3.2. Quan điểm của Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
3.2.1. Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa
Nam trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về nghiên cứu khoa học
3.2.1. Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Khoa học xã hội Việt Nam
Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp trong Viện Hàn lâm luôn quan tâm đến việc phát triển nghiên cứu khoa học. Điều này được thể hiện rõ trong định hướng nghiên cứu của Viện Hàn lâm giai đoạn 2011-2020:
Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam phải tiếp tục nghiên cứu, luận giải những vấn đề có tầm chiến lược, căn bản mà giai đoạn trước đã đặt ra nhưng giải quyết chưa thấu đáo; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới đặt ra trong giai đoạn 2011–2020; tham gia chuẩn bị các Văn kiện Đại hội XII, XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, các hướng nghiên cứu cần thể hiện được tầm nhìn dài hạn – đến năm 2050, nhằm trả lời câu hỏi: Việt Nam phải làm gì và làm thế nào để
vượt qua bẫy thu nhập trung bình và đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước công nghiệp phát triển bền vững?
Mục tiêu phát triển dài hạn của nước ta đòi hỏi Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phải tập trung nghiên cứu, luận giải một cách kịp thời, khoa học và phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội
Việt Nam để có những bước đi tạo nền tảng ban đầu cần thiết ngay trong giai đoạn 2011–2020.
Với cách tiếp cận trên, định hướng nghiên cứu khoa học của Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011– 2020 là:
- Tập trung nghiên cứu, giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn và hội nhập quốc tế dưới tác động của toàn cầu hoá.
- Cụ thể hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2011–2020; tham gia tổng kết thực tiễn 25 và 30 năm đổi mới và xây dựng cơ sở khoa học cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
- Đẩy mạnh nghiên cứu tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá- xã hội- môi trường, trong đó đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các trụ cột của phát triển bền vững, giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, …
Việt Nam đã, đang và sẽ lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào các chiến lược và chương trình quốc gia, trong đó con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Tư tưởng chiến lược phát triển con người trong thời kỳ đổi mới đã được nhất quán, thể hiện qua Đại hội IX của Đảng: Xã hội ta là xã hội vì con người và con người luôn giữ vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là điều kiện
để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chiến lược con người nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Xuất phát từ quan điểm nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, là chủ nhân thực sự của xã hội, là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng là phục vụ nhân dân, con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và được tập trung, đẩy mạnh nghiên cứu.
Phát triển văn hóa giúp cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực trong đời sống. Nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là động lực thức đẩy kinh tế phát triển.