Chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 52 - 57)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

2.1. Chính trị ngoại giao

Mỹ, Nhật Bản là hai nước đồng minh có chung những lợi ích chiến lược và các giá trịcơ bản. Mối quan hệ giữa hai nước, mà tập trung là Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật đến nay đã trải qua hơn 70 năm kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật Bản luôn khẳng định rằng: mối quan hệ này đã đem lại hòa bình và sự phồn thịnh cho họ cũng như khu vực Viễn Đông và nó cũng hoạt động như một thể chế có tác dụng tạo ra hòa bình và ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương. Đối với Mỹ, liên minh Mỹ - Nhật luôn có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Quan hệ Mỹ - Nhật Bản ngày càng được củng cố mạnh mẽ từ năm 2009 đến năm 2016. Trong giai đoạn này, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước tiếp tục được tăng cường và phát triển thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước tại Mỹ, Nhật Bản cũng như các diễn đàn khu vực và quốc tế. Các cuộc đối thoại giữa hai nước thường xuyên được tổ chức, hai bên ủng hộ và hỗ trợ lẫn nhau trên diễn đàn song phương và đa phương.

Tháng 1/2009, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ B. Obama đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp của Nhật Bản khi đó là Thủ tướng Taro Aso, khẳng định sự hợp tác của hai nước trong các lĩnh vực: kinh tế, tiền tệ quốc tế; chống khủng bố tại Trung Đông; giải quyết các vấn đề quốc tế như: biến đổi khí hậu, năng lượng, vấn đề phát triển châu Phi …; vấn đề bắt cóc con tin và các vấn đề liên quan đến Triều Tiên, tiếp tục duy trì mối quan hệ đồng minh, cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương [80]. Tiếp đó, các nhà lãnh đạo cấp cao trong Chính quyền B. Obama đã

thực hiện những chuyến thăm tới Nhật Bản. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của Nhật Bản cũng như vị trí then chốt của liên minh Mỹ - Nhật Bản trong chính sách “tái cân bằng” châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.

Tháng 2/2009, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đã quyết định chọn châu Á, trong đó có Nhật Bản là điểm đến trước tiên trong chuyến công du nước ngoài sau khi nhậm chức. Trong chuyến thăm này, Ngoại trưởng Mỹ đã thảo luận với Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso và người đồng cấp Hirofumi Nakasone về một loạt vấn đề liên quan đến việc tái bố trí lực lượng Quân đội Mỹ tại Nhật Bản, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và các biện pháp hỗ trợ tái thiết Afghanistan. Bên cạnh đó, những nội dung nói trên cũng được thảo luận trong chuyến thăm và làm việc hai ngày tại Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vào tháng 10/2009.

Đầu tháng 11/2010, trong bối cảnh vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực đang bị Trung Quốc cạnh tranh dữ dội, Tổng thống B. Obama đã thực hiện chuyến công du thứ hai đến châu Á, thăm và làm việc với hai đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc và hai đối tác quan trọng là Ấn Độ và Indonesia. Chuyến thăm này đã thắt chặt hơn nữa quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản.

Sau khi Nhật Bản xảy ra thẳm họa kép động đất, sóng thần và sau đó là sự cố hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 hồi tháng 3/2011, Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã tới thăm Nhật Bản và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nato Kan. Trong cuộc gặp, Thủ tướng Kan đã bày tỏ lòng biết ơn đối với chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng Clinton và quyết tâm của Tổng thống B. Obama sau trận động đất lớn ở phía đông Nhật Bản nhằm hỗ trợ Nhật Bản dưới bất kỳ hình thức nào cũng như sự hỗ trợ đầy đủ của các tổ chức phi Chính phủ Mỹ. Đáp lại, Ngoại trưởng Clinton đã nhắc lại thông điệp của Tổng thống B. Obama, trong đó ông Tuyên bố rằng Mỹ rất quyết tâm hỗ trợ Nhật Bản. Bà Clinton cũng nói rằng, Nhật Bản chắc chắn sẽ phục hồi sau thảm họa và rằng

chuyến thăm của bà không chỉ thể hiện sự đồng cảm và chia buồn, mà còn khẳng định mối quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Nhật Bản. Ngoại trưởng Mỹ còn nói thêm rằng, Chính phủ Mỹ luôn sẵn sàng cung cấp bất kỳ sự trợ giúp thích hợp nào cho Nhật Bản. Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gate cũng đã tới Nhật Bản để hội đàm với các quan chức nước này về tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.

Năm đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống B. Obama, hợp tác Mỹ - Nhật Bản được nhận định bước vào một giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó, sự ổn định trở lại của chính trường Nhật Bản đã khiến Chính quyền mới của Thủ tướng Shizo Abe luôn ưu tiên tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ. Ngoài ra, những thách thức an ninh ngày càng gay gắt ở khu vực là những tác nhân khiến quan hệ giữa Mỹ và NhậtBản ngày càng thêm bền chặt. Trong năm 2012, lãnh đạo cấp cao Mỹ và Nhật Bản đã thực hiện các thăm ngoại giao con thoi nhằm kịp thời ứng phó với những biến động an ninh ở khu vực liên quan đến sự kiện Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 3 và những tranh cãi quyết liệt giữa Nhật Bản và Trung Quốc về chủ quyền đối với chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Mở đầu là chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida giữa tháng 1/2013. Trong chuyến thăm này, Ngoại trưởng Nhật Bản đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Clinton. Trong cuộc hội đàm, hai bên đã đồng ý sẽ đẩy nhanh việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh giữa Thủ tướng ShinzoAbe và Tổng thống B. Obama. Rõ ràng đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng cường hơn nữa quan hệ song phương Mỹ - Nhật Bản. Tiếp đó, tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực hiện chuyến thăm Mỹ đầu tiên và có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ B. Obama. Trong cuộc hội đàm, Tổng thống B. Obama khẳng định, Nhật Bản là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, còn Thủ tướng ShinzoAbe nhấn mạnh “liên minh Mỹ - Nhật Bản là một nhân tố ổn định trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương” [86]. Về phía Mỹ, trong chuyến

thăm Nhật Bản tháng 4/2013, tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ đồng minh của Chính quyền B. Obama khi cam kết bảo vệ Nhật Bản trước những lời đe dọa nhấn chìm Tokyo trong “biển lửa hạt nhân” của Triều Tiên. Cuối năm 2013, sau khi Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ), khiến căng thẳng an ninh trong khu vực leo thang, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có mặt tại Nhật Bản nhằm khẳng định được sự hợp tác chặt chẽ với đồng minh.

Cuối tháng 4/2014, Tổng thống Mỹ B. Obama tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đến Nhật Bản. Sự kiện này diễn ra ngay sau các chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng John Kerry vào tháng 2 và của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel vào đầu tháng 4. Điều này cho thấy sự quan tâm, chú trọng của Chính quyền B. Obama đối với mối quan hệ đồng minh Nhật Bản. Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nhật Bản cũng diễn ra vào thời điểm có nhiều lo ngại về độ tin cậy và vững chắc trong mối quan hệ đồng minh giữa hai nước. Trong cuộc gặp hai nhà lãnh đạo tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật Bản. Thủ tướng ShinzoAbe tái khẳng định Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ chính sách “tái cân bằng” chiến lược của Mỹ sang châu Á, đồng thời nhấn mạnh vai trò không thể thiếu và không thể thay thế của liên minh Mỹ - Nhật Bản đối với hòa bình khu vực. Hai bên cũng đã đưa ra Tuyên bố chung Mỹ - Nhật, cam kết thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, cần thiết để hoàn thiện một thỏa thuận TPP toàn diện. Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm cả tự do hàng hải và hàng không. Tại Hội nghị Thượng đỉnh, lần đầu tiên một vị Tổng thống Mỹ khẳng định Quân đội Mỹ có bổn phận bảo vệ quần đảo Senkaku. Điều này nói lên rằng quan hệ song phương Mỹ - Nhật Bản không ngừng được củng cố và Mỹ sẽ không bao giờ rút khỏi khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

hành chuyến thăm Mỹ kéo dài một tuần. Đây là lần đầu tiên, Mỹ đón tiếp một Thủ tướng Nhật Bản với nghi thức trọng thể nhất dành cho một nguyên thủ nước ngoài. Ông Abe không chỉ là Quốc khách của Mỹ mà còn là vị Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đọc diễn văn trước hai viện Quốc hội Mỹ. Bên cạnh đó, tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng ShinzoAbe với Tổng thống B. Obama, hai nhà lãnh đạo một lần nữa tái khẳng định liên minh giữa hai nước. Theo Thủ tướng ShinzoAbe, điều này đã mở ra một trang mới trong lịch sử liên minh Mỹ - Nhật Bản và khẳng định hiện nay đây là một liên minh không thể thiếu để đạt được hòa bình và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới. Trong khi đó, Tổng thống B. Obama cũng nhấn mạnh rẳng, trong 70 năm qua hai nước không chỉ là đồng minh mà còn là đối tác quốc tế sát cánh trong các vấn đề an ninh và nhân đạo trên thế giới, phản đối những đe dọa đối với trật tự thế giới. Đặc biệt, việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên biển, hai bên cam kết sẽ có những phản ứng nhanh chóng để đối phó với cường quốc này. Trong chuyến thăm này, Mỹ và Nhật Bản đã công bố “bản định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật”.

Năm 2016 là năm đáng nhớ đối với ngoại giao hai nước với sự kiện ngày 27/5/2016, Tổng thống Mỹ B. Obama tới thăm Nhật Bản và cùng với Thủ tướng Nhật Bản Abe viếng thăm Hiroshima. Sau khi đến công viên tưởng niệm hòa bình thì Tổng thống B. Obama đã đến thăm quan bảo tàng tưởng niệm hòa bình và đặt vòng hoa tại công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Tại đây, Tổng thống B. Obama và Thủ tướng ShinzoAbe đã đưa ra Tuyên bố và các thông điệp mạnh mẽ về việc thực hiện “một thế giới không có vũ khí hạt nhân”. Chuyến thăm của Tổng thống B. Obama đến Hiroshima là chuyến viếng thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đến đây. Do vậy, sự kiện này được đánh giá là cực kỳ quan trọng để thực hiện một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Đồng thời chuyến thăm này tượng trưng cho sức mạnh của liên minh Mỹ - Nhật

Bản “liên minh hi vọng”, đã được xây dựng trong hơn 70 năm kể từ Chiến tranh. Như vậy, có thể thấy, từ năm 2009 đến năm 2016, quan hệ chính trị - ngoại giao Mỹ - Nhật Bản đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tính cực. Quan hệ hai nước được thắt chặt hơn bằng những chuyến thăm, các thỏa thuận và cam kết giữa các nhà lãnh đạo hai bên. Những hoạt động ngoại giao giữa Mỹ và Nhật Bản thời gian qua đã tạo ra một động lực mới cho tiến trình hợp tác Mỹ - Nhật Bản trên tất cả các phương diện, trong bối cảnh Mỹ quyết tâm thực hiện chiến lược “tái cân bằng” đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản tìm kiếm một vị thế nước lớn tương xứng trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w