1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương
2.2. Hợp tácan ninh – quốc phòng
2.2.3. Hợp tác trong việc giải quyết một số vấn đề khu vực
Thế kỷ XXI được nhiều nhà nghiên cứunhận định là thế kỷ của đại dương và nước nào làm chủ được đại dương nước đó sẽ kiểm soát được các châu lục. Đặc biệt, trong bối cảnh trọng tâm thế giới đang chuyển dịch từ châu Âu sang châu Á – Thái Bình Dương thì ý nghĩa địa – chiến lược của các khu vực biển thuộc Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông và biển Hoa Đông được đánh giá cao. Thực tế, trong những năm đầu thế kỷ XXI, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hải đảo trên hai khu vực biển này đang diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của Nhật Bản. Với tầm quan trọng của biển Đông và biển Hoa Đông, Nhật Bản và Trung Quốc đã có những tranh chấp, va chạm lợi ích trong chính sách đối với hai khu vực này.
Vấn đề biển Hoa Đông: tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc đã xâm nhập
Bản đã mở chiến dịch truy đuổi tàu ngầm trên tại khu vực này. Song sau đó, vẫn có nhiều tàu nghiên cứu của Trung Quốc tiếp tục đột nhập vào vùng biển của Nhật Bản gần đảo Okinotori. Tháng 08/2005, Nhật Bản tố cáo Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Nhật Bản khi tập đoàn dầu khí của Trung Quốc khoan khí đốt tại Chunxiao trên biển Hoa Đông. Năm 2008 hai tàu thăm dò hải dương của Trung Quốc tiến sâu vào vùng biển phụ cận đảo Senkaku/Điếu Ngư thực hiện khảo sát, khiến Nhật Bản trở tay không kịp. Đến tháng 06/2008 sau thỏa thuận về hợp tác dầu khí ở khu vực biển Hoa Đông thì không khí căng thẳng đã giảm bớt. Tuy nhiên, sau đó vào ngày 15/02/2009 vùng biển này một lần nữa “dậy sóng” khi Nhật Bản triển khai tàu tuần tra PLH cùng máy bay trực thăng tại vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư. Ngay sau đó có thông tin rằng Trung Quốc sẵn sàng đáp trả một lần nữa, điều động tàu thăm dò hải dương tiến vào vùng biển này. Ngày 08/09/2010 tàu tuần tra Nhật Bản va chạm với một tàu cá Trung Quốc tại vùng biển quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư. Sau đó thuyền trưởng và toàn bộ thủy thủ của đoàn tàu Trung Quốc đã bị Nhật Bản bắt giữ đưa về đảo Ishigaki thuộc Okinawa. Vụ việc này dấy lên những phản ứng quyết liệt từ Trung Quốc, làm quan hệ hai nước đẩy lên mức căng thẳng cao. Vào ngày 23/11/2013 Bắc Kinh đã thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Qua hành động này Bắc Kinh nhấn mạnh yêu sách của mình là không chỉ kiểm soát quẩn đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà còn cả khu vực bao quanh, chồng lấn lên các ADIZ đã được thiết lập trước đó của Hàn Quốc và Đài Loan. Tháng 04/2014 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và sẽ “không có sự thỏa hiệp, nhượng bộ, thỏa thuận” trong vấn đề này. Điều này đã khiến quan hệ Nhật - Trung trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết dẫn đến nguy cơ bùng phát xung đột quân sự trên biển Hoa Đông.
đã có những động thái cụ thể cùng với Nhật Bản giải quyết vấn đề tranh chấp này. Ngày 25/11/2013, ngay sau khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, Mỹ đã điều hai máy bay B-52 bay vào khu vực này. Mỹ đã phản ứng một cách mạnh mẽ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel Tuyên bố rằng “quyết định của Trung Quốc sẽ không thay đổi cách thức hoạt động của Quân đội Mỹ trong khu vực”[58]. Ông cũng nhắc lại lập trường chính thức của chính quyền B. Obama rằng Mỹ sẽ ủng hộ Nhật Bản trong trường hợp có chiến tranh với Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 4/12/2013, theo Reuters, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủtịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tranh cãi quyết liệt về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông trong các cuộc hội đàm căng thẳng kéo dài tổng cộng khoảng 5 giờ rưỡi. Ông J.Biden khẳng định Washington không công nhận sự tồn tại của Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương thiết lập ở Hoa Đông và nhấn mạnh sự lo ngại sâu sắc của Mỹ và các nước khác trước nguy cơ đối đầu tại Đông Á.
Ngày 24/4/2014, trong chuyến công du châu Á, tại cuộc tọa đàm và họp báo chung với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ B. Obama nói: “Điều 5 (trong Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật) được áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát bao gồm quần đảo Senkaku. Đây không phải là lập trường mới, mà là lập trường từ trước đến giờ,…” [40]. Để cụ thể hóa những cam kết của hai bên, Nhật Bản và Mỹ đã có những hành động: Ngày 22/9/2014, lực lượng Mỹ và Nhật đã tiến hành một cuộc tập trận tấn công đổ bộ chung. Cuộc tập trận này cũng được thực hiện theo kịch bản tái chiếm một hòn đảo bị các lực lượng kẻ thù chiếm đóng. Tiếp đó, từngày 5 đến ngày 16/11/2014, các Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản cùngvới những binh lính Mỹ đóng tại Nhật tham gia một cuộc tập trận chung ở gần một hòn đảo thuộc quận Okinawa. Các bài diễn tập chiếm lại một hòn đảo ởxa là một phần trong cuộc tập trận chung
toàn diện giữa hai nước đồng minh Mỹ và Nhật Bản. Các lực lượng Không quân, Hải quân và Lục quân của cả hai nước đều tham gia vào cuộc tập trận. Theo ước tính, có đến 10.000 binh lính diễn tập trong cuộc tập trận quy mô chung giữa Nhật và Mỹ này. Cuộc tập trận chung Mỹ - Nhật Bản dựa trên kịch bản chiếm lại một hòn đảo diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nhật và nước láng giềng Trung Quốc đang nóng như lửa vì tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, sau thời gian lắng dịu trong
khoảng nửa thập niên đầu thế kỷ XXI, tình hình tại vùng biển này trở lại căng thẳng, nhất là từ năm 2009. Bắt đầu từ việc, lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công khai hóa “đường chữ U” (hay còn được gọi là “đường lưỡi bò”) trong báo cáo gửi lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (CLCS) ngày 7/5/2009.
Từ sau sự việc trên, Trung Quốc liên tục tăng cường sử dụng các biện pháp khác để hỗ trợ cho mục tiêu xác lập chủ quyền của mình. Điển hình là việc Trung Quốc đưa tàu tuần tiễu tiếp cận và yêu cầu tàu khảo sát địa chất Phillipines đang tiến hành nhiệm vụ ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) phải rời khỏi khu vực này (tháng 2/2011), tiếp đến là hai vụ cắt cáp đối với các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam tại khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 5 và ngày 9/6/2011. Đặc biệt, ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên hạđặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tạo nên sự căng thẳng, phức tạp tại khu vực này. Các động thái nêu trên của Trung Quốc đã đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của UNCLOS (1982) và Tuyên bố ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002 mà Trung Quốc đã ký kết, gây lo ngại cho các nước Đông Nam Á.
Trong bối cảnh Trung Quốcđang gia tăng hiện diện quân sự, liên minh Mỹ - Nhật Bản đã có những động thái củng cố an ninh trong khu vực. Mặc dù không
phải là những quốc gia có yêu sách tại biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ đều bày tỏ mối quan ngại về xu hướng tiêu cực ngày càng tăng tại khu vực, sựthiếu vắng những tiến bộ trong việc thực thi các cơ chế quản lý xung đột một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, Nhật Bản và Mỹ đã có những hoạt động ở đây nhằm “thể chế hóa” tranh chấp tại biển Đông.
Đầu tháng 07/2013, Mỹ và Nhật Bản đã hoàn toàn thống nhất về việc ủng hộ COC để ngăn chặn các xung đột tại biển Đông. Trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp tục đề cao nguyên tắc tự do hàng hải và không can thiệp vào các tranh chấp thì Nhật Bản cũng bày tỏ sự đồng tình. Masaru Sato, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Nhật Bản nhấn mạnh: “chúng tôi bày tỏ sự quan ngại đối với những căng thẳng đang diễn tiến tại biển Đông… Nhật Bản luôn kiên định mối quan tâm đến vấn đề này vì Nhật Bản là quốc gia có truyền thống hàng hải lâu đời”[104].
Đối với hành động và thái độ kiên quyết của Philippines trong việc “đưa vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông lên trước tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc” vào tháng 1/2013, Nhật Bản và Mỹ đều lên tiếng ủng hộ quyết định của Philippines. Liên minh này chia sẻ niềm tin mạnh mẽ vấn đề biển Đông chỉ có thểđược giải quyết nếu các bên tuân thủ UNCLOS. Trong chuyến thăm chính thức hai ngày đến Philippines vào tháng5/2013, Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đã nhấn mạnh rằng cả Nhật Bản vàPhilippines đều ủng hộ cho việc thúc đẩy các nguyên tắc của pháp luật. Trong chuyến thăm Philippines vào tháng 4/2014, Tổng thống B. Obama trấn an Philippines rằng Mỹ sẽ đứng sau đồng minh nếu như bị các thế lực nước ngoài tấn công, theo tinh thần hiệp ước phòng thủ giữa hai nước (ký năm 1951). Ông nói, các địch thủtiềm năng chớ ảo tưởng Mỹ hoặc Philippines sẽcô độc chống cự các cuộc tấn công xâm lược.
Sau sự kiện 2/5/2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản đều đã
có phản ứng khá mạnh mẽ [56]. Ngày 7/5/2014, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki Tuyên bố: “Quyết định của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan dầu cùng với nhiều tàu của Chính phủ lần đầu đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích và gây ra căng thẳng”. Phía Mỹ gọi đây là “hành động đơn phương” của Trung Quốc theo cách “làm giảm hòa bình và ổn định trong khu vực”, đồng thời bày tỏ lo ngại về “cách làm nguy hiểm” này [60]. Ngày 10/7/2014, Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết S.RES.412 về biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Nghị quyết khẳng định sựủng hộ của Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêurõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biểnĐông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002. Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, yêu cầu Chính phủTrung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Ngày 9/5/2014, trong cuộc họp báo tại Văn phòng Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu rằng “căng thẳng trong vùng gia tăng là kết quả của hành động Trung Quốc đơn phương thăm dò một diện tích biển với các ranh giới không xác định”. Ông bày tỏ lo lắng và “tin rằng Trung Quốc cần làm sáng tỏ cơ sở và chi tiết các hành động cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế biết” [89]. Tại diễn đàn an ninh quan trọng và uy tín nhất ở châu Á - Đối thoại Shangri-La 2014 diễn ra từ ngày 30/5 đến 1/6/2014, trong bài phát biểu của mình [97]. Thủ tướng Shizo Abe đã nhắc đến những hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, biển Hoa Đông, đồng thời khẳng định việc sửdụng vũ lực và đe dọa nhằm
thay đổi hiện trạng là hành động không thể biện hộ. Ông Abe cũng Tuyên bố rằng, Nhật Bản cam kết hỗ trợ hết mình cho Philippines và Việt Nam đểđảm bảo an ninh trên biển và trên không. Tiếp sau bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cáo buộc Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động gây bất ổn ở biển Đông và cảnh báo rằng, Mỹ sẽkhông làm ngơ khi những chuẩn mực quốc tế bị xâm phạm nghiêm trọng. Bộ trưởng Mỹ Hagel cũng khẳng định lập luận của Trung Quốc đang đe dọa đến tiến trình phát triển ở Đông Á. Phản ứng trước các bài phát biểu của lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ, Trung Quốc cho rằng, hai nước phối hợp với nhau để chống đối Trung Quốc [8].