Xu thế của quanhệ Mỹ-Nhật Bản từsau 2016

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 105 - 130)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

3.3. Xu thế của quanhệ Mỹ-Nhật Bản từsau 2016

Mục tiêu ban đầu khi ra đời của liên minh Mỹ - Nhật là để kiềm chế Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, rồi sau đó là răn đe CHDCND Triều Tiên. Ngày nay khi môi trường khu vực có nhiều diễn biến phức tạp thì Trung Quốc được xem là một trong những mục tiêu đối phó chính của liên minh Mỹ - Nhật. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dựa trên hai phương hướng can dự và kiềm chế. Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trên cả hai phương hướng này. Với sự linh hoạt và tính thích nghi cao, liên minh Mỹ - Nhật đang chứng tỏ vai trò “hòn đá tảng” trong định hình cấu trúc an ninh khu vực hiện nay cũng như duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Á. Trong những năm tới, quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản có thể phát triển theo các hướng sau:

Một là, Mỹ khuyến khích Nhật Bản phát triển quân sự. Một số chiến lược

gia của Mỹ có thể coi quân đội Nhật Bản là yếu tố quan trọng trong chiến lược đối phó với Trung Quốc, thông qua việc hỗ trợ Nhật Bản tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa, giám sát hàng hải, chống tàu ngầm. Nếu cảm thấy nguy

cơ từ Trung Quốc gia tăng, Mỹ sẽ thúc giục Nhật Bản chi tiêu thêm cho chi phí quân sự và phát triển vũ khí hạt nhân. Phương án này tất nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ chính việc Nhật Bản củng cố quân đội càng khiến Trung Quốc đẩy mạnh chạy đua vũ trang, có thể dẫn tới xung đột.

Hai là, giảm sự hiện diện về quân sự của Mỹ tại Nhật Bản. Việc rút binh

lính Mỹ ra khỏi lãnh thổ Nhật Bản sẽ khiến quan hệ đối tác giữa hai nước bền chặt hơn hiện nay. Nếu như lo ngại các nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc, Mỹ có thể chỉ rút các đơn vị trên bộ và duy trì sự hiện diện về không quân, hải quân. Phương án này sẽ giảm bớt sự bất bình của công chúng Nhật Bản đối với sự hiện diện đông đảo của Quân đội Mỹ, đồng thời vẫn duy trì khả năng răn đe.

Ba là, phát triển mối quan hệ trong quan hệ đa phương. Những thách thức

từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc sẽ ra tăng trong các năm tới. Trong bối cảnh đó, nâng cấp liên minh Mỹ - Nhật sẽ là ưu tiên cao nhất của liên minh. Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ tìm cách xây dựng các cơ chế hợp tác đa phương, trong đó liên minh Mỹ - Nhật đóng vai trò chủ đạo. Hiện nay, các nước này đã có những cuộc thảo luận và chính sách phối hợp. Họ có thể tăng cường hợp tác an ninh, tiến hành các hoạt động giảm nhẹ thiên tai, chia sẻ thông tin và diễn tập chung.

Tuy quan hệ Mỹ - Nhật Bản sẽ tiếp tục chịu tác động của nhiều thách thức đến từ các xu thế tình hình khu vực, đặc biệt là xu thế hội nhập kinh tế và sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng về cơ bản quan hệ Mỹ - Nhật Bản sẽ tiếp tục được củng cố và tăng cường mạnh mẽ hơn nữa trong thơi gian tới. Sự ứng xử của Trung Quốc sẽ là yếu tố mang tính chất xúc tác quan trọng nhất của liên minh Mỹ - Nhật Bản.

Cho đến nay, Mỹ và Nhật Bản đã và sẽ cùng phối hợp thực hiện chính sách can dự tích cực đối với Trung Quốc, hướng Trung Quốc trở thành “cổ đông có trách nhiệm” trong trật tự khu vực hiện nay, đồng thời gia tăng các biện pháp

“đề phòng rủi ro” trong trường hợp từ bỏ chiến lược ngoại giao “trỗi dậy hòa bình” như hiện nay và trực tiếp thách thức vai trò của Mỹ và Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương.

Mối quan hệ an ninh – quân sự tiếp tục là trọng tâm, nhắm tới đối thủ tiềm tàng là Trung Quốc và Triều Tiên. Để hướng đến mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì hai chính sách trọng yếu là phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và duy tri lực lược đồn trú của Mỹ. Các mối quan hệ kinh tế, chính trị cũng sẽ tiếp tục được chú ý trong tổng thể quan hệ. Giữa hai nước vẫn có thể xuất hiện những mâu thuẫn, tranh chấp kinh tế và cọ xát về chính trị, nhưng về cơ bản những mâu thuẫn này sẽ tiếp tục được hai nước giải tỏa và khó có thể làm thay đổi căn bản lợi ích giữa hai nước. Quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ là mối quan hệ quan trọng nhất ở châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung, song quan hệ Mỹ - Nhật Bản vẫn là mối quan hệ mang tính chất sống còn đối với Mỹ.

Nhìn chung, trong những năm tới, liên minh Mỹ - Nhật Bản được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, cả hai nước đều có nhu cầu củng cố và tăng cường hợp tác kinh

tế và an ninh song phương.

Nhật Bản luôn khẳng định quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản là nền tảng và tài sản lớn nhất của ngoại giao và an ninh Nhật Bản. Mặc dù Nhật Bản có xu hướng tìm kiếm một mối quan hệ cân bằng hơn với Mỹ nhưng chắc chắn sẽ không làm sứt mẻ quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản. Hiện nay khi mà xu thế hợp tác, và nhân tố kinh tế phát triển kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống quan hệ quốc tế. Đó chính là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh quốc gia. Với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ và Nhật Bản thì không khó để nhận thấy rằng trong thời gian tới giữa hai nước sẽ tăng cường hợp tác kinh tế song phương.

Về hợp tác an ninh, hiện nay môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang có xu hướng xấu đi nghiêm trọng, nhất là mối quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo. Vì vậy, Nhật Bản coi liên minh quân sự Mỹ - Nhật Bản là cơ sở chiến lược để đảm bảo an ninh quốc gia và đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Hơn nữa, Nhật Bản cần có sự hỗ trợ và hợp tác của Mỹ trong quá trình hiện thực hóa tham vọng “nước lớn quân sự” của mình.

Thứ hai, những tác nhân, động lực thúc đẩy hợp tác an ninh quân sự Mỹ -

Nhật Bản trong thời gian qua vẫn tiếp tục tồn tại và được xây dựng vững chắc. Trung Quốc là tác nhân quan trọng nhất thúc đẩy hợp tác an ninh quân sự Mỹ - Nhật Bản phát triển dưới thời Tổng thống B. Obama. Trung Quốc không chỉ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Nhật Bản. Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế và khu vực cũng như việc các nước trong khu vực, dưới sự dẫn dắt của Mỹ hình thành thế trận kiềm chế Trung Quốc, Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu dừng lại các hoạt động bành trướng sức mạnh quân sự cũng như những tham vọng lãnh thổ của mình ở khu vực trong những năm tới. Điều đó có nghĩa là những căng thẳng trong quanhệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể phát triển thành cuộc cạnh tranh chiến lược gây lo ngại cho khu vực và toàn cầu. Cuộc cạnh tranh này sẽ gắn kết chặt chẽ lợi ích chiến lược của Mỹ với các cam kết an ninh, bao gồm cả lực lượng hạt nhân, của Mỹ với Nhật Bản.

Tình hình ở khu vực Đông Bắc Áđược dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp do những mối quan hệ đan xen, chồng chéo giữa các nước trong khu vực và giữa các nước lớn trong khu vực với các cường quốc trên thế giới. Mỹ và Nhật Bản cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong các cơ chế an ninh song phương và đa phương khu vực để quản lý và kiểm soát chặt chẽ các mối đe dọa an ninh, qua đó duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Thứ ba, những mối đe dọa an ninh liên quan đến các vấn đề an ninh phi

truyền thống như: chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đề an ninh mạng, các hoạt động cứu trợ nhân đạo, ứng phó thiên tai… ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng quốc tế để ngăn chặn, giải quyết. Với tư cách là những nước lớn có khả năng chi phối tình hình an ninh khu vực và thế giới, Mỹ và Nhật Bản có vai trò trách nhiệm lớn hơn trong việc duy trì nền hòa bình và ổn định thế giới.

Qua tổng hợp những nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về xu thế phát triển mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản, có thể thấy, về tổng thể quan hệ Mỹ - Nhật Bản sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn, nhưng sự thay đổi chỉ mang tính chất điều chỉnh dần dần chứ không có sự thay đổi thực chất nào trong quan hệ Mỹ - Nhật hiện nay và trong thời gian tới. Tuy nhiên, hai nước cần tích cực thu hẹp hơn nữa những bất đồng, rạn nứt để củng cố tính bền vững, gắn kết trong mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật Bản.

KẾT LUẬN

Trong nhiều thập niên qua, quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản là mối quan hệ có tầm chiến lược đối với cả hai bên. Mặc dù trải qua nhiều biến động nhưng mối quan hệ này vẫn được hai nước coi trọng và tiếp tục phát triển, thể hiện qua việc hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh – quân sự, văn hóa – giáo dục, khoa học công nghệ.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Nhật Bản đã tận dụng mối quan hệ đồng minh với Mỹ để đảm bảo an ninh cho đất nước mình trước sự đe dọa của Liên Xô, và tận dụng được nguồn vốn đầu tư của Mỹ để tập trung phát triển kinh tế. Thời điểm này Mỹ cũng xem Nhật Bản là một mắt xích quan trọng cùng với Mỹ ngăn chặn Liên Xô.

Sau khi Liên Xô tan rã, mối quan tâm chung của hai bên đã không còn, tuy nhiên với nhiều điểm tương đồng về lợi ích kinh tế ở khu vực cũng như quốc tế, Nhật Bản coi mối quan hệ đồng minh với Mỹ chính là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của mình và Mỹ coi liên minh Mỹ - Nhật là trụ cột trong chính sách đối ngoại của mình. Chính việc dựa vào sự bảo trợ của Mỹ, Nhật Bản có nhiều cơ hội để phục hồi và phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và khôi phục vị trí của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, một nước Nhật Bản ngày càng lớn mạnh, đang xuất hiện xu hướng muốn độc lập, thoát ra khỏi sự khống chế của Mỹ để trở thành một quốc gia “bình thường”, có vai trò an ninh, chính trị cũng như kinh tế ngày lớn hơn trong khu vực và trên thế giới.

Trong gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI, cả Nhật Bản và Mỹ vẫn tiếp tục xác định mối quan hệ an ninh chính trị, kinh tế giữa hai nước tiếp tục là trụ cột trong chính sách đối ngoại của mình. Trong giai đoạn 2009 – 2016, quan hệ Mỹ - Nhật Bản đã diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hợp tác về an ninh – quốc phòng vẫn đóng vai trò là trụ cột trong mối quan hệ đồng minh giữa hai nước. Bên cạnh đó sự thay đổi của tình hình khu vực và thế giới cũng đã khiến cho mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản ngày càng được thắt chặt.

Quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản trong giai đoạn 2009 – 2016 đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Mỹ và Nhật Bản trở thành những đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Trong lĩnh vực đầu tư cũng có sự trao đổi cân bằng và các lĩnh vực chính trị, an ninh quân sự, văn hóa - giáo dục, khoa học kỹ thuật cũng có sự phát triển về cả bề rộng lẫn bề sâu. Các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước thời gian qua ngày càng được mở rộng, như cầu và khả năng hợp tác giữa hai bên là rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì còn những hạn chế cần được khắc phục, nhất là các vấn đề về trao đổi thương mại để nâng cao hơn nữa mối quan hệ hai bên.

Về quan hệ an ninh, đối ngoại giữa Mỹ và Nhật Bản từ năm 2009 đến 2016, cả hai nước đều xác định liên minh song phương tiếp tục là cơ sở vững chắc trong chính sách đối ngoại và an ninh của mỗi bên. Hướng chính sách của Mỹ và Nhật Bản trong thời gian tới cơ bản vẫn là phối hợp chặt chẽ với nhau trong các vấn đề khu vực. Về an ninh, chính trị, mặc dù trong nội bộ Nhật Bản muốn hướng tới một vai trò độc lập, có thế mạnh hơn trong quan hệ quốc tế và khu vực, song hiện nay, xu hướng đó chưa đủ làm phương hại đến tính chất của mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật. Tuy nhiên, do còn yếu hơn Mỹ về nhiều mặt, Nhật Bản sẽ tiếp tục dựa vào Mỹ về an ninh quân sự để mở rộng ảnh hưởng của mình và vươn lên giữ vai trò là một trung tâm quyền lực quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới.

Trong những năm gần đây, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc vừa là yếu tố thúc đẩy Mỹ và Nhật Bản tăng cường quan hệ hợp tác, vừa có tác động chia rẽ quan hệ Mỹ - Nhật Bản khi cả hai nước đều có nhu cầu lớn về kinh tế và cần tranh thủ hợp tác với Trung Quốc.

Thời gian qua sự phát triển của quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản ngày càng được thắt chặt, khi mà vào năm 2015 hai nước đã công bố Bản định hướng Hợp tác Quốc phòng mới. Sự kiện này đã khiến cho liên minh Mỹ - Nhật Bản ngày càng phát triển sâu rộng “có tính lịch sử” và “chưa từng có”. Nó được xem như là

“bước chuyển lịch sử” của liên minh Mỹ - Nhật. Hợp tác an ninh – quốc phòng giữa hai nước được tăng cường và đã tác động tích cực đến sức mạnh và vị thế của cả hai ở khu vực cũng như quốc tế, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu và lợi ích chiến lược của mỗi nước. Vị thế “nước lớn kinh tế” khi được kết hợp với một “vai trò quân sự lớn hơn” sẽ mang lại cho Nhật Bản vị thế tương xứng trên trường quốc tế. Với sự hợp tác và hỗ trợ của Nhật Bản, Mỹ có thể củng cố và gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực, đồng thời hình thành một thế trận vững chắc nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng là kiềm chế Trung Quốc.

Do vậy, quan hệ Mỹ - Nhật Bản trong những năm tới về cơ bản vẫn ổn định và là cặp quan hệ quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương có tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế ở khu vực. Về tổng thể, quan hệ Mỹ - Nhật có thể có những thay đổi nhưng cũng chỉ mang tính chất hình thức. Sẽ không có sự thay đổi thực chất nào trong quan hệ Mỹ - Nhật Bản so với hiện nay. Từ những mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc, cũng như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chưa được giải quyết thì chính sách của Nhật Bản vẫn là dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh, ổn định chính trị nhằm phát triển kinh tế và xã hội. Những điều chỉnh hiện nay của Chính quyền hai nước chính là tìm cách giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng giữa hai bên để không ảnh hưởng đến quan hệ liên minh.

Trong quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam vẫn cần phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai nước, tận dụng những lợi thế của mình để phát triển kinh tế và tăng cường sức mạnh quốc gia. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cùng với các nước Đông Nam Á khác thu hút Mỹ và Nhật Bản vào các thể chế đa phương của khu vực, ràng buộc những nước này vào các cơ chế, Hiệp định về hòa bình, an ninh khu vực. Tuy nhiên, tình hình khu vực và thế giới liên tục và thay đổi, do đó Việt Nam cần phải tính toán để có thể điều chỉnh chính sách cho phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt và tài liệu dịch.

1. Ngô Thị Lan Anh (2013),Vai trò Nhật Bản trong chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Tạp chí

Châu Mỹ ngày nay số 3;Tr.95.

2. Ngô Thị Lan Anh (2016), Một số vấn đề trong quan hệ thương mại

Mỹ - Nhật trong những năm gần đây, http://vias.vass.gov.vn/noidung/tintuc/

Lists/tintucsukien/View_Detail.aspx?ItemID=66.

3. Phan Cao Nhật Anh (2014), Nhật Bản nới lỏng chính sách xuất

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 105 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w