Quản lý hoạt động xã hội hóa và hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 111 - 118)

khoa học

- Viện Hàn lâm cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan nghiên cứu về khoa học xã hội trên thế giới, đa dạng hóa các loại hình hợp tác nhằm tận dụng nguồn chất xám và các thành tựu của các nước đó; Đẩy mạnh hoạt động giao lưu, trao đổi các kiến thức, kinh nghiệm về khoa học với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Việc đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế nhằm thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín trên thế giới là cần thiết trong việc tạo sự hợp tác khoa học lâu dài, thu hút nguồn lực từ nước ngoài về Việt Nam.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực khoa học. Nhân lực khoa học là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học bằng các chương trình đào tạo cụ thể, gắn với việc trực tiếp phát triển và nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học. Việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong nước có thể kết hợp với các chương trình tài trợ, hỗ trợ cho nhân lực khoa học đi đào tạo ở nước ngoài và các hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật quốc tế song phương và đa phương. Xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài và mở rộng các chương trình đào tạo ở nước ngoài để cán bộ khoa học được học tập và đào tạo trong trong môi trường quốc tế. Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực khoa học cần gắn với việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể và gắn với ứng dụng thực tế. Chú trọng đào tạo nhân lực khoa học phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nghiên cứu trong Viện tham gia các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm và

nâng cao trình độ; tăng cường cử các cán bộ có năng lực và có nhu cầu học hỏi đi đào tạo về chuyên môn ở nước ngoài ở những lĩnh vực quan trọng. Viện Hàn lâm tạo cơ hội cho các cán bộ giao lưu học hỏi bằng cách tăng số lượng đoàn ra, đoàn vào.

- Cần có những thay đổi cần thiết về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài về khoa học nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài; nâng cấp chất lượng, hiệu quả các dự án hợp tác đầu tư và khuyến khích các mối quan hệ, liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu khoaa học trong nước với nhau. Có chính sách thu hút các cán bộ khoa học xuất sắc, chuyên gia người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài về Việt Nam hỗ trợ sự nghiệp phát triển khoa học, nghiên cứu và giảng dạy nâng cao trình độ cho cán bộ khoa học tại Viện Hàn lâm thông qua chế độ lương, thưởng và các dịch vụ xã hội khác như chỗ ở, các loại bảo hiểm để đảm bảo những cán bộ về làm việc tại Viện Hàn lâm có cuộc sống ổn định tạo động lực cho họ cống hiến hết khả năng cho sự nghiệp khoa học tại Viện Hàn lâm.

- Khai thác triệt để các nguồn tài trợ quốc tế cho hoạt động khoa học tại Viện Hàn lâm. Dựa trên mối quan hệ với các nước trên thế giới, Viện Hàn lâm thu hút các nguồn tài trợ và sử dụng nguồn tài trợ đó một cách có hiệu quả. Viện Hàn lâm tạo cơ sở cho các chương trình nghiên cứu khoa học khai thác các nguồn vốn nước ngoài từ hợp tác quốc tế qua nhiều hình thức như: hợp tác nghiên cứu song phương, đa phương; liên kết đào tạo.

- Xây dựng chiến lược hội nhập và mở rộng quan hệ quốc tế trong từng lĩnh vực nghiên cứu; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị khoa học có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực khoa học, tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Công khai các quy hoạch phát triển khoa học, danh mục các dự án trọng điểm đầu tư thuộc các nguồn vốn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các Viện nghiên cứu khoa học quốc tế tham gia đầu tư, hợp tác với Việt Nam. Khuyến khích đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước xây dựng cơ sở nghiên cứu chất lượng cao ở vùng đô thị có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.

- Xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học xã hội là một vấn đề khó khăn, chưa thể thực hiện nhanh và triệt để, cần có sự nhận thức đúng đắn của nhà quản lý để khai thác tốt nhất hiệu quả của khoa học xã hộ đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nhà quản lý trong Viện Hàn lâm phải biết lắng nghe, chia sẻ những khó khăn trong nghiên cứu mà các cán bộ gặp phải để tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhà nghiên cứu phát huy được khả năng của mình.

- Viện Hàn lâm cần thực hiện ký kết hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân nhằm thu hút vốn đầu tư. Khoản đầu tư này dùng để thực hiện các nghiên cứu khoa học, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu. Có nhiều hình thức đầu tư cho Viện Hàn lâm như: đầu tư hoàn toàn chi phí tổ chức hội thảo, tọa đàm của Viện Hàn lâm; hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện nghiên cứu ngoài kinh phí ngân sách nhà nước cấp.

- Kêu gọi các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội nghiệp vụ khoa học hoạt động với mục đích phi lợi nhuận thực hiện các yêu cầu, các đơn đặt hàng của Viện Hàn lâm.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trong chương 3, luận văn đã nêu lên những quan điểm của Đảng trong quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học nói chung và quan điểm của Đảng bộ Viện Hàn lâm trong hoạt động quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học. Cụ thể, luận văn đã đưa ra định hướng phát triển nghiên cứu khoa học; quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược về nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm.

Từ đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam: Ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là những bước quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho hoạt động khoa học; Đổi mới cơ chế quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học; Đổi mới chính sách phát triển nâng cao nguồn nhân lực; Đổi mới trong việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học; Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học; Thanh tra, kiểm tra; Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế. Những giải pháp trên nhằm nâng cao chất lượng quản lý của nhà nước về nghiên cứu khoa học, thúc đẩy sự phát triển của khoa học xã hội tại Viện Hàn lâm.

KẾT LUẬN

Phát triển khoa học xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng và phát triển khoa học nhằm góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luận văn “Quản lý nhà nước về nghiên cứu

khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” đã làm rõ những vấn

đề lý luận về phát triển khoa học xã hội ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý về nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học của cả nước.

Luận văn đã vận dụng những cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học đưa ra những khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn như khái niệm về quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy quản lý. Luận văn nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của nhà nước, các đặc điểm của quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học nói chung. Từ những kinh nghiệm về quản lý nhà nước ở Trung Quốc và Nhật Bản rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong nghiên cứu khoa học.

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng nghiên cứu khoa học và quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại Viên Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Việc tập trung phân tích các nội dung trong quản lý về nghiên cứu khoa học nhằm chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những nội dung đó. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm trong thời gian tới đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, thúc đẩy nền khoa học của Việt Nam ngày càng phát triển, theo kịp xu thế phát triển của thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2015, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Vũ Cao Đàm (2014), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb.

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Phan Huy Đường (2014), Giáo trình Quản lý công, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Tô Tử Hạ (2000), Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ, Hà Nội.

5. Tô Tử Hạ (2003), Từ điển hành chính, Nxb. Lao động- xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình lý luận hành chính nhà nước, Học viện hành chính, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Hiến (2003), Hành chính công, Nxb. Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội.

8. Học viện hành chính (2011), Giáo trình Quản lý nhà nước về xã hội. 9. Chu Xuân Khánh (2009), Giáo trình lý luận quản lý hành chính nhà nước, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Trần Ngọc Liêu (2009), Khoa học quản lý đại cương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Luật Khoa học và Công nghệ 2013. 12. Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

13. Bùi Văn Nhơn, Mai Hữu Khuê (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, Nxb. Lao động, Hà Nội.

14. Bùi Văn Quyết (2010), Giáo trình Quản lý hành chính công, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Thanh, Giáo trình kiểm tra và thanh tra giáo dục.

Quản lý xã hội, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

17. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia.

18. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020.

19. Nguyễn Thị Kim Uyên (2011), Giáo trình Đại cương về quản lý nhà nước, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

20. Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội.

21. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2011), Chiến lược Phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

22. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014, Hà Nội.

23. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2013), Viện Hàn lâm Khoa

học xã hội Việt Nam 60 năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

24. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015, Hà Nội.

25. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, Hà Nội.

26. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 111 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)