Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 35 - 62)

1.4. Nội dung quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học

1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học

Chính phủ đã xây dựng quy định thành lập và quy chế hoạt động của hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở.

- Ngày 16/8/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, chịu trách nhiệm về hoạt động khoa học trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; có trách nhiệm xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học được phân công phụ trách; bảo đảm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hoa học của ngành, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về khoa học theo quy định của Chính phủ.

tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học, phát triển tiềm lực khoa học trên tất cả các lĩnh vực.

Đồng thời, xác định mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý với các tổ chức nghiên cứu khoa học và giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học với nhau. Ban hành các quy chế về quản lý nghiên cứu khoa học tạo sự thuận lợi cho việc phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học ở các ngành, các địa phương.

1.4.3. Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học; chức vụ khoa học; giải thưởng khoa học và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học của tổ chức, cá nhân;

- Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học được quy định như sau:

+ Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội sử dụng ngân sách nhà nước, khi kết thúc phải được đánh giá nghiệm thu khách quan, chính xác thông qua Hội đồng khoa học chuyên ngành. Người giao nhiệm vụ khoa học theo thẩm quyền quyết định nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học. Trong trường hợp cần thiết, người giao nhiệm vụ khoa học có quyền lấy thêm ý kiến tư vấn của tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định nghiệm thu.

+ Nhiệm vụ khoa học không sử dụng ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân tự tổ chức đánh giá, nghiệm thu. Trường hợp tổ chức, cá nhân không có khả năng tự tổ chức đánh giá, nghiệm thu thì có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ địa phương xem xét đánh giá, nghiệm thu.

ngân sách nhà nước có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khoẻ con người phải được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học có thẩm quyền thẩm định.

+ Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố công khai danh mục nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước đã được nghiệm thu. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tiêu chí, thủ tục đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học.

- Đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học:

+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước phải được đăng ký, lưu giữ tại cơ quan thông tin khoa quốc gia và tại cơ quan có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương chủ quản.

+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học không sử dụng ngân sách nhà nước được khuyến khích đăng ký, lưu giữ tại cơ quan thông tin khoa học quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương.

- Về trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học:

+ Đối với nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức ứng dụng, bố trí kinh phí, đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học do mình đề xuất đặt hàng hoặc đặt hàng sau khi được đánh giá, nghiệm thu và định kỳ hằng năm gửi báo cáo kết quả ứng dụng về Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Đối với nhiệm vụ khoa học không sử dụng ngân sách nhà nước mà tổ chức, cá nhân không có khả năng tự tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu thì có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về khoa học địa phương xem

xét tạo điều kiện ứng dụng.

+ Trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học không sử dụng ngân sách nhà nước được tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho Nhà nước thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, lưu giữ và xem xét tổ chức ứng dụng.

1.4.4. Tổ chức, quản lý công tác thẩm định khoa học và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nghiên cứu khoa học

- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ vào quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia để phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học trên cơ sở đề xuất của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước khác.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, phù hợp với các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên; phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài để bổ sung nguồn nhân lực khoa học, bảo đảm cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng miền; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho lĩnh vực khoa học ưu tiên, trọng điểm.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học cho đội ngũ nhân lực khoa học trên phạm vi cả nước.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tự đào tạo, tham gia, tài trợ cho việc đào tạo, đào tạo lại nhân lực, bồi dưỡng nhân tài khoa học; khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học; ưu tiên thu hút, đào tạo nhân lực khoa học cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

1.4.5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghiên cứu khoa học

và hoạt động của Thanh tra khoa học do Chính phủ quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra như một chức năng tất yếu của quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo rằng các cơ quan, các đối tượng quản lý thực hiện đúng những quy định đề ra bởi chủ thể quản lý. Cơ quan quản lý phải tổ chức kiểm tra cấp dưới theo 2 hình thức: kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra định kỳ, sau đó báo cáo lên cơ quan cấp trên.

- Thanh tra khoa học có nhiệm vụ:

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về khoa học;

+ Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học.

- Đoàn thanh tra và Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm về các kết luận, quyết định, biện pháp xử lý của mình trong quá trình thanh tra theo quy định của pháp luật. Việc phát hiện ra những sai phạm kịp thời giúp cơ quan quản lý nhanh chóng điều chỉnh các quyết định, ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho hệ thống quản lý. Việc thanh tra, kiểm tra cần phải nghiêm túc, không mang tính hình thức và không tổ chức cồng kềnh.

1.4.6. Quản lý hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học

Mở rộng hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu của phát triển khoa học. Các nước đang phát trển cần có sự quản lý các mối quan hệ hợp tác nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược và chính sách khoa học. Trọng tâm của hợp tác quốc tế là vấn đề tạo lập được một môi trường rộng mở cho sự giao lưu khoa học phù hợp với yêu cầu trong bối cảnh hiện nay. Thông qua việc trao đổi, học tập kinh nghiệm với các nước trên thế giới, chúng ta có thể nắm bắt được những kiến thức công nghệ tiên tiến. Đồng thời chúng ta cũng kế thừa những thành tựu đó để nâng cao tiềm lực, vị thế về khoa học.

Một số hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học:

khoa học trong khuôn khổ thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và quốc tế.

- Thu hút, thuê chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào chương trình, dự án nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo nhân lực khoa học, hoạt động khoa học khác ở Việt Nam.

- Từ đó có thể đưa ra một số biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế về khoa học :

+ Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học; Đẩy mạnh việc tham gia, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác khoa học.

+ Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực khoa học.

+ Xây dựng một số tổ chức, nhóm nghiên cứu khoa học đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học.

+ Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển khoa học Việt Nam.

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về nghiên cứu khoa học ở một số nƣớc trên thế giới

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc

Ngay từ thập niên đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã liên tục tiến hành cải cách thể chế quản lý nhà nước về khoa học nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ đất nước, phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trung Quốc đã có chính sách cải cách thể chế quản lý nhà nước về

khoa học theo một quy mô lớn và đi vào chiều sâu, gồm một số nhiệm vụ chính: - Cải cách quản lý kế hoạch, coi trọng cơ chế điều tiết của thị trường. Nhà nước chủ trương cải tiến quản lý kế hoạch theo hướng giảm dần tỷ lệ giao kế hoạch mang tính pháp lệnh, mở rộng phạm vi kế hoạch mang tính chỉ đạo, từng bước xoá bỏ phân cắt manh mún, thực hiện biện pháp quản lý nhiệm vụ theo chế độ chào hàng, hợp đồng và trách nhiệm.

- Tiến hành cải cách đối với cơ quan nghiên cứu khoa học, đồng bộ các khâu liên quan nhiều đến chất lượng đầu ra, hiệu quả thực tế. Đó là:

+ Cải cách thể chế quản lý cơ quan nghiên cứu khoa học.

+ Cải cách theo chiều sâu chế độ cấp phát theo hướng gắn với kết quả đầu ra, hiệu quả kinh tế cao; cấp đúng đối tượng, đúng quy trình, không rơi vãi thất thoát, kiểm tra, kiểm toán minh bạch.

+ Thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu tổ chức khoa học và công nghệ gọn nhẹ, liên thông, hợp lý, nhận đề tài theo hợp đồng khả thi, hữu ích.

- Cải cách thể chế quản lý cán bộ khoa học mạnh mẽ, phù hợp với nền kinh tế tri thức, hội nhập với thế giới. Nhà nước có chính sách cụ thể tôn vinh nhà khoa học giỏi, coi trọng hiệu quả, chất lượng thực sự của hoạt động khoa học, chú ý cán bộ trẻ. Các đãi ngộ về vật chất, lương, phụ cấp, danh hiệu, phần thưởng tinh thần... đều được chú trọng cải tiến theo hướng thiết thực, công bằng, hiệ đại. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện liên tục, rộng khắp; cán bộ khoa học được tạo điều kiện để học tập, trau dồi kiến thức, cạnh tranh lành mạnh, giao lưu rộng rãi cả trong nước và quốc tế. Về mặt ngân, sách, nhà nước đã tăng nhiều cả trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, ứng dụng triển khai và cả trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng; ngay từ khâu giáo dục phổ thông.

- Xây dựng hệ thống điều chỉnh vĩ mô nhằm đáp ứng sự năng động, tăng cường tốc độ của sự tiến bộ khoa học.

+ Hiện nay, đường lối lớn của lãnh đạo Trung Quốc vẫn là: Giải phóng tư tưởng, tiến cùng thời đại; Phát huy mọi lực luợng, tiềm năng của dân tộc để phục hưng dân tộc Trung Hoa; Tiếp thêm sức sống mới, sức trẻ cho lãnh đạo. Họ nhấn mạnh yếu tố “Phát triển” coi đó là nguyên tắc cốt lõi, là nhiệm vụ hàng đầu, là nguyên lý chi phối của mọi hoạt động.

+ Trung Quốc tích cực đổi mới chính sách, thể chế quản lý nhà nước về khoa học tạo nên môi trường mới, nhận thức mới, phương thức hoạt động mới, cách đánh giá mới, do đó bản thân khoa học phát triển, gắn với thị trường, với kinh tế- xã hội và đời sống thực tiễn...

1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản

- Chính phủ Nhật đã công bố chính sách nhập cư mới và chính sách này đã được cụ thể hóa từ cuối tháng 3 năm 2017. Nguồn nhân lực có tay nghề cao sau 1 năm làm việc tại Nhật Bản sẽ được cấp thẻ xanh. Những đối tượng phù hợp theo chính sách này là những lao động tay nghề cao trong lĩnh vực thông tin, công nghệ, du lịch hay những người giữ các chức vụ quản lý cao trong các công ty. Nhật Bản hiện đang là nước thu hút nhân lực khoa học từ khắp nơi trên thế giới bằng một số chính sách như thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài, đào tạo cán bộ nghiên cứu Nhật Bản ở nước ngoài... Chính phủ Nhật cũng khuyến khích thay thế nhập khẩu nhân lực khoa học chất lượng cao bằng nhân lực nội địa thông qua việc cử sinh viên đi nước ngoài học tập. Các sinh viên ưu tú được hỗ trợ tài chính để đi tu nghiệp ở nước ngoài, cập nhật các tư tưởng tiên tiến nhất tại những trường đại học hàng đầu ở Anh, Đức, Pháp.

- Chính sách về truyền thông: Để đẩy mạnh truyền thông về nghiên cứu khoa học, Chính phủ Nhật Bản luôn dành ưu tiên sử dụng những công nghệ truyền thông mới nhất để cung cấp thông tin về khoa hoc qua một trung tâm khoa học ảo. Đồng thời, tổ chức thuyết trình công khai các kết quả nghiên cứu khoa học tại nhiều trường đại học.

- Chính phủ Nhật Bản luôn muốn tăng cường, mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học. Nhật Bản mong muốn sử dụng năng lực của mình trong lĩnh vực khoa học để hợp tác với các nước khác.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học còn thiếu cơ chế cụ thể để điều phối hoạt động hiệu quả: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 35 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)