Tình hình khu vực châu Á– TháiBình Dương

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 28 - 31)

1.1 .Nhân tố lịch sử, địa – chính trị

1.1.2 .Vị trí của NhậtBản trongchính sách đối ngoại của Mỹ

1.2. Nhân tố thế giới và khu vực

1.2.2. Tình hình khu vực châu Á– TháiBình Dương

Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã có tác động sâu sắc đến tình hình an ninh – chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Không còn đối đầu ý thức hệ giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa do Liên Xô và Mỹ đứng đầu, tình hình an ninh – chính trị của khu vực có chiều hướng ổn định hơn, quan hệ các nước đi vào hòa hoãn, cùng tồn tại hòa bình. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động và phát triển, xu thế tăng cường hợp tác để phát triển trở thành xu thế chủ đạo, thúc đẩy các nước từng đối đầu trong Chiến tranh lạnh thiết lập hoặc bình thường hóa quan hệ với nhau, đi vào hợp tác phát triển kinh tế. Tất cả các nước đã có những điều chỉnh chiến lược nhất định: Mỹ từ chỗ coi trọng an ninh quân sự sang coi trọng kinh tế, tăng cường vai trò của các đồng minh của mình tại khu vực này. Liên Xô sụp đổ, nước Nga thay thế, quan hệ Trung Quốc và Nga cũng đã có nhiều cải thiện rõ rệt. Đây là tiền đề, cơ sở để thúc đẩy khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động.

địa bao gồm nhiều nước châu Mỹ và châu Á ven biển Thái Bình Dương. Đây là khu vực có vai trò quan trọng và chi phối đối với sự phát triển nhiều mặt của thế giới trong nửa sau thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI: hội tụ hàng loạt cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc với tiềm lực và ảnh hưởng to lớn trên thế giới về chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, dân số.

Trong chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI Mỹ đã xác định khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng an ninh quốc gia của nước Mỹ. Thực tế ở khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. Vì vậy, đây là nơi đang tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi ích có tính chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia Mỹ, đặc biệt những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu vực này về chính trị và kinh tế.

Bước sang thế kỷ XXI khu vực châu Á – Thái Bình Dương có những thay đổi mang tính căn bản:

Thứ nhất, sức mạnh chính trị và tốc độ phát triền kinh tế của khu vực

này tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới và ngày càng trở thành đầu tàu chính của kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của châu Á trong 10 năm qua đã liên tục vượt qua mức trung bình của toàn cầu.

Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc một mặt đã đem đến cơ hội để kinh

tế các nước xung quanh phát triển, mặt khác lại làm cho các nước này cảm thấy lo ngại trước sự canh tranh gay gắt, thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện.

Thứ ba, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á – Thái Bình

Dương không ngừng tăng lên. Sự thay đổi các tổ chức phi Chính phủ đối với vũ khí hủy diệt hàng loạt và việc triền khai hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ ở khu vực này đều có khả năng dẫn đến cuộc chay đua vũ trang ở khu vực châu Á –

Thái Bình Dương thêm gay gắt.

Thứ tư, cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng tăng làm cho khả

năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng có phần tăng lên, cho dù để điều đó trở thành hiện thực còn là câu chuyện của tương lai.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng hứa hẹn sự phát triền vượt bậc tại châu Á – Thái Bình Dương đang diễn ra quá trình hợp tác đan xem, trong đó nổi lên là sự tranh giành ảnh hưởng quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, trong điều kiện tại đây chưa có một cơ chế đa phương thống nhất về an ninh tập thể; hệ thống an ninh, chính trị - quân sự dựa chủ yếu trên các Hiệp định và thỏa thuận song phương, như: Hiệp ước An ninh Nhật – Mỹ, Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ- Hàn, thỏa thuận giữa các nước tham gia khối ANZUS (Australia, New Zealand và Mỹ). Do đó, các tổ chức khu vực thường có xu hướng kết hợp các mục đích kinh tế với lợi ích an ninh. Châu Á – Thái Bình Dương hiện đang tồn tại các “điểm nóng” ở eo biển Đài Loan, Đông Bắc Á, Biển Đông, eo biển Malacca…; trong đó, tiềm ẩn nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ; mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo; tình hình chính trị nội bộ bất ổn trong từng nước riêng lẻ; nạn khủng bố; cướp biển; buôn lậu vũ khí, ma túy và di dân bất hợp pháp. Trong bối cảnh còn nhiều phức tạp, các nước châu Á – Thái Bình Dương đang tập trung hiện đại hóa quân đội và tăng cường sức mạnh quốc phòng. Tổng chi phí quân sự của các nước trong khu vực gần tương đương với chi phí quân sự của tất cả các nước thuộc liên minh châu Âu. Tại châu Á – Thái Bình Dương tập trung 8 quốc gia có lực lượng quân sự với số quân đông nhất thế giới, gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc, Pakistan…, chiếm 23% thị trường vũ khí thế giới.

Như vậy, cùng với sự thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị, các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có những điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình nhằm tranh thủ điều kiện mở rộng quan hệ và phát triển đất

nước. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước châu Á ở thế kỉ XXI đã làm thay đổi vị thế của các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ vẫn là siêu cường toàn diện của thế giới và tầm ảnh hưởng của Mỹ trên chính trường quốc tế vẫn không thay đổi. Tuy vậy tại khu vực châu Á, Mỹ đang dần có những động thái nhẹ nhàng hơn và ngày càng phải nhân nhượng các nước này về mậu dịch, thuế quan. Trong khi đó, Nga đang dần lấy lại vị thế của mình ở khu vực cũng như trên trường quốc tế. Bước sang thế kỉ XXI, Nga đã có những chính sách quan tâm đến châu Á - Thái Bình Dương. Những thay đổi trong chính sách của các nước cho thấy tầm ảnh hưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang lan tỏa khắp thế giới. Chính sự phát triển đầy phức tạp của tình hình khu vực đã ảnh hưởng lớn đến sự vận động của quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w