Quan điểm và mục tiêu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 94 - 98)

3.2. Quan điểm của Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

3.2.2. Quan điểm và mục tiêu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Việt Nam về nghiên cứu khoa học

 Quan điểm phát triển:

- Vận dụng và phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu và giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay, đồng thời đặt trong bối cảnh của khu vực và thế giới, tiếp thu và vận dụng sáng tạo tinh hoa trí tuệ và tri thức của nhân loại.

Việc kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề quan trọng, là một trong những yếu tố thúc đẩy việc nghiên cứu và giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học được tổng kết, đúc rút từ sự phân tích toàn bộ lịch sử nhân loại và thực tiễn xã hội, kế thừa một cách có hệ thống những giá trị tư tưởng và

thành tựu khoa học quan trọng nhất của loài người. Chủ nghĩa Mác - Lênin cung cấp cho chúng ta một thế giới quan khoa học, những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, mà còn là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin thích ứng với những vấn đề mà thực tiễn đất nước đặt ra, là di sản tư tưởng và lý luận vô cùng to lớn, quý giá của Đảng, của dân tộc ta. Việc vận dụng và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên nhân cơ bản của những thành tựu to lớn trong giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam hiện nay, tiếp thu và vận dụng sáng tạo tinh hoa trí tuệ và tri thức của nhân loại trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

- Lấy thực tiễn và nhu cầu phát triển đất nước đặt trong bối cảnh khu vực và quốc tế làm đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Đặt thực tiễn của đất nước vào bối cảnh khu vực và quốc tế giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về tình hình của đất nước cũng như những yếu kém, hạn chế so với thế giới. Xuất phát từ thực tiễn khách quan của đất nước, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra được những họach định, đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước.

- Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phải là một bộ phận cấu thành trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.

- Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phải nhằm trước hết vào việc tăng cường năng lực nội sinh của Viện và các đơn vị trực thuộc.

năng lực ngoại sinh là điều tất yếu phải làm trong điều kiện nguồn lực nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển khoa học. Tuy nhiên, nhà nước ta, cụ thể hơn là Viện Hàn lâm cần phát triển năng lực nội sinh là chủ yếu, kết hợp năng lực ngoại sinh và nôi sinh trong việc phát triển khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng. Việc phát triển năng lực nội sinh có thế được thực hiện thông qua huy động, khai thác các nguồn lực, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý khoa học trong Viện Hàn lâm và các đơn vị trực thuộc.

- Đẩy mạnh đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu khoa học phát huy và cống hiến khả năng, trí tuệ và nhiệt huyết, góp phần phát triển mạnh mẽ ngành khoa học xã hội và nhân văn cả về số lượng và chất lượng.

- Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút được các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia đầu ngành về làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và phát triển; triển khai chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ; gửi, cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở nước ngoài trong những lĩnh vực khoa học cần phát triển thông qua các chương trình hợp tác quốc tế hoặc thông qua các chương trình đào tạo tại các cơ sở nước ngoài của Nhà nước.

 Mục tiêu chiến lược:

Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tập trung vào các mục tiêu cơ bản sau đây:

- Phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trở thành một trung tâm quốc gia hàng đầu về nghiên cứu cơ bản, tham mưu chính sách cũng như đào tạo các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có những đóng góp thực sự quan trọng trong việc cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; có uy tín cao trong nước và quốc tế; có vị thế, vai trò quan trọng trong sự

nghiệp tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước giai đoạn 2011–2020 và những thập niên tiếp theo.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Viện cả về số lượng và chất lượng, xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, các nhà khoa học kế cận có triển vọng, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ khoa học quan trọng, tham gia có hiệu quả vào hợp tác và hội nhập quốc tế.

- Công bố những công trình nghiên cứu trọng điểm có giá trị cao để khẳng định vai trò, uy tín và ảnh hưởng của Viện đối với đời sống khoa học nước nhà, được sử dụng vào các hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển kho tàng trí tuệ của khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung.

- Tiếp tục củng cố và phát huy vai trò chủ đạo, nòng cốt vốn có của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong một số lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn mà các trung tâm nghiên cứu và đào tạo khác ngoài Viện không thể thay thế được, như khảo cổ học, dân tộc học, nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu Hán Nôm, nghiên cứu quốc tế,… Phấn đấu đến năm 2020 đưa một số lĩnh vực khoa học chủ chốt vốn là thế mạnh của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đạt trình độ khu vực và thế giới.

- Nghiên cứu những vấn đề về lịch sử, dân tộc, tôn giáo, triết học, vǎn học. Tổng kết kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cứu nước, giữ nước trong lịch sử dân tộc, xây dựng, phát triển khoa học và nghệ thuật Việt Nam trong điều kiện mới.

- Xây dựng nền vǎn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người trong thời kỹ công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước, phát huy mạnh mẽ nhân tố con người; đấu tranh chống những ảnh hưởng độc hại từ mặt trái của cơ chế thị trường và mở cửa với bên ngoài.

nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, tǎng cường đoàn kết dân tộc trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa.

3.3. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc về nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)