Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác quản lý nhà nước . Để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra tại Viện Hàn lâm đòi hỏi phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ:
- Đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành thực hiện thanh tra, kiểm tra theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm trong hoạt động, coi đây là yếu tố then chốt, quyết định trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời và đề cao vai trò, trách nhiệm của đoàn thanh tra, kiểm tra. Mỗi năm Viện Hàn lâm chỉ tiến hành 1 lần kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài, nhiệm vụ khoa học, việc kiểm
tra chủ yếu xem xét đến thủ tục hành chính mà chưa để ý đến chất lượng các báo cáo nghiên cứu nên việc kiểm tra chưa đem lại hiệu quả cao trong việc sát sao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện của các nghiên cứu. Viện Hàn lâm cần tăng số lượng các cuộc kiểm tra, nội dung các cuộc kiểm tra về cả thủ tục hành chính và chất lượng nghiên cứu.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra.
- Lựa chọn cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đáp ứng được các yêu cầu như: Có năng lực tổ chức, triển khai nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra; Am hiểu về pháp luật; Có trình độ chuyên môn và có kỹ năng, nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra; Có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thanh tra, kểm tra. Cán bộ kiểm tra cần có thái độ làm việc nghiêm túc, không nể nang.
- Để nâng cao, chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra cần thực hiện tốt các quy trình, nghiệp vụ từ công tác chuẩn bị đến giai đoạn kết thúc thanh tra, kiểm tra. Viện Hàn lâm cần tăng số lần kiểm tra việc thực hiện nghiên cứu khoa học trong năm để các nhà quản lý theo dõi kịp thời phát hiện ra những sai sót và đôn đốc các đề tài, nhiệm vụ khắc phục, thực hiện đúng thời hạn.
- Ngoài việc nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thì việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra cũng rất quan trọng. Nhà quản lý và các bộ phận đảm nhận thanh tra, kiểm tra cần thực hiện công khai, minh bạch các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra, không để tình trạng nể nang làm ảnh hưởng đến chất lượng các cuộc kiểm tra.