Chính sách đối ngoại của NhậtBản

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 46 - 52)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

1.4. Nhân tố từ phía Nhật Bản

1.4.2. Chính sách đối ngoại của NhậtBản

Chiến tranh lạnh kết thúc khiến cục diện của trật tự thế giới bị xáo trộn lại. Sự lộ diện của những khoảng trống quyền lực cùng sự mất an toàn do “thế cân bằng” bị phá vỡ khiến Nhật Bản buộc phải xem xét lại vị thế của mình. Sau những bước phát triển thần kỳ và liên tục trong nhiều thập kỷ, cộng với sự lệ thuộc vào Mỹ, Nhật Bản được ví như “một người khổng lồ kinh tế” nhưng lại là “chú lùn chính trị”. Một sự khập khiễng giữa khả năng và hiện thực không làm thỏa lòng người Nhật. Đặc biệt sau Chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế càng làm cho trọng lực của cán cân quốc tế nghiêng về những quốc gia có tiềm lực về kinh tế. Nắm bắt được xu thế này cộng với khát vọng ấp ủ bấy lâu đã thôi thúc Nhật Bản tiến hành một bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình.

Sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản hướng tới một “quốc gia bình thường”. Ý nghĩa cơ bản của nó được giải thích: quốc gia bình thường là quốc gia có quân đội riêng, có nền chính trị tự chủ, có tiếng nói cũng như trách nhiệm trước các vấn đề quốc tế, và có một vị thế tương xứng với tiềm lực kinh tế trong cán cân quyền lực thế giới. Tuy nhiên, con đường Nhật Bản trở thành “quốc gia bình thường” còn nhiều khúc quanh co bởi những hạn chế từ hiến pháp, sự suy thoái của nền kinh tế trong những năm gần đây và sự cạnh tranh, kiềm chế của các đối thủ như Mỹ, Nga, Trung Quốc và Tây Âu. Nhận thức rõ những lực cản này, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình theo ba hướng – còn được gọi là chính sách “đa phương vị”:

Thứ nhất, duy trì và nâng cấp Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật và tăng cường

với các nước phương Tây trong nhóm G7.

Thứ hai, quay trở lại châu Á nhằm giành vai trò chủ đạo ở khu vực.

Thứ ba, tham gia hợp tác tích cực trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, gánh

trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu và giành ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an của tổ chức này.

Chiến tranh lạnh kết thúc không kéo theo sự chấm dứt của liên minh Mỹ - Nhật. Một liên minh vững chắc và bình đẳng với Mỹ là cơ sở quan trọng để Nhật Bản hướng tới các mục tiêu đối ngoại khác. Thứ nhất, dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ, Nhật Bản sẽ không ngừng tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh này nhằm tranh giành một ghế trong Hội đồng Bảo an; thứ hai, liên minh sẽ giúp Nhật Bản tự tin hơn trên con đường chinh phục châu Á với đối thủ có cùng mục tiêu là Trung Quốc. Dĩ nhiên, điều này chỉ là một trong những điều kiện cần, quan trọng hơn vẫn là sự ủng hộ của cộng đồng châu Á, trong đó có Đông Nam Á với hơn 10 quốc gia thuộc tổ chức ASEAN.

Nhu cầu đóng vai trò chủ đạo ở châu Á có thể coi là một trong ba trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Trong Chiến tranh lạnh, Nhật Bản thi hành chính sách “thoát Á, nhập Âu”, tự coi mình là thành viên của phương Tây. Chiến tranh lạnh kết thúc, ranh giới giữa các quốc gia không còn là ý thức hệ mà là sức mạnh kinh tế. Nhận thấy tiềm năng to lớn của châu Á, ngay từ đầu thập niên 90, Nhật Bản đã có chính sách quay trở lại châu Á mong muốn tìm kiếm vai trò chủ đạo ở khu vực này trước hết bằng các chính sách đầu tư, buôn bán, viện trợ nhằm duy trì vai trò chủ đạo kinh tế. Từ mục tiêu kinh tế, nước này hướng sang mục tiêu chính trị - an ninh bằng sáng kiến an ninh khu vực, tham gia giải quyết vấn đề Campuchia và duy trì diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương. Những nỗ lực này được phần lớn cộng đồng châu Á ủng hộ, tuy nhiên mức độ ủng hộ là không giống nhau. Vì vậy, Nhật Bản đã thông qua

một biện pháp mang tính lâu dài: xây dựng lòng tin giữa Nhật Bản với các nước trong khu vực.

Nhật Bản muốn nâng cao vai trò và vị trí quốc tế của mình thông qua Liên Hợp Quốc, thể hiện qua việc xây dựng vai trò tích cực trong các tổ chức tài chính quốc tế để nhằm tăng cường tính độc lập, chủ động trong việc thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn. Tiếp đến là tham gia “hoạt động giữ gìn hòa bình” dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu: Nhật Bản đã tăng đóng góp tài chính cho việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu thông qua các công trình viện trợ ODA, đóng góp 3 tỷ USD để giúp các nước đang phát triển giải quyết vấn đề dân số và AIDS, đăng cai tổ chức hội thảo về giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân và nhiều hoạt động khác. Dưới những điều chỉnh trong chiến lược phát triển nói chung và trong lĩnh vực đối ngoại nói riêng, Nhật Bản đã và đang tạo dựng được một vị thế quốc tế mới, vai trò của Nhật ngày càng lớn trong cục diện chính trị khu vực và quốc tế.

Cuối năm 2009 Nhật Bản đã có những thay đổi trong chính sách đối ngoại từ khi Đảng Dân chủ tự do (LDP) mất quyền lãnh đạo, Đảng Dân chủ (DPJ) lên cầm quyền. Với chiến thắng này, người đứng đầu DPJ là Yukio Hatoyama đã trở thành Thủ tướng Nhật Bản. Cùng với sự thay đổi trong chính sách đối nội, Chính quyền của Thủ tướng Hatoyama cũng có những điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ (nhưng vẫn coi trọng quan hệ đồng minh thân cận với Mỹ). Đồng thời, Chính quyền mới cũng vừa tranh thủ, hợp tác, vừa quan tâm đến việc đối phó với sự lớn mạnh đi kèm và tham vọng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Chính quyền mới cũng tiếp tục giành sự quan tâm cao đến việc gia tăng hợp tác thực chất với ASEAN (như hợp tác tiểu vùng sông Mekong, hợp tác nhóm 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar) và từng nước ASEAN nói riêng.

Năm 2013, trước sự thay đổi của tình hình trong nước và nhận thức vị thế của Nhật Bản trong khu vực cũng như trên thế giới. Ngay sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe đã Tuyên bố chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Theo đó, ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản hiện nay là: tăng cường an ninh Mỹ - Nhật; coi trọng quan hệ với các nước láng giềng; tăng cường ngoại giao kinh tế để khôi phục kinh tế Nhật Bản. Ba phương châm là: thứ nhất là đảm bảo an ninh quốc gia, tạo dựng môi trường hòa bình và ổn định của khu vực; bên cạnh đó là triển khai thuyết “ngoại giao giá trị” với tầm nhìn toàn cầu, tăng cường liên kết với các nước có cùng giá trị cơ bản về tự do, dân chủ, sự chi phối của pháp luật để hình thành một “vòng cung” bao vây, kiềm chế Trung Quốc; và cuối cùng là tạo điều kiện phát triển đất nước, nhất là đảm bảo an ninh năng lượng [7].

Vào đầu năm 2014, tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động, Thủ tướng Shinzo Abe đã có một số điều chỉnh trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản: củng cố liên minh Mỹ - Nhật bằng cách nắm bắt cơ hội của chiến lược cân bằng Mỹ; chiến lược nước ngoài của Nhật Bản tập trung vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; Nhật Bản thỏa hiệp quyền hàng hải của Trung Quốc với tranh chấp “Quần đảo Điếu Ngư”. Ông Abe đánh giá ngoại giao đã trở thành một hình thức quan trọng của quan hệ ngoại giao và chính sách đối ngoại của Nhật Bản, giúp Nhật Bản đạt được mục tiêu chiến lược là trở thành một cường quốc chính trị, quân sự. Trong năm 2015 và 2016, với mong muốn tích cực đóng góp cho hòa bình và ổn định thế giới, Bộ ngoại giao Nhật Bản đã công bố Sách Xanh ngoại giao. Sách Xanh chỉ ra ba trụ cột trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản gồm: tăng cường liên minh Nhật Bản – Mỹ; củng cố quan hệ với các nước láng giềng; cải thiện ngoại giao kinh tế để giúp kinh tế phục hồi [10].

Như vậy, trong gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI, dựa vào những thay đổi của tình hình khu vực cũng như thế giới, Nhật Bản đã kịp thời đưa ra những

chính sách đối ngoại phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Nhìn toàn cục, ở chừng mực nhất định vai trò quốc tế của Nhật Bản từng bước được cải thiện, vị thế được nâng cao không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thế kỷ mới là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động và phát triển của quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ năm 2009 đến năm 2016.

Tiểu kết chương 1

Quan hệ song phương Mỹ - Nhật Bản giai đoạn 2009 - 2016 chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Trong đó, nhân tố nội tại được xem là nhân tố có vai trò quyết định đến việc tạo lập quan hệ hai nước Mỹ - Nhật. Với sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực, cùng với chính sách nội tại của Mỹ và Nhật Bản thì quan hệ hai nước ngày càng có sự thay đổi theo chiều hướng Nhật Bản ngày càng thể hiện sự độc lập hơn.

Đối với Mỹ tiếp tục duy trì mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản một mặt thực hiện được mục tiêu phát triển đất nước, mặt khác kiềm chế ảnh hưởng từ phía Trung Quốc và có vị thế cao hơn trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ với các nước phương Tây nói riêng. Mỹ khẳng định vị thế then chốt của Nhật Bản trong chiến lược “tái cân bằng”, đặc biệt là chính sách đối ngoại ở vùng Đông Bắc Á. Trong chính sách của Mỹ, Nhật Bản vẫn là đồng minh số một của Mỹ tại khu vực.

Đối với Nhật Bản, trong chính sách đối ngoại của mình Nhật Bản luôn coi mối quan hệ với Mỹ là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại suốt mấy chục năm qua. Trong bối cảnh một châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động như hiện nay, Nhật Bản khẳng định Mỹ là đồng minh quan trọng trong việc đảm bảo an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vì vậy hai bên sẽ không ngừng củng cố liên minh để quan hệ hai nước ngày càng phát triển bền chặt hơn.

CHƯƠNG 2

CÁC LĨNH VỰC QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ NHẬT BẢN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2016

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w