Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 99 - 108)

- Viện Hàn lâm cần tiến hành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật sao cho kịp thời nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện nghiên cứu khoa học cũng như việc quản lý nghiên cứu khoa học, hạn chế xảy ra hiện tượng trì trệ trong thực hiện nghiên cứu khoa học do chưa hiểu biết đúng. Khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành thì Viện Hàn lâm phải tiến hành nghiên cứu để xây dựng văn bản hướng dẫn để những người quản lý nghiên cứu khoa học nắm bắt được thông tin một cách chính xác và nhanh chóng. Việc hướng dẫn triển khai cần được thực hiện một cách có trách nhiệm, chủ động xử lý những vấn đề phức tạp để đảm bảo chất lượng và tiến độ. Việc phân công, cử lãnh đạo, cán bộ tham dự triển khai văn bản quy phạm pháp luật cần đúng thành phần, thưc hiện đầy đủ. Những cán bộ hướng dẫn triển khai văn bản quy phạm pháp luật cần có chuyên môn sâu rộng, có nghiệp vụ giỏi để hiểu được nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật giúp cho việc phổ biến triển khai có hiệu quả cao.

3.3.2. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học khoa học

3.3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính

- Tự chủ về tài chính: Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo phương thức khoán chi quỹ lương, hoạt động bộ máy và kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học, cơ chế sử dụng nguồn tài chính theo hướng giảm số lượng các đề tài và tăng kinh phí thực hiện của các

đề tài, nhiệm vụ khoa học nhằm nâng cao chất lượng cho đề tài, nhiệm vụ khoa học.

- Tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế cho phát triển khoa học: Tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức khoa học khai thác nguồn vốn ngoài nước từ hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau: hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương, đa phương; khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, thành lập tổ chức khoa học tại Việt Nam dưới nhiều hình thức (hợp tác, liên kết giữa bên Việt Nam và các bên nước ngoài; các tổ chức khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài…).

- Có những chính sách đãi ngộ, nâng cao kinh phí nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học. Tạo cơ chế phù hợp và linh hoạt cho việc quyết toán tài chính đối với các đề tài nghiên cứu khoa học: Tăng mức chi đối với các hoạt động phục vụ đề tài, nhiệm vụ khoa học: tăng phụ cấp cho chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ khoa học, tăng mức chi đối với Hội đồng xét duyệt và Hội đồng nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ khoa học nhằm tăng tính trách nhiệm của họ đối với kết quả nghiên cứu.

- Trao quyền chủ động cho chủ nhiệm đề tài, nhiệm khoa học trong việc sử dụng kinh phí, có thể chi không theo định mức quy định nhưng vẫn phải đảm bảo về mặt thủ tục hành chính như có đầy đủ hóa đơn, chứng từ cần thiết chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của việc chi các khoản trong dự toán.

- Cần sớm khắc phục triệt để tình trạng hành chính hoá trong việc quản lý hoạt động khoa học xã hội bằng cách đổi mới căn bản cơ chế phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước thông qua chế độ đấu thầu chương trình đề tài và dự án khoa học các cấp; thông qua chế độ xét chọn đề tài, dự án và khoán gọn toàn bộ kinh phí đề tài, dự án dựa trên kết quả đầu ra theo hợp đồng khoa học, đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng của khâu tuyển chọn người, cơ quan chủ trì và khâu nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu

của để tài, dự án khoa học.

- Xây dựng các quy định đầu tư, phân bổ ngân sách nhà nước có căn cứ khoa học theo loại hình nghiên cứu, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý luận, hoạch định đường lối, chính sách. Nhà nước cần có chính sách đầu tư thích đáng cho nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu ứng dụng, điều tra, nghiên cứu tổng kết thực tiễn của lĩnh vực khoa học xã hội. Trước mắt, Nhà nước cần nâng mức đầu tư cho khoa học xã hội tương đương mức đầu tư cho khoa học tự nhiên cũng như khoa học kỹ thuật và công nghệ. Cần nghiên cứu, xác định tỷ lệ đầu tư hợp lý giữa ba lĩnh vực: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đồng thời, nâng mức đầu tư cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để khoa học xã hội có thêm nguồn đầu tư cho các hoạt động khoa học nói chung, cho nghiên cứu cơ bản nói riêng.

- Có chính sách phù hợp để thu hút các nhà khoa học trẻ có triển vọng như: chọn lọc những sinh viên xuất sắc từ các trường đại học, thành lập các nhóm ươm tạo tài năng khoa học dưới sự chỉ đạo của các nhà khoa học giỏi; Thực hiện giao đề tài có kinh phí phù hợp cho các cán bộ trẻ có năng lực từ nước ngoài trở về làm chủ nhiệm, xây dựng nhà ở tập thể cho các cán bộ trẻ thuê với giá ưu đãi.

- Nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ nghiên cứu nói riêng, Viện Hàn lâm có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong công tác. Viện Hàn lâm luôn đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thể hiện thông qua thực hiện Thông tư 21, Nghị định 40 về việc thăng hạng đặc cách không qua thi cho viên chức.

3.3.2.2. Giải pháp về chính sách trong quản lý các nghiên cứu khoa học

và hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/ NĐ-CP ngày 14/12/2015 quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức này. Nghị định số 16 ra đời đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng về đổi mới tư duy quản lý. Theo đó, Viện Hàn lâm cần thực hiện sắp xếp, chuyển đổi mô hình hoạt động về hoạt động nghiên cứu khoa học: Tiến hành các hoạt động khoa học khác theo quy định của pháp luật như liên kết, hợp tác, ký hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ khoa học. Đồng thời, Viện Hàn lâm cần xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số cán bộ trong Viện và kinh phí hoạt động thường xuyên và hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp thực tiễn.

- Viện Hàn lâm cần tiếp tục đẩy mạnh việc cử cán bộ khoa học ra nước ngoài học tập, thuê chuyên gia nước ngoài đào tạo, tư vấn khoa học để các cán bộ trong Viện tiếp thu các kiến thức khoa học mới, tiên tiến trên thế giới.

- Viện Hàn lâm cần thúc đẩy những chính sách tạo thị trường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư khoa học xã hội thông qua việc ký kết hợp đồng xây dựng và thực hiện các chương trình đề tài, dự án khoa học với các bộ, ngành và địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua các dịch vụ khoa học; đồng thời, việc tạo hành lang pháp lý khuyến khích các Viện trực thuộc tự tìm kiếm, huy động các nguồn vốn phục vụ nghiên cứu và đào tạo.

- Thực hiện cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học: không quan tâm nghiên cứu khoa học được tiến hành như thế nào mà chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng. Điều này giúp cho nhà khoa học thoải mái hơn trong cách thức làm việc đem lại hiệu quả nghiên cứu cao. Đồng thời cần thành lập hội đồng thẩm định nghiên cứu khoa học tâm huyết, không bị ảnh hưởng bởi tiền hay các

mối quan hệ để việc đánh giá các nghiên cứu khoa học được thực hiện một cách khách quan.

- Viện Hàn lâm cần áp dụng rộng rãi cơ chế cạnh tranh, công khai, dân chủ trong việc tuyển chọn các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học trên cơ sở những tiêu chí lựa chọn công khai, minh bạch bằng cách đăng các thông tin đó trên trang web của Viện để các cơ quan, tổ chức có nhu cầu đấu thầu nắm bắt được thông tin một cách chính thống.

- Việc thay đổi phong cách, quy trình tổ chức công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm là rất cần thiết: Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Hội đồng khoa học của Viện Hàn lâm và các Viện trực thuộc Viện Hàn lâm; ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng đội ngũ quản lý khoa học theo hướng chuyên nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới công tác quản lý.

3.3.2.3. Giải pháp về chính sách phát triển nguồn nhân lực

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, để đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động nghiên cứu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Viện Hàn lâm cần thực hiện một số biện pháp như:

- Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm, năng lực quản lý, đạo đức công vụ đối với các cán bộ, tập thể cán bộ có chức năng, nhiệm vụ quản lý và phát triển nghiên cứu khoa học xã hội. Giai đoạn 2013- 2017, Viện Hàn lâm mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và các kiến thức về nghiên cứu khoa học cho cán bộ trong Viện 1 lần/năm. Do ngành khoa học xã hội có tính đặc thù, thay đổi thường xuyên liên tục bởi hội nhập quốc tế, xã hội hóa làm phá vỡ những nét văn hóa cũ, tạo thêm những nét văn hóa mới nên Viện Hàn lâm cần phải tăng số lần bồi dưỡng kiến thức trong 1 năm để các cán bộ quản lý cập nhật được những kiến thức mới phù hợp xu hướng phát triển của đất nước và thế giới.

- Viện Hàn lâm cần xây dựng những chính sách nhằm tạo động lực cho cán bộ quản lý khoa học, có chính sách trọng dụng, thu hút những cán bộ quản lý trẻ, có năng lực tạo môi trường làm việc thuận lợi để các cán bộ quản lý phát huy được năng lực của bản thân. Hàng năm, Viện Hàn lâm cần xây dựng kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa học phù hợp với các chuyên ngành, lĩnh vực nghiên cứu đáp ứng nhu cầu thực tế; định kỳ đào tạo lại cho các cán bộ quản lý nhằm cập nhật các kiến thức và kỹ năng quản lý mới cho các cán bộ. Đẩy mạnh khuyến khích đào tạo cán bộ nghiên cứu và quản lý tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Sau khi đào tạo, Viện Hàn lâm cần có những chính sách sử dụng các cán bộ quản lý khoa học một cách có hiệu quả nhằm hạn chế sự lãng phí kinh phí đào tạo.

Thực hiện những chính sách đãi ngộ cho cán bộ đảm bảo tính công bằng, công khai và minh bạch, chế độ khen thưởng đối với những nghiên cứu khoa học có đóng góp lớn trong khoa học xã hội. Xây dựng các chính sách về tiền lương, thưởng cho những cán bộ giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mức khen thưởng căn cứ vào chức vụ, bằng cấp của từng đối tượng. Khi thu nhập của các cán bộ đáp ứng được cuộc sống thì họ sẽ chuyên tâm phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp khoa học tại Viện Hàn lâm.

- Các nhà quản lý nghiên cứu khoa học xã hội phải nâng cao hiểu biết, khả năng phân tích và dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành và của đơn vị; có tầm nhìn sâu rộng và nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển khoa học xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, của ngành và đơn vị để hoạch định chính sách có tính khả thi và đạt hiệu quả cao.

- Đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm. Từ đó, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ, viên chức,

công chức nhằm tiết kiệm chi phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng của Viện. Các cán bộ, công chức, viên chức này sẽ được tham gia các lớp, các khóa đào tạo về các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với nhu cầu từng đối tượng. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện Hàn lâm còn hạn chế nghiên cứu những vấn đề mới, vấn đề mà xã hội đang cần. Do đó, tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn của các đề tài/nhiệm vụ khoa học còn bị hạn chế.

- Tính đến quý I năm 2017, số lượng cán bộ có trình độ của Viện Hàn lâm là 12 giáo sư, 03 Phó giáo sư.Tiến sĩ khoa học, 140 Phó giáo sư, 345 tiến sĩ, 818 thạc sĩ và 517 cán bộ, viên chức có trình độ đại học nhưng có một số cán bộ chưa làm hết năng lực của mình đối với công việc cơ quan mà dành phần lớn thời gian tham gia làm thêm các chương trình, dự án bên ngoài. Viện Hàn lâm cần xây dựng chế độ tăng tiền lương, thưởng một cách kịp thời để huy động nguồn lực chất lượng cao làm hết năng lực tham gia nghiên cứu khoa học như tăng hệ số thâm niên, hệ số phụ cấp chức vụ, hệ số phụ cấp cho các cán bộ trẻ có thành tích làm việc xuất sắc.

- Viện Hàn lâm tạo điều kiện tổ chức nhiều các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học để đội ngũ cán bộ nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu với nhau.

- Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ nghiên cứu khoa học theo các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên mà Đảng và Nhà nước đã xác định, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với các cán bộ, viên chức hoàn thành tố chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về khoa học cần được quan tâm hơn nữa. Cần xây dựng và quy hoạch hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học; thường xuyên cải tiến nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nghiên cứu phù hợp với nhu cầu thực tiễn; Kết hợp đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học theo hướng trẻ hóa đội ngũ.

Để đội ngũ cán bộ khoa học trong Viện Hàn lâm có trình độ chuyên môn cao, ngoài việc đào tạo nâng cao trình độ cho họ thì Viện Hàn lâm cũng cần thay đổi cách thức bước tuyển dụng đầu vào nhằm tuyển chọn được những người có trình độ cao ngay từ bước đầu, hạn chế công sức và chi phí đào tạo lại. Đối với những người giỏi, Viện Hàn lâm cần kiến nghị với nhà nước đặc cách họ vào biên chế, không phải qua thi tuyển. Điều này giúp đội ngũ cán bộ khoa học xã hội mới rút ngắn khoảng cách, nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3.3.2.4. Đổi mới trong việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học

Để việc đánh giá, nghiệm thu đạt chất lượng tốt thì Viện Hàn lâm cần thực hiện một số giải pháp như:

- Cần hoàn thiện các tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu cho phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)