Sửa đổiHiệp ước An ninh – Quốc phòng Mỹ – NhậtBản

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 63 - 68)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

2.2. Hợp tácan ninh – quốc phòng

2.2.2. Sửa đổiHiệp ước An ninh – Quốc phòng Mỹ – NhậtBản

Bản Hiệp ước Quốc phòng Mỹ - Nhật được thông qua lần đầu tiên năm 1978 nhằm cụ thể hóa việc phân công và chia sẻ trách nhiệm giữa Mỹ và Nhật trong việc đảm bảo an ninh của Nhật Bản theo tinh thần của Hiệp ước hợp tác và An ninh Mỹ - Nhật ký năm 1960. Tuy nhiên, sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản ngày càng lớn mạnh, trong khi khả năng của Mỹ suy giảm dần đã buộc hai nước phải có những điều chỉnh nhất định trong phương thức hợp tác quốc phòng. Trước những thách thức của thập niên đầu thế kỷ XXI, cùng quyết tâm của hai nước trong việc cải thiện mối quan hệ song phương, đảm bảo cho an ninh, hòa bình và lợi ích của liên minh Mỹ - Nhật, ngày 27/04/2015, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ B. Obama đã công bố bản “Định hướng hợp tác

Quốc phòng” mới. Cũng như lần điều chỉnh đầu tiên vào năm 1997, nguyên

xuất phát từ việc Nhật Bản muốn tăng cường vai trò an ninh, chính trị của mình trong liên minh với Mỹ. Trong khi đó, Chính quyền Tổng thống B. Obama cũng muốn có sự thay đổi theo chiều hướng cân bằng hơn trong hợp tác quốc phòng với Nhật Bản nhằm phục vụ cho chính sách “tái cân bằng”, chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Bản Định hướng hợp tác Quốc phòng Mỹ - Nhật được giới phân tích quốc tế nhận định rằng sự thay đổi trong tính chất của liên minh Mỹ - Nhật Bản dưới thời Tổng thống B. Obama là “sâu rộng”, “có tính lịch sử”, “chưa từng có”. Trong bản Định hướng sửa đổi công bố ngày 27/4/2015, hai bên khẳng định:

Mục tiêu của bản Định hướng hợp tác Quốc phòng Mỹ - Nhật là để đảm

bảo an ninh và hòa bình của Nhật Bản trong mọi tình huống và thúc đẩy một khu vực châu Á - Thái Bình Dương ổn định, hòa bình và thịnh vượng; xa hơn nữa, hợp tác an ninh và quốc phòng song phương nhấn mạnh: phản ứng một cách cụ thể, mạnh mẽ, linh hoạt, hiệu quả; sử dụng sức mạnh tổng hợp thông qua các chính sách an ninh quốc gia của Chính phủ hai nước; thông quamột liên minh thống nhất; hợp tác với khu vực và các đối tác khác, cũng như các tổ chức quốc tế; và tính chất toàn cầu của liên minh Mỹ - Nhật Bản[105].

Theo thỏa thuận, Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục củng cố liên minh Mỹ - Nhật. Mỗi nước sẽ duy trì thế trận quốc phòng dựa trên chính sách an ninh quốc gia của mình. Nhật Bản sẽ có khả năng phòng thủ trên cơ sở của “Chiến lược an ninh quốc gia” và “Hướng dẫn Chương trình Quốc phòng quốc gia”. Trong khi đó, Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng khả năng đảm bảo an ninh để bảo vệ Nhật Bản, baogồm cả việc sử dụng sức mạnh hạt nhân của Mỹ khi cần thiết. Mỹ cũng sẽtiếp tục triển khai lực lượng chiến đấu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và duy trì khả năng củng cố các lực lượng nhanh chóng.

Về phạm vi, khác với Phương châm hợp tác Quốc phòng 1997, Định

của các lực lượng vũ trang của Nhật Bản và Mỹ, thì phạm vi hợp tác của liên minh này được mở rộng. Liên minh Mỹ - Nhật Bản không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi của Nhật Bản, khu vực lân cận (khu vực châu Á - Thái Bình Dương) mà là trên phạm vi toàn cầu.

Theo Định hướng hợp tác mới năm 2015, việc phối hợp phòng vệ giữa Nhật Bản và Mỹ cũng được chia làm năm trường hợp (trước đây là 3 trường hợp) đó là: Hợp tác trong điều kiện hòa bình; Phản ứng với các mối đe dọa đang nổi lên để đảm bảo an ninh và hòa bình của Nhật Bản; Hợp tác khi có một tấn công vũ trang chống lại Nhật Bản; Hợp tác trong một cuộc tấn công vũ trang chống lại một quốc gia khác ngoài Nhật Bản; Hợp tác trong giải quyết một thảm họa quy mô lớn ở Nhật Bản. Cụ thể:

Hợp tác trong điều kiện hòa bình: Để đảm bảo việc duy trì hòa bình và an

ninh của Nhật Bản, chính phủ hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả thông qua các nỗ lực ngoại giao, tăng cường răn đe và khảnăng của liên minh Mỹ - Nhật Bản. Lực lượng tự vệ và các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ tăng cường khả năng tương tác, sẵn sàng, và cảnh giác để chuẩn bị chomọi tình huống có thể, cùng với các lực lượng của Nhật Bản để đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ.

Phản ứng với các mối đe dọa đang nổi lên để đảm bảo an ninh và hòabình của Nhật Bản: Liên minh sẽ phản ứng với các tình huống có ảnhhưởng

quan trọng đối với hoà bình và an ninh của Nhật Bản. Tình huống như vậy không thể được xác định về mặt địa lý. Tất cả các biện pháp sẽ được sửdụng, tuy nhiên phải phù hợp với luật lệ và quy định của hai nước, trong những hoàn cảnh mà chưa lên tới một tình huống như vậy. Phát hiện sớm và giải quyết, kiên quyết đưa ra quyết định về hành động song phương sẽ góp phần răn đe và không để leo thang của tình huống như vậy. Ngoài việc tiếp tục các biện pháp hợp tác từ thời bình, chính phủ hai nước sẽ theo đuổi tất cảnhững con đường, bao gồm cả

những nỗ lực ngoại giao, để đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản. Bằng cách sửdụng các cơ chế điều phối liên minh, hai chính phủ sẽ có biện pháp bổ sung, dựa trên quyết định của mình.

Hợp tác khi có một cuộc tấn công vũ trang chống lại Nhật Bản: Đây là một khía cạnh cốt lõi của an ninh Mỹ - Nhật Bản và hợp tác quốc phòng.

Khi một cuộc tấn công vũ trang chống lại Nhật Bản được dự đoán, hai Chính phủ sẽ thực hiện các bước để ngăn chặn các cuộc tấn công vũ trang và không để leo thang tình hình, trong khi chuẩn bị cần thiết cho việc phòng thủcủa Nhật Bản.

Khi một cuộc tấn công vũ trang chống lại Nhật Bản xảy ra, Chính phủhai nước sẽ tiến hành các hoạt động song phương phù hợp để đẩy lùi nó ở giai đoạn sớm nhất có thể và để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công hơn nữa. Hai Chính phủcũng sẽ có biện pháp cần thiết.

Hợp tác trong một cuộc tấn công vũ trang chống lại một quốc gia khác ngoài Nhật Bản: Đây là khía cạnh mới, giúp mở rộng phạm vi hoạt động của

Quân đội Nhật Bản, thay vì thụ động nhận sự giúp đỡ từ Mỹ, Nhật Bản sẽ có những hành động để bảo vệ Mỹ hoặc một nước thứ ba trước một cuộc tấn công vũ trang, mà phù hợp phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng đầy đủchủ quyền, hiến pháp tương ứng và pháp luật của quốc gia đó. Như vậy, NhậtBản đã khôi phục lại “quyền tự vệ tập thể toàn diện”, nên tính “răn đe” của liên minh Mỹ - Nhật lại tăng lên nhiều.

Trong tình huống này, Nhật Bản và Mỹ sẽ hợp tác cho phù hợp với các nước khác có hành động để đáp ứng với các cuộc tấn công vũ trang. Lực lượng tự vệ sẽ tiến hành các hoạt động phù hợp liên quan đến việc sử dụng vũ lực để đối phó với những tình huống mà một cuộc tấn công vũ trang chống lại một quốc gia nước ngoài đó, trong một mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản xảy ra và kết quả là, đe dọa sự sống còn của Nhật Bản và đặt ra một mối nguy hiểm rõ

ràng để lật đổ về quyền cơ bản của người dân được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, đểđảm bảo sự sống còn của Nhật Bản, và để bảo vệngười dân của mình.

Hợp tác trong giải quyết một thảm họa quy mô lớn ở Nhật Bản: Vấn đề

này là vấn đề mới được nêu ra trong Định hướng hợp tác quốc phòng Nhật - Mỹ 2015. Với sự biến chuyển của các vấn đề toàn cầu, thì xuất hiện những nguy cơ, thách thức mới đe dọa đến an ninh Mỹ - Nhật Bản mà cần có sự hợp tác.

Khi một thảm họa quy mô lớn diễn ra tại Nhật Bản, nước này sẽ chịu trách nhiệm chính cho ứng phó với thiên tai. Lực lượng tự vệ phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương và người dân tiến hành các hoạt động cứu trợ thiên tai. Một thảm họa quy mô lớn có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh của Nhật Bản, đồng thời tác động đến hoạt động của các lực lượng vũ trang Mỹ ở Nhật Bản, Mỹ dựa trên tiêu chí riêng của mình, sẽ cung cấp hỗ trợ thích hợp cho các hoạt động của Nhật Bản. Các hoạt động có thểbao gồm: việc tìm kiếm và cứu hộ, vận chuyển, cung cấp, dịch vụ y tế, nâng cao nhận thức và đánh giá sự việc, dự báo các tình huống có thể xảy ra. Chính phủ hai nước sẽ phối hợp hoạt động thông qua cơ chế điều phối chung của liên minh.

Để nâng cao hiệu quả hợp tác của lực lượng vũ trang trong các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai ở Nhật Bản, hai chính phủ sẽlàm việc với nhau chặt chẽ, kể cả thông qua việc chia sẻ thông tin. Ngoài ra, các lực lượng vũ trang Mỹ cũng có thể tham gia vào các hiểm họa thiên tai liênquan, qua đó sẽ làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau trong việc ứng phó với thiên tai quy mô lớn [8; Tr. 75-78].

Có thể thấy, điểm nổi bật của bản Định hướng sửa đổi này là Mỹ tái khẳng định cam kết bảo đảm an ninh tuyệt đối cho Nhật Bản và mở rộng đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nội dung tăng cường răn đe cũng nằm trong bản Định hướng sửa đổi lần này, bao gồm tất cả các khả năng, kể cả các lực lượng hạt nhân của Mỹ. Đồng thời, bản Định hướng mới này cũng làm thay đổi căn

bản tính chất của liên minh quân sự Mỹ - Nhật Bản. Từ bản chất là một liên minh song phương, chỉ đảm bảo cho an ninh Nhật Bản và các khu vực lân cận, liên minh Mỹ - Nhật Bản đã trở thành một liên minh mang tính toàn cầu với các hoạt động hợp tác, phối hợp hành động được mở rộng trên toàn thế giới, bao gồm cả lĩnh vực vũ trụ và không gian mạng. Nhật Bản đang chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu mạng lưới an ninh của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay, cũng như có vai trò và trách nhiệm quân sự lớn hơn ở khu vực cũng như trên thế giới.

Như vậy, với những nỗ lực của hai bên, sự ra đời của bản Định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật Bản đã thêm một lần nữa củng cố được mối quan hệ an ninh - chính trị giữa hai quốc gia này. “Bước chuyển lịch sử” của liên minh Mỹ - Nhật Bản được nhận định là nhằm phục vụ chiến lược “tái cân bằng” châu Á của Chính quyền B. Obama cũng như mục tiêu “nước lớn quân sự” của Chính quyền Shinzo Abe.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w