Hợp tác giáo dụ c đào tạo, du lịch

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 83 - 87)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

2.4. Một số vấn đề khác

2.4.1. Hợp tác giáo dụ c đào tạo, du lịch

Hợp tác giáo dục – đào tạo, Mỹ và Nhật Bản là hai nước có nền giáo dục

rất phát triển, do đó hai bên đã có sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này.

Quan hệ hợp tác giáo dục – đào tạo giữa Mỹ và Nhật Bản đã phát triển trong nhiều thập kỷ qua và kết quả là đào tạo được nhiều người có tay nghề cao. Các nhà lãnh đạo hai bên cũng có những quan điểm tương đồng về phát triển giáo dục. Năm 2009, Tổng thống Mỹ B. Obama đã có bài phát biểu với học sinh nhân dịp khai trường rằng “… giáo dục không chỉ quan trọng đối với cuộc sống của riêng bạn và tương lai của chính bạn. Những gì bạn làm cho giáo dục của bạn sẽ quyết định không gì hơn là tương lai của đất nước này”. Trong khi đó,

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng luôn nhấn mạnh rằng giáo dục đào tạo đang trở thành yếu tố quyết định và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của Nhật Bản. Sự gặp nhau trong quan điểm về giáo dục của lãnh đạo hai bên là cơ sở để Mỹ và Nhật Bản tăng cường hơn nữa hợp tác trên lĩnh vực này.

Có thể thấy, mặc dù so với những năm 90 của thế kỷ XX, số người Nhật Bản học tập tại Mỹ đã giảm xuống, nhưng từ năm 2009 đến nay Mỹ vẫn là điểm đến nước ngoài phổ biến nhất cho sinh viên Nhật Bản. Theo số liệu của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ (IIE), năm học 2011 – 2012, Nhật Bản xếp thứ 7 trong top 10 nước và vùng lãnh thổ có sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng của Mỹ với 19.996 sinh viên. Trong năm học 2015 – 2016, Nhật Bản có số sinh viên cao thứ chín trong số các nước và vùng lãnh thổ có sinh viên du học tại Mỹ. Theo thống kê, sinh viên Nhật học tại các cơ sở giáo dục bậc cao của Mỹ chiếm 19.060 sinh viên và đóng góp hơn 620 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ thông qua chi tiêu cho học phí và chi phí sinh hoạt.

Cùng với sự giảm sút về tổng số người học, số du học sinh Nhật Bản đạt trình độ tiến sĩ ở Mỹ cũng giảm. Theo Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF), chỉ có 235 người nhận được bằng tiến sĩ ở Mỹ (năm 2007) về khoa học và công nghệ. Trong khi đó Trung Quốc có 4.395 người, Ấn Độ là 1.956 và Hàn Quốc là 1.137 người [67].Theo thống kê, tỷ lệ % các nước có người học tiến sĩ tại các trường đại học của Mỹ là: Trung Quốc 30%, Hàn Quốc10%, trong khi Nhật Bản chỉ chiếm 2%. Về ngành học: sinh viên Nhật Bản theo học ở các trường tại Mỹ có 14% học các trường STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), 19% học các ngành kinh doanh và quản lý và 15% học tiếng Anh chuyên sâu.

Về phía Mỹ: số sinh viên Mỹ sang Nhật Bản du học cũng tương đối cao, năm 2011 Mỹ xếp thứ 11 trong số các nước có sinh viên du học tại Nhật Bản với 6.666 sinh viên. Trong năm học 2014 – 2015 số sinh viên Mỹ học tập tại

Nhật Bản là 5.978 sinh viên [98].

Trong thời gian qua, Mỹ và Nhật Bản đã có nhiều chương trình hợp tác, nhằm tạo điều kiện cho người học của hai bên có thể đáp ứng được yêu cầu chương trình đào tạo. Vào năm 2010 đã diễn ra cuộc họp chung lần thứ 24 của Hội nghị Mỹ - Nhật về giao lưu văn hóa và giáo dục (CULCON). Đây là Hội diễn ra 2 năm 1 lần, bắt đầu từ năm 1962 với sự tham gia của đại biểu 2 nước. Trong cuộc họp thì các chuyên gia 2 bên sẽ trao đổi và đưa ra những chính sách về văn hóa, giáo dục và trí tuệ. Kết quả của hội nghị sẽ được trình bày như một Tuyên bố chung cho 2 Chính phủ và công chúng 2 nước. Bên cạnh đó còn có một số tổ chức, quỹ hỗ trợ hợp tác Mỹ - Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Ngoài ra, Ủy ban hữu nghị hợp tác Mỹ - Nhật Bản (JUSFC) là một cơ quan liên bang độc lập được thành lập bởi Quốc hội Mỹ vào năm 1975 với mục đích tăng cường quan hệ Mỹ - Nhật Bản thông qua trao đổi giáo dục, văn hóa và trí tuệ. Nhiệm vụ của nó là hỗ trợ sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người dân 2 nước và thúc đẩy lợi ích chung của quan hệ đối tác. Ủy ban này tài trợ trong các lĩnh vực: trao đổi và học bổng, những thách thức toàn cầu, văn hóa và nghệ thuật, giáo dục và đào tạo. Đến nay, tổ chức này vẫn tiến hành hiệu quả trong hợp tác giáo dục Mỹ - Nhật Bản, việc trao đổi sinh viên vẫn diễn ra thường xuyên và trao học bổng cho sinh viên ưu tú hai nước vẫn được diễn ra hàng năm. Quỹ hỗ trợ Mỹ - Nhật Bản (USJBF) là quỹ nhằm mở rộng cơ hội học tập ở nước ngoài bằng cách cấp học bổng, khích lệ cho sinh viên Mỹ. Quỹ này cũng tham gia vào các chương trình tăng cường hợp tác giáo dục và văn hóa giữa Mỹ và Nhật Bản. Hiện nay, những quỹ này vẫn hoạt động rất tích cực trong việc tăng cường hợp tác giáo dục giữa Mỹ và Nhật Bản.

Vào năm 2015, Sáng kiến TeamUp đã được Quỹ Phát triển Liên kết Mỹ - Nhật nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục thể chế giữa Mỹ và Nhật. Teamup- usjapan.org mô tả các câu chuyện thành công trong các cuộc trao đổi về thể chế

và các tính năng kết đôi cho các tổ chức tìm kiếm đối tác. Năm 2016, Phòng Thương mại Mỹ tại Nhật Bản đã bắt đầu Chương trình Thực tập, tạo ra các công ty niêm yết trên trang web tìm kiếm tài năng song ngữ, đặc biệt là sinh viên Nhật Bản đã từng học ở nước ngoài.

Vào năm 2016, EducationUSA Expo tại Tokyo, Đại sứ Kennedy đã phát động một loạt video của Đại sứ quán mới có tiêu đề "Một cách nhìn rộng hơn". Trang web này có các cuộc phỏng vấn từ cựu sinh viên nổi tiếng đã học tập tại Mỹ bao gồm vận động viên, người nổi tiếng, chính trị gia và Thủ tướng ShinzoAbe. Các trang web cuối cùng sẽ có một lựa chọn để sinh viên để gửi câu chuyện của riêng mình khi trở về từ việc học tập ở nước ngoài. Sẽ rất hữu ích nếu có những cựu sinh viên thành công trong các tờ rơi của trường đại học, đặc biệt là những người đã trở về Nhật Bản, để có thể hiển thị hiệu quả những lợi ích của việc học tập tại Mỹ

Hợp tác du lịch: nằm ở khu vực Đông Á, Nhật Bản là một địa điểm du

lịch nổi tiếng đối với du khách khu vực và thế giới. Với vẻ đẹp đa dạng, các di tích lịch sử Tokyo cổ kính, các khu mua sắm nổi tiếng và ẩm thực đa dạng. Hàng năm, Nhật Bản thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm, trong đó có nhiều du khách đến từ Mỹ.

Năm 2009 có 847.617 du khách Mỹ tới Nhật Bản. Năm 2011 do Nhật Bản xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần nên số lượng du khách đến Nhật Bản giảm, du khách Mỹ trong thời gian này chỉ có 685.046 du khách. Tuy nhiên từ năm 2012 du khách Mỹ sang Nhật Bản bắt đầu tăng trở lại. Vào năm 2013 là 981.981 du khách, đến năm 2016 là 1.570.400 du khách Mỹ sang Nhật Bản, tăng 1,79 lần so với năm 2009, và tăng 2,29 lần so với năm 2011 [75].Chi tiêu của du khách Mỹ ở Nhật Bản năm 2011 là 4.961 triệu USD, cao nhất so với các nước khác ở châu Á.

(VWP) khi vào Mỹ. Theo đó, công dân của Nhật Bản khi đi du lịch đến Mỹ (thị thực du lịch) trong 90 ngày hoặc ít hơn thì không cần Visa. Động thái trên đã thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa hai bên. Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu có khách du lịch đến Mỹ. Năm 2010 là 3.386.076 du khách, chiếm 16% tổng số khách du lịch đến Mỹ. Năm 2011 là 3.249.569 du khách, năm 2015 là 3.758.297 du khách, đến năm 2016 là 3.576.955 du khách [94]. So với các nước châu Á, khách du lịch Nhật Bản cũng là những người chi tiêu nhiều nhất ở Mỹ: năm 2011 là 14.775 triệu USD, năm 2014 là 17.070 triệu USD, năm 2015 là 17,200 triệu USD.

Với tiềm năng vốn có của mình, hợp tác du lịch giữa Mỹ và Nhật Bản ngày càng được hai bên coi trọng và không ngừng đẩy mạnh.

Như vậy, có thể thấy, hợp tác trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, du lịch giữa Mỹ và Nhật Bản trong thời gian qua diễn ra khá phong phú. Hai nước đã có những nỗ lực trong việc tăng cường hợp tác giáo dục để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và lao động có trình độ cao cho nhau. Từng bước thắt chặt thêm quan hệ giữa hai nước.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w