Hợp tác về vũ khí, quốc phòng

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 57 - 63)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

2.2. Hợp tácan ninh – quốc phòng

2.2.1. Hợp tác về vũ khí, quốc phòng

Nhật Bản là một quốc gia nằm ở khu vực địa - chính trị mà trong đó có Trung Quốc đang trỗi dậy, Hàn Quốc cũng đang trên đà phát triển mạnh, đặc biệt là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có tiềm lực quân sự và hạt nhân, rõ ràng Nhật Bản vẫn rất cần hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực an ninh và quân sự. Mối quan hệ với Washington được ví như chiếc “ô quân sự” bảo vệ an ninh cho Tokyo. Hiện nay, tại lãnh thổ Nhật Bản chỉ còn 10 căn cứ quân sự với gần 40.000 binh sĩ Mỹ, riêng căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Okinawa có 20.000 quân Mỹ.

Trước tình hình an ninh – quốc phòng khu vực và thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, Chính phủ hai nước thường xuyên có các cuộc họp thượng đỉnh và cuộc họp cấp Bộ trưởng nhằm trao đổi hợp tác. Tại cuộc họp cấp Bộtrưởng giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel, Ngoại trưởng Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera tháng 3/2013, nhiều điểm nóng an ninhnhư Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Iran đã được thảo luận trong chươngtrình nghị sự[74]. Cũng trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Hagel đã có cáccuộc hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Ngoại trưởng FumioKishida để bàn các vấn đề

liên quan đến tầm quan trọng của việc cải thiệnquan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ BarackObama vào cuối tháng 4 và khả năng Chính phủ Nhật Bản trao cho Lực lượng phòng vệ nước này quyền thực thi hoạt động phòng vệ tập thể, trong đó có việctrợ giúp Mỹ nếu đồng minh này bị tấn công. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vàcác quan chức cấp cao Nhật Bản cũng thảo luận về biện pháp đối phó với việcTrung Quốc đơn phương Tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) baotrùm cả chuỗi đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông [6]. Lãnh đạo hai bên cũng đãkhẳng định phương châm tăng cường quan hệ đồng minh thông qua hợp tácan ninh, đồng thời quyết tâm thúc đẩy hợp tác trên diện rộng, trong đó cóviệc xem xét lại nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nhật tháng 4/2015, hai bên nhất trí mở rộng và tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực bao gồm phòng thủ tên lửa đạn đạo, không gian ảo và không gian. Nhật Bản và Mỹ cũng đã hợp tác chặt chẽ trong việc tái cơ cấu lực lượng Mỹ tại Nhật Bản (USFJ), bao gồm việc tái bố trí của không lực thủy quân lục chiến Mỹ (MCAS) tại Futenma và việc di dời thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinawa tới Guam.

Thông qua các chuyến thăm cấp cao, Mỹ và Nhật Bản còn đưa ra những Tuyên bố chung nhằm khẳng định sự mở rộng liên minh, xác định các mục tiêu chiến lược cho hai nước và định hướng triển khaicác lực lượng quân sự. Hai bảnTuyên bố chung tháng 6/2011 và tháng 4/2012 đều khẳng định sự mở rộng liên minh gắn liền với hợp tác quốc phòng hiệu quả cả về chiều sâu và chiều rộng [78].

Bên cạnh đó, trước tình hình mâu thuẫn giữa Nhật Bản với các quốc gia Đông Á vềlãnh thổ ngày càng trở nên căng thẳng, Washington cũng thể hiện lập trường rõ ràng hơn và tuyên bố liên minh quốc phòng Mỹ - Nhật có hiệu lực với các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 4/2014, Tổng thống B. Obama cho rằng: “Chuỗi đảo Senkaku thuộc quyền quản

lý của Nhật Bản, vì vậy nằm trong phạm vi bảo vệ của Điều 5, Hiệp ước An ninh và hợp tác Mỹ - Nhật” [4]. Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera đã thảo luận về khả năng thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương cũng như lên phương án thực hiện kế hoạch tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Hải quân Mỹ tại Okinawa theo Hiệp định đã ký giữa hai bên. Hai bên cũng nhất trí sửa đổi nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương 2013, quy định chi tiết vai trò của quân đội Mỹ và lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong các tình huống khẩn cấp. Hai bên cũng bàn về các vấn đề liên quan đến việc cải thiện quan hệ Nhật - Hàn, về khả năng Tokyo trao cho lực lượng Phòng vệ Nhật Bản quyền thực thi hoạt động phòng vệ tập thể, trong đó có việc trợ giúp Mỹ nếu đồng minh này bị tấn công [8; Tr. 47-48].

Trong lĩnh vực hợp tác sản xuất và mua bán vũ khí, Nhật Bản luôn là một

khách hàng qua trọng đối với những thiết bị quốc phòng do Mỹ sản xuất. Nhật Bản cũng sử dụng các loại vũ khí và trang bị giống với Mỹ hơn bất kì nước nào khác. Trong thời gian qua, Nhật Bản đã thực hiện thành công khoảng 625 thương vụ mua bán vũ khí theo phương thức FMS với Mỹ, với tổng giá trị hơn 6 tỷ USD. Các công ty quốc phòng của Nhật Bản cũng sản xuất một số thiết bị quân sự theo như giấy phép từ Mỹ, kể cả những hệ thống phức tạp như máy bay chiến đấu F-15, và những trang bị khác được mua nguyên chiếc từ các công ty Mỹ. Trong những năm gần đây, Mỹ và Nhật Bản thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng và hợp tác sản xuất các hệ thống vũ khí. Hai nước đã cùng nhau phát triển phiên bản mới nhất của một hệ thống tên lửa đạn đạo đánh chặn phóng từ biển SM-3 IIA. Đây là một phần trong kế hoạch nhằm bắn hạ tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, cho đến trước khi sửa đổi ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản đã thông qua Mỹ để bán vũ khí, trang thiết bị quân sự mà hai nước cùng nghiên cứu phát triển cho nước thứ ba.

Tháng 12/2011 Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng những điều kiện tự hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí có từ những năm 1960, mở đường cho những dàn xếp khác về hợp tác sản xuất vũ khí “ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí (được gọi là 3Ps) vốn ra đời phòng ngừa việc chuyển giao vũ khí sang các quốc gia cộng sản, các nước bị áp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và các quốc gia dính lứu hoặc có xu hướng dính lứu đến các xung đột quốc tế” [3]. Năm 2013, Nội các của Thủ tướng ShinzoAbe cũng đã quyết định mở rộng hơn nữa những trường hợp ngoại lệ với nguyên tắc 3Ps, để cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào sản xuất các bộ phận của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 theo giấy phép của Mỹ. Nội dung hợp tác sản xuất chi tiết vẫn đang được thảo luận nhưng việc tham gia vào quá trình sản xuất chiến đấu cơ F-35 sẽ tạo ra động lực phát triển cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cũng lên kế hoạch mua 42 chiếc F-35 của Mỹ với tổng chi phí gần 10 tỷ USD, bao gồm các dịch vụ đi kèm như: thiết bị hậu cần, phụ tùng ban đầu, đào tạo dịch vụ… Theo đó 4 chiếc F-35 sẽ đến Nhật Bản trong đợt giao hàng đầu tiên vào tháng 3/2017.

Một trong những khía cạnh phát triển nhất của hợp tác an ninh quốc phòng song phương Mỹ - Nhật Bản giai đoạn này là hợp tác phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hai nước hợp tác chặt chẽ và cùng nhau tiến hành các dự án nghiên cứu ngay từ những chương trình phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên trong những năm 1980. Tháng 6/2015, Bộ Quốc phòng Nhật Bản và cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ đã lần đầu tiên phóng thử thành công tên lửa SM-3 Block IIA ngoài khơi bang Califonia. Việc triển khai tên lửa SM-3 Block IIA trên các khu trục lớp Atago sẽ giúp Nhật Bản tăng cường khả năng để đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và kiểm soát tốt các khu vực chủ quyền lãnh hải quốc gia, đặc biệt là vùng quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc. Năm 2016, hai nước tiếp tục hợp tác khăng khít trong việc phát triển hệ thống phòng

thủ, bao gồm thế hệ mới của tên lửa đánh chặn trên biển SM-3 Block IIA.

Bên cạnh các nội dung hợp tác nói trên, việc hợp tác trong hoạt động huấn luyện, tập trận chung cũng được xem là một khía cạnh hợp tác thành công khác của liên minh quân sự Mỹ - Nhật dưới thời Tổng thống B. Obama. Là những đồng minh thân thiết của nhau, Mỹ và Nhật Bản thường xuyên có các cuộc diễn tập chung được chia thành hai loại là diễn tập chiến đấu thực tế và diễn tập cơ quan chỉ huy. Hai nước đã nâng cấp quy mô và chất lượng các cuộc diễn tập chung, đồng thời mở rộng phạm vi diễn tập với các đồng minh và đối tác khác trong khu vực nhằm cải thiện khả năng phòng vệ chung, tạo ra đối trọng về quân sự với Trung Quốc.

Cuộc tập trận chung Keen Sword (kiếm sắc) được tổ chức tháng 11/2014 có sự tham gia của toàn bộ ba quân chủng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Mỹ cùng những loại vũ khí siêu hiện đại được đánh giá là hoạt động diễn tập nổi bật nhất và trở thành “hòn đá thử vàng” nhất thể hóa của liên minh quân sự Mỹ và Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên, Mỹ điều động hai loại máy bay chiến đấu tàng hình tối tân nhất là F-22 và F-35 tiến hành huấn luyện không chiến, phối hợp với tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington của Hải quân Mỹ và tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Cuộc tập trận này diễn ra ở các đảo Tây Nam của Nhật Bản với nội dung chính là diễn tập tác chiến chống đổ bộ chiếm đảo. Thông qua cuộc diễn tập, Mỹ phô diễn năng lực quân sự của mình nhằm thị uy sức mạnh với Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên, còn Nhật Bản khiến Trung Quốc phải e ngại hơn trong mối quan hệ đối đầu căng thẳng với Nhật Bản xung quanh vấn đề chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư.

Tháng 9/2015, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật an ninh mới, mở đường cho các hoạt động tập trận đa phương rầm rộ của Hải quân Nhật Bản với Mỹ và các đối tác. Nhật Bản tiếp tục tham gia cuộc diễn tập hải quân liên hợp

Malabar trên biển Ấn Độ Dương với Mỹ từ ngày 14 đến ngày 19/10/2015. Trong cuộc diễn tập này, bên cạnh các hệ thống khí tài quân sự hùng hậu, hiện đại của Mỹ và Ấn Độ, Nhật Bản cũng cử một hạm đội hỗn hợp gồm cả hàng không mẫu hạm, tàu tuần dương, tàu tên lửa và tàu ngầm tham gia cuộc diễn tập nhằm biểu dương sức mạnh của Hải quân Nhật Bản. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo trên biển Đông bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế và khu vực. Tiếp đó, vài ngày sau khi Mỹ cử tàu khu trục tên lửa tuần tra an ninh hàng hải gần một đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép, Hải quân Mỹ và Nhật Bản đã khởi động cuộc tập trận chung đầu tiên trên biển Đông kéo dài gần hai tuần từ ngày 29/10 đến ngày 10/11/2015. Như vậy, có thể thấy, với Luật an ninh mới vừa được thông qua của Nhật Bản, các hoạt động chung của liên minh quân sự Mỹ - Nhật ở vùng biển này sẽ ngày càng được tăng cường trong thời gian tới. Năm 2016, Mỹ cũng đã xem xét mời Nhật Bản tham gia vào các hoạt động tuần tra chung về an ninh hàng hải và hàng không ở biển Đông.

Ngoài ra, hợp tác an ninh quân sự Mỹ - Nhật Bản còn được thể hiện qua việc chia sẻ gánh nặng an ninh với Mỹ tại khu vực và thế giới. Bên cạnh việc tích cực hỗ trợ quản trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Á, Nhật Bản còn cung cấp hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ tại khu vực, tiếp tục chi khoảng 2 tỷ USD mỗi năm cho lực lượng quân đội và các trang thiết bị quân sự của Mỹ tại quốc đảo này. Nhật Bản đã góp phần chia sẻ gánh nặng tái cân bằng quan hệ của Mỹ trong quan hệ với các nước ASEAN khi cho phép sử dụng ODA của nước này để hỗ trợ các lực lượng quân sự nước ngoài trong các chiến dịch phi quân sự, tăng cường sự hiện diện ngoại giao và an ninh của Nhật Bản ở Đông Nam Á. Trong khi đó, Mỹ cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ khoản chi phí di dời ước tính khoảng 6 tỷ USD để chuyển 8.000 quân từ Okinawa tới căn cứ mới trên đảo Guam. Với những điều chỉnh trong chính sách

quốc phòng, Nhật Bản sẽ hỗ trợ và chia sẻ nhiều hơn nữa trách nhiệm an ninh với Mỹ ở khu vực cũng như trên thế giới.

Như vậy, có thể thấy thông qua những nỗ lực thúc đẩy hợp tác an ninh quân sự Mỹ - Nhật Bản, cả hai nước đều chứng tỏ được vị thế, vai trò ngày càng quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh ở khu vực. Liên minh Mỹ - Nhật Bản được củng cố và mở rộng đã gia tăng khả năng ngăn chặn và kiểm soát các nguy cơ an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Bên cạnh những lợi ích chung, Mỹ và Nhật Bản cũng đạt được những mục tiêu, lợi ích riêng trong việc thúc đẩy hợp tác an ninh quân sự. Với Mỹ, thúc đẩy hợp tác an ninh quân sự với Nhật Bản sẽ giúp Mỹ chia sẻ phần nào gánh nặng chi phí quốc phòng, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng của Mỹ bị cắt giảm nặng nề. Với Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác quân sự với Mỹ giúp nước này đảm bảo được an ninh quốc gia trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực ngày càng bất ổn.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w