Đốivới khu vực

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 100 - 102)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

3.2.3. Đốivới khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, là nơi hiện diện và tập trung nhiều lợi ích và ưu tiên chiến lược của các nước. Hiện nay, Mỹ và Nhật Bản đang là những nước có ảnh hưởng lớn ở khu vực và trên thế giới, nên sự phát triển của mối quan hệ Mỹ - Nhật có những tác động nhất định đối với sự phát triển của tình hình khu vực và thế giới.

Thứ nhất, sự phát triển quan hệ Mỹ - Nhật Bản đã góp phần củng cố vai

vực vẫn còn tồn tại nhiều điểm nóng, song lại chưa có một cấu trúc liên minh định hình. Sự phát triển của quan hệ Mỹ - Nhật giúp ứng phó với các vấn đề phức tạp kéo dài của khu vực: vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và răn đe, kiềm chế “sự trỗi dậy” của Trung Quốc, … những vấn đề đó cho thấy tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật đối với khu vực.

Thứ hai,quan hệ liên minh Mỹ - Nhật Bản góp phần thúc đẩy nhiều cơ chế

hợp tác an ninh khác trong khu vực, góp phần phòng ngừa, ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Cùng với các liên minh song phương, sự tồn tại đan xen của các thể chế an ninh đa phương là đặc thù trong cấu trúc an ninh khu vực. Thời gian qua, về cơ bản các thể chế an ninh đaphương ở châu Á - Thái Bình Dương được chia làm hai loại: (1). Các thể chếdo ASEAN giữ vai trò điều phối như: ASEAN + 1; ASEAN+3; ARF, hội nghị Cấp cao Đông Nam Á (EAS) và hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và mở rộng (ADMM+). (2). Các thể chế đa phương khác: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), ... Mỹ và Nhật đều tham gia và có tiếng nói quan trọng trong hầu hết các cơ chế nói trên. Quan hệ Mỹ - Nhật ngày càng được thắt chặt là yếu tố giúp định hình các cơ chế đó theo một cấu trúc khu vực có lợi cho Nhật Bản và Mỹ. Bên cạnh các cơ chế khu vực trên, cấu trúc an ninh khu vực còn bị chi phối bởi những hình thức liên kết đa phương khác. Các liên minh truyền thống do Mỹ đứng đầu không còn giữ được hình thái “trục nan hoa” như trước, mà có sự nâng cao và chi phối chặt chẽ hơn dẫn đến hình thành mạng lưới liên kết đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương ví dụ như năm 2014, Nhật Bản, Australia đã thiết lập khuôn khổ “đối tác chiến lược đặc biệt”, thực chất là một dạng đồng minh không chính thức hay như liên kết tay ba giữa Nhật Bản - Philippines - Australia ngày càng được đẩy mạnh. Khi liên kết Mỹ - Nhật Bản được nâng cấp thì mạng lưới liên kết giữa Nhật và các nước

đồng minh còn lại của Mỹtrong khu vực như trên có thêm cơ sở để hình thành và đi vào thực chất đểcùng nhau hỗ trợ Mỹ thực hiện chiến lược “Tái cân bằng” tại châu Á– TháiBình Dương cũng như phục vụ những toan tính chiếnlược quốc gia của riêng các nước đó.

Thứ ba, sự phát triển của quan hệMỹ - Nhật phần nào đó “răn đe” với

Chính quyền CHDCND Triều Tiên và những hành động bành trướng, hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông, biển Hoa Đông, ngăn chặn việc hình thành cấu trúc an ninh khu vực do Trung Quốc lãnh đạo. Trung Quốc luônkêu gọi các nước châu Á xây dựng một trật tự khu vực do người châu Á làm chủ. Đó là một cách đểTrung Quốc đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Nhật ngày càng được thắt chặt sẽ giúp Nhật Bản nâng tầm ảnh hưởng và đẩy mạnh hơn sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làm cho ý định của Trung Quốc khó lòng thực hiện [51; Tr.62].

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w