Quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa và hợp tác quốc tế về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 74 - 77)

quốc tế về nghiên cứu khoa học

Với chức năng nghiên cứu của mình, Viện Hàn lâm tiếp tục đẩy mạnh công tác hội nhập khoa học nhằm tận dụng nguồn lực quốc tế cải thiện những hạn chế về kinh phí, tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm quốc tế, duy trì tốt quan hệ với các đối tác hiện có, đặc biệt là các đối tác chiến lược, xây dựng quan hệ đối tác mới có chọn lọc, bám sát các nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn chính sách trọng điểm được giao để tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài, các hội thảo và tọa đàm quốc tế một cách thiết thực và hiệu quả.

Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam luôn chủ động và tích cực làm mới quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các tổ chức quốc tế, các cơ quan khoa học có uy tín trên thế giới. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng tầm phát triển mới về chất, đạt trình độ khoa học cấp khu vực và quốc tế đồng thời cơ hội để Viện Hàn lâm giới thiệu các chính sách, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, và của nền khoa học xã hội nói riêng với cộng đồng quốc tế; đồng thời là cơ hội tốt để tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm và tinh hoa phát triển của nhân loại.

Từ năm 2013 đến quý I năm 2017, hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Hàn lâm được tạo nhiều điều kiện thuận lợi như: Đảng và Nhà nước đã ban hành một loạt Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định đẩy mạnh công tác hội nhập như Nghị quyết 22-NQ/TW ban hành ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế, Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện Nghị

quyết 22 của Bộ Chính trị xác định rõ yêu cầu các nhà nghiên cứu khoa học xã hội phải đẩy mạnh trao đổi học thuật với các học giả quốc tế để có cách nhìn đa chiều và hiểu biết khách quan, khoa học về trật tự thế giới và động thái quan hệ quốc tế đương đại, từ đó cung cấp ý kiến tham mưu xác đáng cho Đảng và Nhà nước về giải pháp ứng phó của Việt Nam.

Những cán bộ được cử đi nước ngoài làm việc, hợp tác là những người am hiểu tình hình xã hội, hệ thống tổ chức bộ máy của đất nước. Do đó, khi ra nước ngoài họ cần phải bảo mật những thông tin này để các thế lực thù địch bên ngoài không chống phá cách mạng Việt Nam. Các nhà quản lý trong Viện Hàn lâm cần phải quản lý đoàn ra, đoàn vào đảm bảo đúng định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đúng hoạt động nghiên cứu của mình.

Các hoạt động đối ngoại của Viện Hàn lâm giai đoạn từ năm 2013 đến nay gặp khó khăn lớn về mặt tài chính. Do tăng trưởng kinh tế hàng năm của nước ta còn thấp, nợ công có xu hướng tăng nên Chính phủ thực hiện cắt giảm chi tiêu ngân sách, tiết kiệm kinh phí cho các hoạt động đối ngoại ở mức tối đa.

Bảng 2. 4. Kinh phí nhà nƣớc dành cho các hoạt động đối ngoại của Viện Hàn lâm Đơn vị: 1000 đồng Hoạt động đối ngoại Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đoàn ra 3.680.000 3.115.000 3.000.000 3.000.000 3.200.000 Đoàn vào và các chi phí cho hoạt động quốc tế

Hỗ trợ hoạt động đối ngoại của các đơn vị trực thuộc

594.000 554.000 650.000 600.000 580.000

Tổng 5.374.000 4.819.000 4.950.000 4.950.000 5.060.000

(Nguồn: Ban Kế hoạch- Tài chính, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

Năm 2013, tổng kinh phí nhà nước dành cho hoạt động đối ngoại của Viện Hàn lâm là 5.374.000.000 đồng nhưng đến năm 2017, con số này giảm chỉ còn 5.060.000.000 đồng (giảm 5,8% so với năm 2013). Cụ thể, từ năm 2013 đến năm 2017, kinh phí dành cho đoàn ra của Viện Hàn lâm giảm đi 480 triệu đồng, tương ứng 13%. Kinh phí dành cho đoàn vào và các chi phí cho hoạt động quốc tế giai đoạn 2013-2017 lại tăng lên, từ 1.100.000.000 tỷ đồng lên 1.280.000.000 đồng, tức là tăng gần 16%.

Số lượng đoàn ra của Viện Hàn lâm giai đoạn 2013-2017 như sau: năm 2013: 25 đoàn ra, năm 2014: 22 đoàn ra, năm 2015: 17 đoàn ra, năm 2016: 21 đoàn ra, năm 2017: 24 đoàn ra. Số lượng đoàn ra có sự biến động giữa các năm theo xu hướng giảm.

Từ năm 2014, trước diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và việc hạn chế đoàn ra ngân sách nhà nước, Lãnh đạo Viện Hàn lâm chỉ đạo Ban Hợp tác quốc tế tăng cường mời các học giả, chuyên gia hàng đầu thế giới đến thuyết trình, tọa đàm, tư vấn về các vấn đề quan tâm, tăng kinh phí hỗ trợ học giả kéo dài thời gian tại Việt Nam. Do đó, kinh phí đoàn vào, ngoài phục vụ các nhiệm vụ chính trị thường xuyên với các đối tác quốc tế truyền thống đặc biệt, còn phát huy tác dụng huy động chất xám phục vụ thực hiện các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao cho Viện Hàn lâm.

Mặt khác, Viện Hàn lâm cũng rà soát lại điều kiện, nội dung và hiệu quả thực hiện các thỏa thuận trao đổi tương đương, đảm bảo nguyên tắc thực chất, bình đẳng và cùng có lợi, hạn chế tối đa số đối tác ký hợp tác theo hình

thức này, rà soát kỹ đề xuất của đối tác trước khi nhận đoàn, cắt giảm tối đa số ngày làm việc, hạn chế triệt để các chương trình tham quan bên lề của học giả tại Việt Nam để khai thác nhiều lợi ích nhất từ đoàn vào.

Xã hội hóa hoạt động khoa học là một tất yếu phù hợp với giai đoạn hiện nay- giai đoạn đổi mới cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình xã hội hóa tạo cơ chế quản lý mới với môi trường bình đẳng trong cạnh tranh và hợp tác giữa các bên tham gia nghiên cứu khoa. Tại Viện Hàn lâm, phần lớn các hoạt động khoa học được thực hiện bằng kinh phí do Nhà nước cấp. Điều này đã bó hẹp phạm vi hoạt động của khoa học, các hoạt động khoa học bị giới hạn về kinh phí, đội ngũ cán bộ nghiên cứu bị hạn chế về nhiều mặt, hiệu quả nghiên cứu khoa học không cao do cơ chế quản lý mang nặng tính hành chính.

Tuy vậy, các hoạt động đối ngoại của Viện Hàn lâm trong giai đoạn này cũng gặp phải một số thách thức như:

- Thách thức lớn nhất hiện nay là tài chính. Chính phủ thực hiện các biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu ngân sách, đặc biệt giảm tối đa chi tiêu cho các đoàn ra, đoàn vào và hội thảo quốc tế.

- Cán bộ trong Viện còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa đáp ứng được yêu cầu để hợp tác với các đối tác nước ngoài.

- Đa số các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm chưa tận dụng hết các điều kiện thuận lợi trong bối cảnh tăng cường hội nhập hiện nay, chưa đạt hiệu quả khai thác các lợi ích và cơ hội từ hoạt động đối ngoại không đồng đều giữa các đơn vị. Việc tổ chức đoàn ra, đoàn vào, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, ký kết thỏa thuận quốc tế, khai thác học bổng, tài trợ dự án quốc tế, hợp tác đào tạo, xuất bản chưa xứng với tiềm năng của các đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)