Hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 87 - 100)

1.3.2 .Chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á-Thái BìnhDương

2.4. Một số vấn đề khác

2.4.2. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ

Trong thời gian qua, Mỹ và Nhật Bản đã và đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp mà cả hai nước và cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt. Dưới sự bảo trợ của Hiệp định hợp tác khoa học – công nghệ Mỹ - Nhật Bản, trong gần 30 năm qua, hai nước đã hợp tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực như: công nghệ năng lượng mới, siêu máy tính, các vật liệu quang học, năng lượng sạch, an ninh hạt nhân, không gian mạng … Mỹ và Nhật Bản cũng đang cùng nhau sử dụng các kỹ năng và nguồn lực của mình để hợp tác khoa học – công nghệ, đồng thời tăng cường hợp tác trong các vấn đề nghiên cứu quan trọng như: nghiên cứu vi sinh, nghiên cứu vật liệu, máy tính và thông tin.

Năm 2014, Hiệp định Hợp tác khoa học – công nghệ Mỹ - Nhật Bản (ký năm 1988) được mở rộng, là điều kiện để hai bên thúc đẩy hợp tác chặt chẽ với các sơ sở giáo dục và các định chế phát triển công nghệ thông qua ủy ban khoa học – công nghệ. Ngày 11/01/2016, Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Chương trình hợp tác khoa học y tế Mỹ - Nhật. Bên cạnh đó hai bên đã có nhiều thỏa thuận hợp tác song phương về khoa học – công nghệ được ký kết, các dự án đáng chú ý bao gồm: hợp tác tự động hóa Mỹ - Nhật Bản, đây là dự án nhằm tạo ra một cuộc cách mạng mới khi công nghệ tự động hóa được ứng dụng mạnh mẽ; năm 2012 Mỹ - Nhật Bản đã ký bản thỏa thuận hợp tác tìm kiếm rác vũ trụ; năm 2013 ký kết thỏa thuận hợp tác giám sát phóng xạ; năm 2014 hai bên ký kết thỏa thuận về hợp tác nghiên cứu và sản xuất băng cháy…

Hợp tác về không gian: hai bên đã tăng cường hợp tác về vũ trụ từ góc độ

rộng, bao gồm những cuộc trao đổi toàn diện Mỹ - Nhật Bản; tăng cường hợp tác trong khoa học vũ trụ và quan sát trái đất, bao gồm khí tượng học và trong khoa học trái đất để giải quyết những thách thức về môi trường và khí hậu toàn cầu. Nhật Bản và Mỹ cũng thể hiện sự hợp tác thường xuyên trong nhiệm vụ đo lượng mưa toàn cầu của NASA, JAXA và các phép đo Cacbon toàn cầu thông qua thỏa thuận liên quan đến các vệ tinh quan sát Cacbon. Bên cạnh đó, hợp tác trong tổ chức quan sát thay đổi toàn cầu nhằm tránh sự thiếu hụt trong việc cung cấp những dữ liệu cần thiết cho dự báo thời tiết toàn cầu cũng được thúc đẩy. Hiện nay, hai bên đang tham gia tích cực trong việc tăng cường khả năng phục hồi và khả năng tương tác của các hệ thống vũ trụ quan trọng, tập trung vào định vị không gian, định vị thời gian, nâng cao nhận thức các tình huống không gian, nghiên cứu và phát triển công nghệ vũ trụ.

Hợp tác Internet, thời gian qua, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành tăng cường

đã tái khẳng định cam kết về một không gian mạng cởi mở, an toàn và đáng tin cậy, có mô hình đa chiều về quản lý internet để đảm bảo nguồn thông tin tự do và các nguyên tắc về tự do internet được vạch ra bởi liên minh tự do trực tuyến. Năm 2015, cuộc đối thoại toàn cầu lần thứ 2 giữa Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đã được tổ chức. Theo đó, hai nước tăng cường hợp tác toàn diện về an ninh không gian mạng, tiếp tục chia sẻ những thông tin về các sự cố và đe dọa trên mạng, bao gồm các hành động trộm cắp sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, hoặc các thông tin kinh doanh bí mật khác. Bên cạnh đó, hai bên còn chia sẻ thông tin về các mối đe dọa, các lỗ hổng trong không gian ảo và các phương pháp hay nhất trong việc tổ chức, huấn luyện và trang bị lực lượng phòng thủ cho an ninh mạng.

Hợp tác năng lượng, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành hợp tác hạt nhân dân

sự thông qua Ủy ban song phương Mỹ - Nhật trong các lĩnh vực như: nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân dân dụng, an ninh hạt nhân, quản lý và điều tiết các vấn đề an ninh hạt nhân … Hai bên đã tiến hành các cuộc thảo luận song phương về hợp tác kỹ thuật thông qua đối thoại về năng lượng Mỹ - Nhật. Hai nước cũng đã tiến hành hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch, tiếp tục hợp tác về nghiên cứu khí Methane, Hidrate, mở rộng quan hệ đối tác giữa Hawai với Okinawa về phát triển và triển khai năng lượng sạch hiệu quả.

Như vậy, có thể thấy, hợp tác về khoa học – công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản. Đây là lĩnh vực hợp tác mà hai nước sẽ còn tiếp tục mở rộng và tăng cường hơn nữa trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 2

Từ năm 2009 đến nay, mặc dù tình hình thế giới có những biến động phức tạp nhưng mối quan hệ liên minh chặt chẽ giữa hai nước Mỹ, Nhật Bản vẫn tiếp tục được tăng cường trên những nền tảng vững chắc. Quan hệ song phương hai nước giai đoạn 2009 – 2016 vẫn được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học – công nghệ, … Quan hệ liên minh chặt chẽ giữa hai nước được đánh giấu bởi các tuyên bố chính sách và việc trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước, đặc biệt là việc ký kết các văn bản chung khẳng định “coi đồng minh Mỹ - Nhật Bản là hòn đá tảng đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, vì hòa bình và an ninh tại khu vực này cũng như trên thế giới sẽ thúc đẩy hai nước phát huy vai trò và trách nhiệm của mình. Có thể thấy rằng Nhật Bản đã thay đổi vị trí từ một nước được bảo trợ trở thành một đối tác của Mỹ. Quan hệ an ninh, chính trị giữa hai nước đã đi vào quỹ đạo. Nhật Bản đã có bước chuyển rõ rệt từ vị thế “chia sẻ đóng góp” sang “chia sẻ quyền lực” được thể hiện trong mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Bên cạnh đó, hai nước đều chuyển trọng tâm chiến lược từ thúc đẩy hơp tác an ninh, quốc phòng sang tăng cường hợp tác kinh tế trong bối cảnh mới. Cả hai nước đều xác định liên minh song phương tiếp tục là cơ sở vững chắc trong chính sách đối ngoại và an ninh của mỗi bên.

CHƯƠNG 3

NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ MỸ - NHẬT BẢN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2016

3.1. Thành tựu và hạn chế

3.1.1. Thành tựu

Trong giai đoạn 2009 – 2016 quan hệ Mỹ - Nhật Bản đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận:

Thứ nhất, quan hệ hai bên ngày càng được củng cố và phát triển.

Quan hệ Mỹ - Nhật Bản đã có bề dày lịch sửvà được xây dựng trên cơ sở sự đồng thuận về tư tưởng chính trị cùng Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật năm 1960 và vẫn còn có hiệu lực cho đến ngày nay. Cả hai nước đều xác định liên minh song phương tiếp tục là cơ sở vững chắc trong chính sách đối ngoại và an ninh của mỗi bên. Mỹ coi liên minh Mỹ - Nhật Bản là trụ cột còn Nhật Bản coi mối quan hệ này là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của mình. Quan hệ Mỹ - Nhật Bản cũng khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, ngoại giao đến hợp tác an ninh, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực,…

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi Tổng thống B. Obama lên cầm quyền ở Mỹ thì quan hệ Mỹ - Nhật Bản ngày càng được củng cố và thắt chặt hơn. Hoạt động ngoại giao giữa hai bên ngày càng được đẩy mạnh, cơ chế trao đổi cấp cao Mỹ - Nhật Bản tiếp tục được tăng cường. Chính phủ hai nước có được sự thống nhất cao chủ trương cùng phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trong nhiều vấn đề song phương và đa phương trong những năm 2009 – 2016.

Hợp tác song phương được củng cố, làm sâu sắc thêm quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Năm 2014, qua chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Tổng thống Mỹ đến Nhật Bản (trong vòng 18 năm qua, kể từ sau chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton), cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Nhật Bản diễn ra vào thời điểm có nhiều lo ngại về độ tin cậy và vững chắc trong quan hệ đồng minh giữa hai

nước. Chuyến thăm của ông B. Obama cho thấy sự quan tâm, chú trọng của Mỹ đối với mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản. Vào năm 2015, chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ chặt chẽ của liên minh Mỹ - Nhật Bản.

Bên cạnh những hoạt động ngoại giao tấp nập của hai Chính phủ thì nhiều hoạt động giao lưu giữa nhân dân Mỹ và người dân Nhật Bản cũng được đẩy mạnh. Sự tăng cường trao đổi song phương giữa hai bên trong thời gian gần đây như đã nói trên, đã thể hiện thành tựu nổi bật của quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản giai đoạn từ 2009 đến 2016.

Thứ hai, Quan hệ an ninh, quốc phòng từng bước được tăng cường.

Bên cạnh việc tiến hành các hoạt động chính trị, ngoại giao, Mỹ và Nhật Bản đã tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác an ninh, quốc phòng trên cả bình diện song phương và đa phương. Thông qua đó, Mỹ và Nhật Bản không chỉ nâng cao được sức mạnh quân sự, tăng cường năng lực kiểm soát các nguy cơ an ninh mà còn chứng tỏ được vai trò, ảnh hưởng của mình trong việc duy trì hòa bình, an ninh ở khu vực.

Một trong những thành tựu của hợp tác an ninh, quân sự song phương Mỹ - Nhật Bản trong giai đoạn này là hợp tác phòng thủ tên lửa đạn đạo. Bên cạnh đó, các hoạt động huấn luyện, tập trận chung cũng được tăng cường. Là những đồng minh thân thiết của nhau, Mỹ và Nhật Bản thường xuyên có những cuộc diễn tập chung, được chia thành hai loại là diễn tập chiến đấu thực tế và diễn tập cơ quan chỉ huy. Hai nước đã nâng cấp quy mô và chất lượng của các cuộc diễn tập chung, đồng thời mở rộng pham vi diễn tập với các đồng minh và đối tác khác trong khu vực nhằm cải thiện khả năng phòng ngự chung, tạo ra đối trọng về quân sự với Trung Quốc.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm dịch chuyển cán cân quyền lực ở Đông Bắc Á, tạo ra những thách thức an ninh mới cho Nhật Bản và làm suy yếu

vai trò của Mỹ ở khu vực. Để đối phó với tình hình đó, hai bên đã tiến hành sửa đổi Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản lần thứ hai vào cuối tháng 4/2015. Đây là một bước tiến quan trọng của liên minh quân sự Mỹ - Nhật Bản. Nó được xem như “bước chuyển lịch sử” của liên minh Mỹ - Nhật Bản được nhận định là nhằm phục vụ chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á của Mỹ, cũng như mục tiêu “nước lớn quân sự” của Nhật Bản.

Thứ ba, quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật Bản phát triển nhanh chóng và ngày

càng đi vào chiều sâu.

Trong những năm gần đây, xuất phát từ nhu cầu hợp tác của hai bên, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản đã được tăng cường. Nếu như trước đây Mỹ luôn coi Nhật Bản là đồng minh quân sự của mình và chỉ chú trọng đến quan hệ an ninh, quốc phòng, thì hiện nay quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật Bản đã đẩy mạnh hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó đáng chú ý là sự phát triển khá nhanh trong quan hệ trao đổi thương mại và hợp tác đầu tư giữa hai bên.

Trong lĩnh vực thương mại, quan hệ thương mại Mỹ - Nhật Bản có nền tảng từ lâu đời và ngày càng phát triển. Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản. Năm 2012 Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Nhật Bản, trong khi đó, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Mỹ (2014) và Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ (2016). Năm 2011, mặc dù Nhật Bản phải chịu thảm họa kép động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn phát triền mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt 194,73 triệu USD, năm 2012 đạt 216,41 triệu USD.

Nhật Bản xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là: xe máy, máy móc, dụng cụ quang học và y tế; hóa chất hữu cơ. Bên cạnh đó, Nhật Bản và Mỹ là thành viên của một số tổ chức quốc tế như: G7, G-20, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, diễn đàn khu

vực ASEAN, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và Tổ chức Thương mại thế giới,…

Về hợp tác đầu tư, Nhật Bản là điểm đến quan trọng thứ 3 đối với đầu tư của Mỹ tại châu Á và thứ 12 trên toàn thế giới. Trong khi đó Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 30% tổng số vốn FDI tại Nhật Bản. Đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực tài chính – bảo hiểm, sản xuất và bán buôn. Còn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Mỹ chủ yếu là trong lĩnh vực buôn bán và sản xuất.

Trong lĩnh vực hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật Mỹ và Nhật Bản cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Như vậy, với những thành tựu trong thời gian qua chính là tiền đề để thúc đẩy cho quan hệ Mỹ - Nhật Bản ngày càng phát triển bền chặt.

3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nói trên, quan hệ Mỹ - Nhật Bản giai đoạn 2009 – 2016 còn bộc lộ một số hạn chế:

Thứ nhất, quan hệ kinh tế có sự phát triển nhanh, đạt nhiều thành tựu

nhưng vẫn còn bộc lộ hạn chế:

Có thể thấy trong thời gian qua, Mỹ và Nhật Bản đã trở thành những đối tác thương mại lớn và là bạn hàng tin cậy của nhau, song trong quan hệ thương mại giữa hai bên vẫn nảy sinh nhiều vấn đề cần khắc phục như:

Những hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản đối với thịt bò Mỹ. Vấn đề này nổi lên đầu tiên vào tháng 12/2003, khi Nhật Bản ra lệnh cấm nhập thịt bò Mỹ (khi đó một số quốc gia khác cũng làm như vậy) – đây là động thái phản ứng lại khi tại Mỹ xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh “bò điên” đầu tiên. Đến năm 2013, Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng hơn quy định, đồng ý nhập khẩu thịt bò Mỹ từ 30 tháng tuổi trở lên kèm theo lời hứa sẽ tiếp tục cân nhắc khả năng cho phép nhập khẩu thị bò Mỹ thuộc bất kỳ giai đoạn tuổi nào. Tuy nhiên, trong những

năm sau đó, thịt bò Mỹ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải chịu mức thuế cao tới 38,5%. Do vậy, xuất khẩu bò Mỹ sang Nhật Bản đạt 1,58 tỷ USD năm 2014, nhưng giảm 18% về khối lượng (204,927 tấn) và 19% giá trị (1,28 tỷ USD thấp nhất kể từ năm 2012) vào năm 2015.

Bên cạnh đó, những bất đồng liên quan đến xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô của Mỹ vào thị trường Nhật Bản cũng là vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật Bản. Năm 2016, Mỹ và Nhật Bản còn gặp những bất đồng trong đàm phán về thiết lập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, giữa hai nước vẫn còn một số bất đồng, chẳng hạn như, Mỹ đang tìm kiếm thời gian bảo hộ lâu hơn đối với một số phụ tùng ô tô, trong khi Nhật Bản muốn có thêm nhiều loại phụ tùng ô tô nhanh chóng được cắt giảm thuế.

Hai là, về an ninh, quốc phòng.

Trước hết, sự hạn chế về ngân sách quốc phòng của Nhật Bản là trở ngại cho các hoạt động của nước này trong quan hệ với Mỹ. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đang đứng trước sức ép cắt giảm ngân sách quốc phòng mà Mỹ dành cho họ. Trong khi đó, theo truyền thống, chi phí quận sự của Nhật Bản chỉ tương đương với 1% GDP và giới lãnh đạo Nhật Bản không muốn vượt qua giới hạn này, mặc dù họ liên tiếp nhận được những động thái gợi ý của Mỹ. Và như vậy, Nhật Bản sẽ không thể hiện đại hóa được kho vũ khí của mình, cũng như tăng cường các hoạt động phối hợp với Mỹ.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ NHẬT bản từ năm 2009 đến năm 2016 (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w