 3/4 tổng sản lượng kinh tế, bao gồm thương mại là ngành đóng góp lớn cho tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản bao gồm nhiều hoạt động đa dạng như bán buôn và bán lẻ, Ngân hàng, giải trí, bất động sản, du lịch … Về xuất khẩu của Nhật Bản, năm 2010 là 730,1 tỷ USD, năm 2012 là 750 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: xe máy, linh kiện bán dẫn, sắt thép, phụ tùng ô tô, vật liệu nhựa… Đối tác xuất khẩu chính là Mỹ (20,2%), Trung Quốc (17,5%), Hàn Quốc (7,1%), Hongkong (5,6%), Thái Lan (4,5%) (2015) [101]. Về kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, năm 2010 là 639,1 tỷ USD đến năm 2013 là 832,6 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính là: dầu khí, khí tự nhiên, hóa chất, than, dệt may, thiết bị nghe nhìn… Đối tác nhập khẩu chính của Nhật Bản là: Trung Quốc (24,8%), Mỹ (10,5%), Úc (5,4%), Hàn Quốc (4,1%) (2015) [100].

Nền kinh tế Nhật Bản với trình độ phát triển rất cao và sẵn sàng tham gia các tổ chức kinh tế, các hoạt động thương mại mang tính toàn cầu. Nhật Bản hiện đang là thành viên của các tổ chức thương mại như: APEC, WTO, OECD, G-20, G7 và nhiều tổ chức khác.

biến động nhưng Nhật Bản vẫn đang tiếp tục phát huy thế mạnh kinh tế của mình với vị trí nền kinh tế thứ 3 thế giới, là nước dự trữ ngoại tệ lớn và cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất thế giới. Vì vậy, sức mạnh kinh tế của Nhật Bản vẫn tiếp tục được khẳng định.

Tình hình chính trị - xã hội: Bước sang thế kỷ XXI tình hình chính trị

Nhật Bản đã trải qua nhiều cơn sóng gió. Chỉ trong vòng chưa đầy 6 năm khi nhiệm kỳ của Thủ tướng Koizumi kết thúc (2001 – 2006), nước Nhật đã phải đối mặt với hàng loạt biến đổi chính trị với sự ra đi của 5 đời Thủ tướng cùng nội các và liên tục thay đổi lãnh đạo của các chính đảng cầm quyền. Mỗi người mới lên lại đưa ra cam kết cải tổ, nhưng những đề xuất, Tuyên bố với hi vọng tạo ấn tượng lớn lại “bị chìm” trong hệ thống chính trị của Nhật Bản. Nhiệm kỳ cuối cùng của Đảng Dân chủ tự do (LDP) do Thủ tướng Taro Aso nắm quyền đã hoàn toàn thất bại trong việc giải quyết 3 vấn đề mà người dân Nhật Bản đặc biệt quan tâm là: kế hoạch cải tổ hệ thống Ngân hàng Tokyo; điều chỉnh địa ốc và cải tổ ngành Bưu chính. Uy tín của ông giảm sút nghiêm trọng và buộc rút khỏi chính trường trong vòng chưa đầy 1 năm nhiệm kỳ.

Ngày 30/8/2009 đã đi vào lịch sử Nhật Bản khi chứng kiến một cuộc thay đổi ngoạn mục về chính trị khi Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hạ viện, làm thay đổi cục diện chính trị vốn tồn tại nửa thế kỷ tại Nhật Bản với sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ tự do (LDP). Nhưng người dân Nhật Bản lại rất hào hứng đón nhận cục diện này vì họ muốn có một Chính quyền tốt đẹp hơn. Vì vậy, trọng trách to lớn đối với DPJ cầm quyền là phải vực dậy nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái trầm trọng, giảm tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao và đề ra các chính sách đưa Nhật Bản phát triển.

Trong thời gian cầm quyền ngắn ngủi của mình (9/2009 - 6/2010) ông Hatoyama đã không thực hiện được lời hứa cơ bản nhất đưa ra cho cử tri là: thứ nhất thành lập một Chính phủ trong sạch, chấn chỉnh lại những chi tiêu lãng phí

của Chính phủ tiền nhiệm; hai là đưa căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ra khỏi Okinawa đều đã không thực hiện được và ông đã từ chức để nhận trách nhiệm cho sự thất hứa đó. Thay thế ông là Bộ trưởng Tài chính Nato Kan. Tuy nhiên, sau 15 tháng cầm quyền thì uy tín của ông bị giảm sút và buộc phải quyết định rời khỏi chính trường. Một lần nữa, chiếc ghế dành cho người đứng đầu Chính phủ lại bỏ trống và vị Thủ tướng lần này được đảng cầm quyền chỉ định là ông Yoshihiko Noda. Như vậy là, trong vòng 3 năm kể từ khi DPJ lên nắm quyền thì nước Nhật đã phải thay 3 vị Thủ tướng. Tuy nhiên, thời gian cầm quyền của Thủ tướng Yoshihiko Noda cũng chỉ kéo dài đến tháng 12/2012, khi mà trong cuộc bầu cử thượng viện, liên minh cầm quyền giữa LDP và Đảng Công minh mới (NKP) của Thủ tướng Shizo Abe đã chiến thắng áp đảo. Ông ShinzoAbe lên nắm quyền, thực hiện nhiều kế hoạch táo bạo để vực dậy nền kinh tế của Nhật Bản, và đưa Nhật Bản trở lại vị trí một cường quốc thế giới.

Về đối ngoại, ngay sau khi tái đắc cử trở thành Thủ tướng Nhật Bản, ông ShinzoAbe đã có hàng loạt cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ và lãnh đạo một số nước khác trên thế giới, tiếp đó là một loạt các chuyến thăm chính thức của ông tới một số nước Đông Nam Á, Mỹ và nhiều nước khác. Chủ trương của ông là tăng cường mối quan hệ với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ, thúc đẩy hợp tác với các nước ASEAN, đối phó với sự trỗi dậy và thách thức an ninh từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, khẳng định vai trò và vị thế của Nhật Bản trong khu vực Đông Á nói riêng và trên trường quốc tế nói chung.

Bên cạnh những biến động chính trị, Nhật Bản cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Đó là tình trạng thất nghiệp gia tăng, kéo dài nhiều năm do suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, một vấn đề nan giải hơn đối với Nhật Bản là tình trạng già hóa dân số. Nhật Bản là nước có chỉ số tuổi thọ cao nhất thế giới, song lại đối mặt với tỷ lệ sinh rất thấp. Tình trạng này làm thay đổi cơ cấu dân số và gây ra hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc ở Nhật Bản.

Như vậy, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI đã trải qua nhiều biến đổi phức tạp, chính sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội thời gian qua là cơ sở hàng đầu để Nhật Bản tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Đó cũng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản từ năm 2009 đến năm 2016.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w