Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 77)

Việc quản lý về nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm trong thời gian qua đã thu được một số thành tựu nổi bật như:

- Nghiên cứu khoa học đã được triển khai đúng kế hoạch với tinh thần chủ động, sáng tạo; các đề tài nghiên cứu khoa học đã bám sát yêu cầu của đời sống, gắn nghiên cứu với các yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển; việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch được tiến hành bài bản, quy củ; việc đánh giá nghiệm thu đã được đổi mới theo hướng chú trọng chất lượng và hiệu quả của các công trình, đề tài nghiên cứu.

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng giúp các cán bộ vững hơn về chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Viện Hàn lâm luôn là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm tăng đáng kể về số lượng cũng như chất lượng. Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức cán bộ, năm 2013, Viện Hàn lâm có tổng số 1.948 cán bộ trong biên chế, trong đó có 12 giáo sư, 132 phó giáo sư, 230 tiến sĩ, 457 thạc sĩ và 1.116 cán bộ có trình độ đại học; Tính đến quý I năm 2017, Viện Hàn lâm hiện nay có tổng số 2.029 cán bộ trong biên chế, trong đó có 12 giáo sư, 03 Phó giáo sư.Tiến sĩ khoa học, 140 Phó giáo sư, 345 tiến sĩ, 818 thạc sĩ và 517 cán bộ, viên chức có trình độ đại học. Tổng số cán bộ của Viện Hàn lâm từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2017 tăng lên 81 người (tăng gần 4%). Đa số các cán bộ này đều tham gia công tác nghiên cứu khoa học.

- Các hoạt động đối ngoại luôn tuân thủ các chủ trương, đường lối, quy định của Đảng và Nhà nước, luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của Đảng và Nhà nước giao cho Viện Hàn lâm, cũng như các nhiệm vụ trọng điểm của Viện Hàn lâm.

- Viện Hàn lâm đã phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động đối ngoại, đảm bảo các đoàn ra thực hiện thiết thực và hiệu quả, bảo đảm các hoạt động hội nghị, hội thảo và đón

tiếp khách quốc tế thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và pháp luật. - Tận dụng tốt các cơ hội hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng nghiên cứu và tư vấn chính sách cũng như nâng cao năng lực cho cán bộ Viện trong quá trình hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và thông tin đối ngoại nhằm giành sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với Việt Nam.

- Quan hệ với các đối tác quốc tế chú trọng đến chất lượng. Các hoạt động phối hợp với các đối tác quốc tế đều bảo đảm thực hiện nguyên tắc tự chủ, bình đẳng, cùng có lợi, tạo hiệu quả khoa học cao và góp phần nâng cao uy tín quốc tế của Viện Hàn lâm.

2.3.2. Hạn chế

Song song với những thành tích đạt được thì quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm cũng gặp phải một số hạn chế như sau: - Đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong Viện Hàn lâm còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các cán bộ đầu ngành giỏi khi về hưu thì đội ngũ cán bộ trẻ kế cận còn hạn chế, chưa đủ năng lực và kinh nghiệm. Số lượng các công trình khoa học, các bài báo đăng tạp chí quốc tế còn hạn chế. Công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Cán bộ phòng quản lý khoa học ở các đơn vị cũng thường xuyên thay đổi (trung bình mỗi người làm không quá 2 năm) dẫn tới việc theo dõi, chấp hành các quy định của Nhà nước và Viện Hàn lâm còn hạn chế. Mặc dù làm kiêm nhiệm, nhưng các cán bộ này không có phụ cấp thêm, và để đảm bảo thu nhập đủ sống, nhân sự này cũng làm thêm các công việc khác như nghiên cứu hay hỗ trợ các đề tài nghiên cứu, dẫn đến việc phân tán tập trung cho công việc, làm giảm tính chuyên nghiệp của cán bộ.

- Đầu tư tài chính cho khoa học xã hội còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học. Thời gian gần đây, kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động đối ngoại giảm mạnh trong khi các yêu

cầu và nhiệm vụ hội nhập và nghiên cứu quốc tế ngày càng tăng. Do việc hạn chế về kinh phí nên các đoàn ra của Viện Hàn lâm chủ yếu nhằm mục đích xây dựng quan hệ hoặc dự hội thảo, việc tiến hành trao đổi chuyên môn sâu hoặc khảo sát thực địa để tìm hiểu sâu các vấn đề quan tâm tại nước ngoài chưa thực hiện được.

- Cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học còn chậm đổi mới và mang nặng tính hành chính. Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm chưa thưc sự tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn bên ngoài ngân sách nhà nước. Việc hoàn chỉnh hồ sơ về việc tổ chức, quản lý hội thảo, hội nghị quốc tế thường kéo dài thời gian ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động hợp tác quốc tế của các đơn vị trong Viện Hàn lâm.

- Hiện nay số lượng người có đủ trình độ ngoại ngữ, đủ trình độ chuyên môn, đủ kỹ năng và kinh nghiệm làm việc quốc tế ở Viện Hàn lâm còn hạn chế. Các nhà nghiên cứu ở Viện Hàn lâm còn thiếu các kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp, đàm phán, lập kế hoạch cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đối ngoại của các đơn vị.

2.3.3. Nguyên nhân

Những hạn chế trên chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan là cơ bản. - Mặc dù Nhà nước đã có chính sách cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập như Viện Hàn lâm chuyển đổi thực hiện quản lý theo cơ chế tự chủ, nhưng nhìn chung Viện còn coi đó là thách thức chứ không phải là cơ hội mở rộng không gian đổi mới hệ thống, nâng cao nội lực, tạo động lực làm việc mới và khẳng định vị thế trong bối cảnh mới. Sức ỳ và tâm lý ỷ lại vào bao cấp nhà nước thể hiện rõ trong việc triển khai các hoạt động đối ngoại, vốn đòi hỏi không chỉ năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, trình độ chuyên môn, tiềm lực tài chính, mà cả sự chủ động, năng động và kỹ năng phối hợp cao.

- Tầm nhìn và năng lực, kinh nghiệm hoạt động quốc tế của cán bộ lãnh đạo đơn vị cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả khai thác kênh đối ngoại của đơn vị. Các đơn vị hoạt động đối ngoại không hiệu quả đều có lãnh đạo hạn chế về trình độ ngoại ngữ, đào tạo ở trong nước, ít kinh nghiệm làm việc với đối tác nước ngoài, tham gia các dự án quốc tế, và đặc biệt không coi trọng việc mở rộng quan hệ quốc tế do không ý thức đầy đủ về các cơ hội có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài của đơn vị và của ngành mình nói chung. Nhiều lãnh đạo đơn vị coi việc tiếp nhận học giả quốc tế đến làm việc tại đơn vị là phiền phức, và nếu có tiếp nhận thì cũng bỏ lửng học giả chứ không có ý thức khai thác "chất xám" hay kinh nghiệm của học giả.

- Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng tuyển dụng đầu vào, của các đơn vị cũng là một nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng kết quả hoạt động đối ngoại của các đơn vị. Trong cơ chế thị trường, ngành khoa học xã hội khó hấp dẫn các sinh viên giỏi theo học, và bên cạnh đó môi trường làm việc nghiên cứu thu nhập thấp, đòi hỏi cao về bằng cấp, kinh nghiệm, và đặc biệt thiếu năng động của các đơn vị nghiên cứu nhà nước, khó thu hút các bạn trẻ có năng lực cao vào làm việc. Viện Hàn lâm đã có cơ chế đặc cách tuyển dụng các sinh viên giỏi toàn diện, tuy nhiên trong nhiều năm qua không tuyển được người theo cơ chế này. Với nguồn nhân lực bổ sung chủ yếu là người có trình độ học vấn trung bình, kỹ năng làm việc hạn chế, trình độ tiếng Anh thấp thì các đơn vị sẽ cần nhiều thời gian và nguồn lực để đầu tư, đào tạo để đáp ứng đòi hỏi công việc, chưa nói đến việc mở rộng quan hệ quốc tế và nâng cao vị thế quốc tế của đơn vị. Mặt khác, thế hệ các nhà khoa học được đào tạo bài bản ở nước ngoài đang lần lượt về hưu, trong khi thế hệ mới chưa đủ khả năng thay thế, tạo thách thức lớn về nhân lực cho đơn vị trong việc triển khai các hoạt động, trong đó có hoạt động hợp tác quốc tế.

việc theo kinh nghiệm của bản thân và học hỏi kinh nghiệm của người đi trước chứ không được đào tạo cơ bản chuyên môn về quản lý nghiên cứu khoa học nên khi thực hiện quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

- Các văn bản liên quan đến quản lý nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất, chưa ban hành kịp thời so với thực tế; việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các mẫu, biểu còn chậm.

- Cơ chế đãi ngộ cho đội ngũ quản lý và đội ngũ nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm còn chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ quản lý nghiên cứu khoa học với thu nhập ít ỏi từ lương và thù lao trong các Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu thì không có khoản thu nhập nào khác. Do đó, họ chưa thực sự chuyên tâm trong công việc.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong chương 2, trên cơ sở tìm hiểu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển cũng như cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, luận văn đã đưa ra được một số đặc điểm quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học Viện Hàn lâm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nghiên cứu khoa học.

Luận văn cũng đi vào tìm hiểu thực trạng quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, gồm một số nội dung như: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về nghiên cứu khoa học;Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học; Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học; chức vụ khoa học; giải thưởng khoa học và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học của tổ chức, cá nhân; Chính sách phát triển nguồn nhân lực, tài chính; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghiên cứu khoa học; Quản lý hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học.

Qua tìm hiểu thực trạng quản lý về nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm, luận văn cũng chỉ ra một số những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Viện Hàn lâm cũng đã đạt được một số thành tựu. Luận văn cũng chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó trong nghiên cứu khoa học để đề xuất một số giải pháp trong chương 3.

Chƣơng 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

3.1. Quan điểm của Đảng trong quản lý nhà nƣớc về nghiên cứu khoa học

Các quan điểm của Đảng về khoa học và công nghệ được thể hiện cụ thể và phát triển qua mỗi thời kỳ, nhằm giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng, đồng thời xây dựng tiềm lực khoa học cho những bước phát triển kế tiếp của đất nước. Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghị quyết TW2 -Khóa VIII) có đưa ra một số nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa học và công nghệ, trong đó có lĩnh vực khoa học xã hội:

- Vận dụng sáng tạo kỹ thuật, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học; nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa tư bản hiện đại, những biến đổi trong quan hệ quốc tế; dự báo xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và đất nước. Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Qua thực tiễn, tư duy lý luận của Đảng ta được nâng cao, nhận thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường lên chủ nghĩa xã hội. Sự vận dụng và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên nhân cơ bản của những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Minh vẫn luôn là cơ sở lý luận, phương pháp luận của Đảng ta, là cơ sở và nền tảng sự phát triển khao học ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng khoa học.

Sự nghiệp đổi mới của nước ta trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực khoa học đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng nhờ vào việc chúng ta nhận thức đúng đắn bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở khách quan, dám nhìn thẳng vào sự thật và chấp nhận thách thức. Chúng ta phải cương quyết phê phán những quan điểm đi ngược lại những gì thuộc về bản chất, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, phải dựa chắc trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê- nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để đánh giá đúng đắn tính chất, hiệu quả từng bước đi, từng sách lược xây dựng, phát triển đất nước và khắc phục và hoạch định cho sự phát triển đi lên.

- Nghiên cứu lý luận và chính sách quản lý kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tổ chức và phương pháp hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; nghiên cứu vấn đề đảng cầm quyền và xây dựng đảng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tham khảo kinh nghiệm phát triển của thế giới, đề xuất luận cứ khoa học về mô hình và các giải pháp quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

những điều đúng đắn, loại bỏ những gì hiểu sai, làm sai, bổ sung những nhận thức mới, đáp úng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới. Quá trình đổi mới ở Việt Nam, ban đầu, cái cũ và cái mới tồn tại xen kẽ nhau, cái mới dần được khẳng định và thay thế cái cũ. Công cuộc đổi mới ở nước ta luôn lấy sự ổn định chính trị- xã hội làm tiền đề, làm điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)