Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 108 - 109)

Để bộ máy quản lý vận hành được thông suốt, có hiệu quả thì trách nhiệm của các chủ thể quản lý và sự phân cấp trong quản lý cần được đề cao. Viện Hàn lâm cần thực hiện một số giải pháp để bộ máy quản lý về nghiên cứu khoa học được hoàn thiện.

- Hiện nay số lượng các Viện trực thuộc trong Viện Hàn lâm còn nhiều. Nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, Viện Hàn lâm có thể thu gọn số Viện trực thuộc: ghép các Viện trong cùng khối nghiên cứu với nhau, thu hẹp số phòng nghiên cứu và phòng thuộc khối phục vụ với nhau nhằm giảm đầu mối quản lý. Việc sắp xếp lại bộ máy quản lý, tinh giảm số lượng đầu mối quản lý và cán bộ quản lý là vấn đề khó khăn, phức tạp và nhạy cảm; vấn đề này liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân. Việc tinh giảm biên chế dẫn đến kết quả là số lượng cán bộ làm việc ít đi, khối lượng công việc tăng lên, trách nhiệm của các cán bộ trong Viện tăng lên nhưng thu nhập của họ lại không được tăng lên. Do đó, Viện Hàn lâm cần thực hiện sàng lọc cán bộ thật kỹ để lựa chọn được những cán bộ giỏi, thực tài. Muốn tuyển chọn được cán bộ giỏi thì các tiêu chí xét tuyển, thi tuyển cần phải chuẩn, thực hiện phỏng vấn trực tiếp để nhận biết, lựa chọn người có phẩm chất, năng lực phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.

- Thực hiện sự phân cấp trong quản lý nói chung, quản lý nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm nói riêng sẽ tránh được sự chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý và thực hiện nghiên cứu khoa học. Phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý về nghiên cứu khoa học giữa các bộ phận. Quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận làm công việc quản lý để mọi người có tinh thần, trách nhiệm với những nhiệm vụ được giao, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm.

nhiệm của các chủ thể quản lý nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm là vô cùng quan trọng. Lãnh đạo Viện Hàn lâm cần xác định rõ những chủ trương, phương hướng nghiên cứu khoa học, từ đó góp phần đưa ra được những chủ trương, chỉ đạo có tính khoa học cao và sát với những quan điểm, mục tiêu mà Viện đã đề ra.

- Tập trung vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nghiên cứu khoa học. Thay đổi phương pháp quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học: Viện Hàn lâm cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng các chính sách về nghiên cứu khoa học trên nền tảng các định hướng, kế hoạch, quy hoạch.

- Đổi mới phương thức xây dựng nhiệm vụ khoa học, hoàn thiện quy trình tuyển chọn, tiêu chí tuyển chọn. Đổi mới phương thức lựa chọn chuyên gia, nhà khoa học tham gia các hội đồng khoa học để đảm bảo tính khách quan, minh bạch; Xây dựng cơ chế mời chuyên gia phản biện độc lập trong và ngoài nước, sửa đổi những điểm bất cập trong các mẫu phiếu đánh giá, tiêu chí xét duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)