quả nghiên cứu khoa học; giải thưởng khoa học và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học của tổ chức, cá nhân;
Nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm trong những năm gần đây so với giai đoạn trước được đổi mới, có sự liên kết rộng rãi. Một số chương trình, đề tài nghiên cứu được thực hiện trong sự phối hợp, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các bộ, ngành và các địa phương. Một số dự án điều tra cơ bản lớn của Viện Hàn lâm có sự tham gia trực tiếp của các bộ, ngành và các địa phương: Phương pháp liên ngành trong hoạt động nghiên cứu đã được chú trọng áp dụng. Với sự tiếp cận đa chiều như vậy, kết quả nghiên cứu có chất lượng khoa học tốt hơn vì vậy, khả năng áp
dụng kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội vào thực tiễn được nâng cao hơn trước.
Những nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm trong những năm qua đang đi đúng hướng. Hệ thống chương trình và đề tài nghiên cứu của Viện Hàn lâm vừa coi trọng việc nâng cao trình độ nghiên cứu cơ bản, tích cực đổi mới phương pháp nghiên cứu, vừa gắn chặt hơn với đời sống thực tiễn và những yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Viện Hàn lâm đã tích cực tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều đề tài khoa học cấp Quốc gia thuộc các chương trình Tây Nam Bộ, Chương trình khoa học cấp Quốc gia. Ngoài 3 chương trình cấp Nhà nước trong mỗi kế hoạch 5 năm, Đảng và Chính phủ còn trực tiếp giao cho Viện Hàn lâm thực hiện những đề tài khoa học phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ trọng điểm được nêu trong Nghị quyết của Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI và Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương. Đây là một hình thức giao nhiệm vụ chưa có trong những giai đoạn trước. Điều này vừa thể hiện sự tín nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với Viện Hàn lâm, sự trưởng thành của Viện Hàn lâm, vừa mở ra những cơ hội cho Viện Hàn lâm, bằng hoạt động nghiên cứu của mình, phục vụ trực tiếp góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở tầm vĩ mô.
Việc đánh giá đề tài, nhiệm vụ khoa học: Các đề tài, nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước khi kết thúc được nghiệm thu thông qua Hội đồng khoa học của Viện. Chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ có thể lấy thêm ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập trước khi nghiệm thu nếu thấy cần thiết.
Các tiêu chí để đánh giá đề tài, nhiệm vụ được quy định trong Quy chế quản lý khoa học của Viện Hàn lâm khoa học xã hội, ban hành theo Quyết
định 343/QĐ-KHXH ngày 02 tháng 3 năm 2017 gồm:
- Mức độ đầy đủ của sản phẩm so với hợp đồng và sự phù hợp về mục tiêu, nội dung nghiên cứu của các sản phẩm chính của đề tài, nhiệm vụ so với hợp đồng.
- Tính cập nhật của tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước. - Đánh giá giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài, nhiệm vụ. - Đánh giá tính trung thực của kết quả nghiên cứu.
- Đánh giá kết quả nghiên cứu được công bố.
- Kết quả của đề tài, nhiệm vụ có đáp ứng các tiêu chí nội dung theo phương thức khoán chi.
Tiêu chí đánh giá giá trị thực tiễn của đề tài, nhiệm vụ là chưa hợp lý. Đối với các nghiên cứu khoa học xã hội, tiêu chí này là khó đánh giá do các kết quả của nghiên cứu đôi khi chưa thấy được giá trị thực tiễn ngay tại thời điểm thực hiện nghiên cứu mà phải trong thời gian lâu dài giá trị đó mới được bộc lộ.
Nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ:
- Đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ: được thực hiện qua 2 cấp là cấp cơ sở tại đơn vị chủ trì và cấp Viện Hàn lâm.
+ Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở: Việc thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm (sau đây gọi là đơn vị chủ trì) thực hiện. Hội đồng gồm 05 thành viên là các nhà khoa học, nhà quản lý có năng lực, am hiểu chuyên môn của đề tài, nhiệm vụ, có học vị tiến sĩ trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến đề tài, nhiệm vụ, ít nhất có 01 thành viên ngoài đơn vị chủ trì. Khi nghiệm thu ở cấp cơ sở xếp loại “Đạt” thì chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ khoa học hoàn chỉnh các báo cáo và để phòng Quản lý khoa học gửi hồ sơ đề nghị nghiệm thu cấp Bộ.
học, nhà quản lý có năng lực, có học vị tiến sĩ trở lên thuộc các thuộc chuyên ngành liên quan đến đề tài, nhiệm vụ. Hội đồng có 02 thành viên ngoài Viện Hàn lâm, trong đó có 01 phản biện. Ít nhất 01 thành viên hội đồng là lãnh đạo đơn vị chủ trì.
- Đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở: Sau khi đơn vị chủ trì nhận đủ hồ sơ theo quy định, Thủ trưởng đơn vị sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu. Hội đồng gồm 05 thành viên là các nhà khoa học có học vị thạc sĩ trở lên, trong đó có ít nhất 03 thành viên có học vị tiến sĩ, thuộc chuyên ngành có liên quan đến đề tài, nhiệm vụ, có ít nhất 01 thành viên ngoài đơn vị chủ trì. Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng đơn vị hoặc chuyên gia khoa học đầu ngành.
Theo báo cáo tổng kết cuối năm của Viện Hàn lâm giai đoạn 2013- 2017, toàn Viện Hàn lâm có 100% các đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ và cấp cơ sở đều được nghiệm thu đúng thời hạn và kết quả nghiệm thu đạt yêu cầu, không có đề tài, nhiệm vụ không đáp ứng yêu cầu, phải chỉnh sửa để nghiệm thu lại hoặc phải trả lại kinh phí cho Nhà nước.
Việc công bố kết quả hoạt động khoa học:
- Bản quyền các sản phẩm khoa học được thực hiện từ kinh phí của Viện Hàn lâm thì thuộc quyền sở hữu của Viện Hàn lâm.
- Sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu thì đơn vị chủ trì nộp kết quả thực hiện đề tài, nhiệm vụ gồm: bản in báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị, báo cáo chắt lọc và file cho các cơ quan: Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Thư viện Khoa học xã hội thuộc Viện Thông tin Khoa học xã hội; Đơn vị chủ trì;
- Các đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ sau khi nghiệm thu cấp Bộ xếp loại “Khá” trở lên và được Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu kết luận cho
phép xuất bản thì chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng trong thời gian 01 năm gửi Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
- Việc công bố kết quả nghiên cứu do chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ tiến hành. Kết quả nghiên cứu được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như: Các sách chuyên khảo; Báo cáo khoa học đăng trong tuyển tập khoa học chuyên ngành; Các bài báo đăng trên các tạp chí.
- Do lĩnh vực khoa học xã hội liên quan đến các vấn đề chính trị, tư tưởng, xã hội nên việc cung cấp thông tin về hoạt động và kết quả thực hiện các đề tài, nhiệm vụ khoa học ra bên ngoài cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, luật Báo chí và quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và các quy định của Viện Hàn lâm.
Bảng 2. 1. Số lƣợng sách, bài báo đăng trên tạp chí của đề tài, nhiệm vụ đƣợc công bố kết quả giai đoạn 2013-2017
STT Nội dung Năm
2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Sách chuyên khảo 27 35 27 30 18 2 Bài tạp chí 479 571 591 687 32
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)
Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học:
- Kết quả nghiên cứu của các đề tài, nhiệm vụ khoa học thực hiện bằng kinh phí của Viện Hàn lâm đã được nghiệm thu, có khả năng ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, không thuộc bí mật quốc gia có thể được ứng dụng, chuyển giao khi chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ đó có nhu cầu.
- Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội vào thực tiễn khó khăn hơn so với lĩnh vực khoa học công nghệ do cần đảm bảo tính ổn định về kinh tế- chính trị- xã hội.
Khen thưởng: Những đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ nộp hồ sơ nghiệm thu đúng thời hạn và đạt loại xuất sắc và 01 đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở tiêu biểu của mỗi đơn vị trực thuộc sẽ được Chủ tịch Viện Hàn lâm khen thưởng vào ngày Khoa học và Công nghệ hàng năm.
Việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm tuy đã có nhiều thay đổi nhưng cũng còn một số điểm chưa hợp lý như:
- Thành viên hội đồng nghiệm thu gồm phần lớn là các lãnh đạo, có những người không đúng chuyên ngành, không có đủ thời gian để nghiên cứu kỹ vấn đề, kết quả đánh giá nghiệm thu đề tài đôi khi chưa khách quan và chính xác do một số thành viên hội đồng còn có tình nể nang.
- Việc đánh giá chất lượng của đề tài nghiên cứu khoa học và công sức của nhà khoa học đôi khi chưa được đánh giá đúng do việc đánh giá còn dựa vào số trang được viết ra.
- Theo quy định, điểm đánh giá của các thành viên hội đồng của một đề tài không được chênh lệch nhau quá 10 điểm. Nhưng trên thực tế, khi việc này xảy ra thì thành viên hội đồng không có giải trình rõ ràng và hội đồng cũng không quan tâm đến việc này .
- Mức thù lao chi trả cho thành viên hội đồng đánh giá nghiệm thu còn thấp, chưa đủ sức để ràng buộc và tạo động lực để họ đầu tư thời gian nghiên cứu vấn đề nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác, đầy đủ.
- Kết quả nghiên cứu khoa học hiện nay ít được ứng dụng vào thực tế trong đời sống. Khoa học xã hội là lĩnh vực khó ứng dụng vào trong thực tiễn. - Trong Quy chế quản lý hoạt động khoa học của Viện Hàn lâm có quy định cơ chế khen thưởng đối với các đề tài, nhiệm vụ khoa học hoàn thành đạt kết quả xuất sắc và cơ chế xử phạt đối với các đề tài, nhiệm vụ khoa học không hoàn thành đúng tiến độ, nhưng trên thực tế việc khen thưởng và
xử phạt chưa được thực hiện một cách nghêm túc. Do đó chưa tạo động lực khuyến khích các chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ phát huy tính sáng tạo, tính chủ động cao trong quá trình thực hiện nghiên cứu.