Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 29)

đánh giá, nghiệm thu và định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả ứng dụng về Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư phát triển khoa học, kinh phí sự nghiệp khoa học đúng mục đích và có hiệu quả; bảo đảm cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời, phù hợp với đặc thù và tiến độ kế hoạch khoa học để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học của địa phương và của cả nước.

+ Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin, thống kê về khoa học; báo cáo đầy đủ, trung thực số liệu thống kê khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước về khoa học có thẩm quyền.

+ Thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về khoa học theo thẩm quyền.

- Sở khoa học và công nghệ các tỉnh trực thuộc Trung ương: giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học, phát triển tiềm lực khoa học trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội tư vấn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn.

- Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã: Căn cứ vào tình hình địa phương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh xây dựng phương án trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoa học trên địa bàn. Tùy vào các trường hợp cụ thể, nhiệm vụ về khoa học được giao cho phòng kinh tế và phòng công thương phụ trách.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học khoa học

1.3.2.1. Cơ chế, chính sách

hiện thông qua tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị, bao gồm các đảng chính trị, thể chế nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp), thể chế và các tổ chức chính trị - xã hội. Các bộ phận này tham gia vào quá trình chính trị nhằm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra những điều kiện bảo đảm quyền hoạt động nghiên cứu khoa học cho các tổ chức, cá nhân, đồng thời cũng xác định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu, bảo đảm cho hoạt động này gắn kết và phục vụ cho yêu cầu phát triển của xã hội đúng với định hướng của Đảng, Nhà nước đề ra. Cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong việc phát triển của nền khoa học mỗi quốc gia. Cơ chế quản lý đúng đắn, phù hợp sẽ tạo động lực xã hội và trở thành công cụ phục vụ cho việc phát triển khoa học. Nếu cơ chế quản lý lạc hậu, đi ngược lại quy luật khách quan và định hướng xã hội thì sẽ làm kìm hãm, trì trệ các hoạt động nghiên cứu, dẫn đến hậu quả to lớn là đất nước sẽ phải tốn nhiều thời gian để có thể bắt kịp với xu hướng phát triển khoa học của các nước trên thế giới.

Những chính sách về pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính sách là công cụ điều tiết hữu hiệu của Chính phủ nhằm hướng hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ các mục tiêu chiến lược phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Với mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, Chính phủ có thể sử dụng một hệ thống các nhóm chính sách khác nhau: chính sách quản lý khoa học, chính sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, chính sách khuyến khích,...

Ở mỗi một thời kỳ phát triển thì chính phủ cần đưa ra những cơ chế và chính sách quản lý cho phù hợp để hoạt động nghiên cứu khoa học đạt được

hiệu quả cao. Trong giai đoạn hiện nay, việc chuyển mạnh quản lý khoa học từ cơ chế hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường; tách biệt quản lý giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống khoa học là cần thiết. Điều này sẽ tạo môi trường bình đẳng cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học; Phát huy dân chủ, nâng cao tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong khoa học xã hội.

1.3.2.2. Nguồn lực

Yếu tố nguồn lực bao gồm các thành phần như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh tế… Chúng ta sẽ đi tìm hiểu sự ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực đối với việc quản lý về nghiên cứu khoa học theo các thành phần của yếu tố này.

Nguồn nhân lực là yếu tố có vai trò quan trọng, là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định chất lượng, hiệu quả của quản lý trong nghiên cứu khoa học. Kết quả của hoạt động nghiên cứu phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực này - không chỉ là lực lượng cán bộ nghiên cứu mà còn bao gồm cả nhân lực tiếp nhận kết quả những nghiên cứu đó. Yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp đối với hoạt động quản lý của nhà nước. Hoạt động quản lý là do con người thực hiện và để phục vụ con người, do vậy chất lượng nguồn nhân lực có thể làm thay đổi đặc điểm cũng như cách thức quản lý. Năng lực của chủ thể quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động quản lý. Khi năng lực của chủ thể quản lý có chất lượng cao, nắm bắt được xu thế phát triển của đất nước cũng như trên thế giới sẽ đưa ra được những cách thức quản lý nghiên cứu khoa học phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của nền khoa học nước ta. Do đó các tổ chức chủ thể quản lý cần thường xuyên nâng cao năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm chuyên môn quản lý góp phần tăng cường chất lượng hoạt động quản lý. Yếu tố năng lực, cơ cấu quyền lực của chủ thể nhà nước trong quản lý còn thể hiện qua các nguồn lực sử dụng trong hoạt động quản lý như

nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, các thiết chế của bộ máy quản lý và bộ máy thi hành công vụ, quyền lực thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế và pháp lý trong quá trình quản lý xã hội.

Nguồn lực kinh tế cũng là yếu tố quan trọng tác động rất lớn đến việc quản lý trong khoa học. Sự vận động của nền kinh tế kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội mới nảy sinh buộc các nhà quản lý cần tính toán xây dựng cơ chế, chính sách quản lý để vừa giải quyết tình huống hiện tại, vừa hạn chế được những tác động sau này. Nguồn lực kinh tế cũng là công cụ tạo động lực cho hoạt động quản lý của nhà nước được tiến hành nhanh, đúng với mục tiêu, mục đích và định hướng phát triển.

1.3.2.3. Văn hóa- xã hội

Văn hóa- xã hội là lĩnh vực rất lớn nên ảnh hưởng của yếu tố văn hoá- xã hội đối với hoạt động quản lý được thể hiện trên nhiều khía cạnh như giá trị xã hội, tâm lý, truyền thống dân trí… Hệ thống các giá trị xã hội có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý. Đó là sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, chủng tộc, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích tạo nên một hệ thống các giá trị xã hội. Nền tảng văn hóa là yếu tố ảnh hưởng lớn đến đạo đức, cách làm việc của các nhà quản lý. Giá trị xã hội có vai trò định hướng khi các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình quản lý. Tính ỳ, quan liêu, lười sáng tạo của 1 bộ phận không nhỏ các nhà nghiên cứu trong xã hội hiện này cũng tác động lớn đến hiệu quả nghiên cứu. Các nhà quản lý cần hiểu rõ các yếu tố này, tránh hiện tượng chủ quan, quan liêu, máy móc để việc đưa ra cơ chế, chính sách quản lý đúng với thực tiễn trong xã hội.

Nét văn hóa của người Việt Nam là nét văn hóa cộng đồng, vai trò của tập thể được đề cao, cái tôi ít được chú trọng. Điều này khiến cho việc quản lý của nhà nước là quản lý một nhóm người, một tập thể. Những chuẩn mực của cộng đồng chi phối, ảnh hưởng không nhỏ đến các cá nhân nên họ đôi khi

không dám thể hiện chính kiến, quan điểm của mình. Vì thế dẫn đến tình trạng nhân viên thiếu tính chủ động, thiếu ý thức trách nhiệm, ỷ lại vào tập thể, hạn chế tính sáng tạo của các cá nhân. Nhà nước cần nắm bắt rõ những điều này để đưa ra những biện pháp quản lý cho phù hợp, thúc đẩy quá trình nghiên cứu phát triển đúng với xu thế chung của thế giới.

1.3.2.4. Hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế tất yếu đối với sự phát triển của thế giới ngày nay. Nó có vai trò thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, khoa học luôn đóng vai trò quan trọng như tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Toàn cầu hóa vừa mang lại cho công tác quản lý động lực tích cực, vừa đặt ra cho công tác quản lý những thách thức lớn, nhất là yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý cũng như hiệu quả nghiên cứu khoa học. Toàn cầu hóa dẫn tới những thay đổi về quan điểm quản lý của nhà nước, phá vỡ những quan điểm quản lý truyền thống, chuyển từ quan điểm quan liêu sang quan điểm hoạt động nhằm tiết kiệm các chi phí và đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu. Để việc phát triển khoa học đi đúng với xu thế của thế giới thì Đảng và Nhà nước ta cần phải xác định rõ những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với lĩnh vực này để đưa ra những cơ chế, chính sách trong quản lý cho phù hợp.

Nhờ vào quá trình toàn cầu hóa, nền khoa học nước ta đang dần hội nhập và giao lưu với nền khoa học trên thế giới, giúp cho nước ta học tập và tiếp thu được những kinh nghiệm và thành tựu khoa học trên thế giới. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút được sự quan tâm của một số nước trên thế giới vào lĩnh vực khoa học. Nhà quản lý lúc này cần sử dụng các chính sách, cơ chế để mở ra các chương trình hợp tác đào tạo nhân lực về

khoa học có trình độ cao, có khả năng tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng những thành tựu khoa của thế giới để sự nghiệp phát triển nền khoa học quốc gia ngày càng hiện đại hơn.

1.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về nghiên cứu khoa học

Quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng lớn tới việc triển khai và kết quả của nghiên cứu. Nội dung quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học là những việc mà nhà nước phải làm để nghiên cứu khoa học của đất nước phát triển hơn nữa; bao gồm các nội dung sau:

1.4.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nghiên cứu khoa học luật về nghiên cứu khoa học

Môi trường thể chế và hệ thống pháp luật về khoa học của Việt Nam đang dần được hoàn thiện thể hiện ở việc Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản khẳng định rõ quan điểm, đường lối và tầm nhìn dài hạn về phát triển khoa học. Những quan điểm chỉ đạo của nhà nước ta đối với hoạt động nghiên cứu khoa học về phương hướng phát triển được thể hiện qua một số văn bản:

- Luật Khoa học và Công nghệ là văn bản pháp lý cơ bản cho hoạt

động khoa học và công nghệ, quy định về tổ chức và cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện khoa học và công nghệ; biên pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trong đó bao gồm cả hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 ra đời thay thế cho Luật Khoa học và công nghệ năm 2000, đây là một tiến bộ lớn trong tư duy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Điểm mới trong Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 là dựa trên nguyên tắc tôn trọng bản chất, đặc thù của hoạt động khoa học, bối cảnh kinh tế- xã hội trong nước và xu thế phát triển trên thế giới.

triển khoa học và công nghệ phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, xác định phương hướng và bước đi trong phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ, những yêu cầu cơ bản với nghiên cứu- triển khai cũng như các giải pháp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.

- Các văn bản quy phạm pháp luật: hướng dẫn thi hành Luật khoa

học và công nghệ, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, trong đó có những hướng dẫn đối với hoạt động nghiên cứu- triển khai và các hoạt động có liên quan đến nghiên cứu- triển khai.

- Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó có hoạt động nghên cứu- triển khai, được xây dựng cho dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Kế hoạch 5 năm và hàng năm định rõ mục tiêu cụ thể của các hoạt động nghiên cứu- triển khai và các hoạt động khoa học và công nghệ khác, phương hướng những biện pháp cơ bản nhằm thực hiện các mục tiêu đó.

1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học

Chính phủ đã xây dựng quy định thành lập và quy chế hoạt động của hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở.

- Ngày 16/8/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, chịu trách nhiệm về hoạt động khoa học trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; có trách nhiệm xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học được phân công phụ trách; bảo đảm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hoa học của ngành, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về khoa học theo quy định của Chính phủ.

tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học, phát triển tiềm lực khoa học trên tất cả các lĩnh vực.

Đồng thời, xác định mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý với các tổ chức nghiên cứu khoa học và giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)