Chính sách quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 68 - 72)

Hiện nay, việc chi trả lương cho cán bộ khoa học xã hội trong cả nước nói chung, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội nói riêng dựa trên thang lương, hệ số lương. Mức lương tối thiểu chi trả cho các cán bộ được tăng dần qua các năm nhưng mức lương như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các cán bộ trong Viện Hàn lâm. Bên cạnh đó, các chính sách về phụ cấp, thưởng cho các cán bộ trong Viện còn chưa khuyến khích tạo động lực cho cán bộ do các mức phụ cấp, thưởng còn thấp.

Các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực luôn được Viện Hàn lâm quan tâm, chú trọng. Điều này thể hiện ở việc, ngày 19/3/2014 Quyết định số 432/QĐ-KHXH Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về vệc ban hành Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bên cạnh việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo Cao cấp, Trung cấp lý luận chính trị, Quản lý hành chính Nhà nước, tham dự các kỳ thi nghiên cứu viên chính và chuyên viên chính do Bộ Nội vụ và Bộ Khoa học công nghệ tổ chức, Viện Hàn lâm còn có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, viên chức được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức và viên chức các đơn vị; nâng cao trình độ tiếng Anh cho cán bộ; bồi dưỡng kiến thức phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội; Đặc biệt, Viện Hàn lâm có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nghiên cứu theo các lĩnh

vực mà Đảng và Nhà nước xác định phù hợp với kế hoạch phát triển của Viện Hàn lâm. Tại Viện Hàn lâm hàng năm đều có các chương trình học bổng cho một số nghiên cứu viên đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn thì các cán bộ nghiên cứu, các nhà quản lý cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng liên quan như tin học và ngoại ngữ. Trong thời đại hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, các kỹ năng về tin học và ngoại ngữ là vô cùng cần thiết trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi các nước khác. Các kỹ năng này giúp cho các cán bộ nghiên cứu và quản lý tìm đọc và hiểu được các tài liệu chuyên ngành, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm đạt hiệu quả hơn.

Năm 2013 là năm đầu tiên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao quyền tự chủ cho các viện nghiên cứu chuyên ngành trong việc đề xuất và thực hiện các đề tài độc lập cấp Bộ. Hoạt động khoa học thường xuyên của Viện Hàn lâm được tổ chức dưới hình thức các đề tài cấp Bộ, đề tài cấp Cơ sở và hoạt động khoa học chung của các tổ chức chủ trì. Hệ đề tài cấp Bộ đã thực hiện theo hướng chuyên môn sâu của các chủ nhiệm đề tài; hệ đề tài cấp Cơ sở dành ưu tiên cho cán bộ nghiên cứu trẻ để từng bước hình thành những hướng nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu.

Bảng 2. 2. Số lƣợng đề tài, nhiệm vụ của Viện Hàn lâm qua một số năm STT Loại đề tài/nhiệm vụ Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Chương trình, nhiệm vụ cấp Nhà nước 3 1 1

2 Đề tài, nhiệm vụ trọng điểm

cấp Bộ

11 16 14 21 18

4 Đề tài hợp tác song phương 2 3 2

5 Dự án điều tra và môi trường 3 3 3 3 4

6 Nghị định thư 3 3

7 Đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ 139 139 155 155 161

8 Đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở 482 539 545 556 545

Tổng số 641 719 717 738 732

(Nguồn: Phân bổ ngân sách nhà nước, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

Số lượng đề tài, nhiệm vụ của Viện Hàn lâm từ năm 2013 đến năm 2017 có xu hướng tăng lên, từ 641 đề tài/nhiệm vụ lên 732 đề tài, nhiệm vụ, tăng 12% so với năm 2017. Điển hình như số đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ năm 2013 là 139 đề tài, nhiệm vụ, năm 2017 tăng lên là 161 đề tài, nhiệm vụ (tăng khoảng 14 %); Từ năm 2013 đến năm 2017, đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở tăng từ 482 lên 545 đề tài, nhiệm vụ, tức là tăng khoảng 13 %.

Kinh phí đào tạo sau đại học được Viện Hàn lâm giao toàn bộ cho Học viện Khoa học xã hội để thực hiện công tác đào tạo sau đại học theo những chức năng, nhiệm vụ được giao. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Ban Tổ chức- cán bộ chủ trì thực hiện, chủ yếu tập trung mở các lớp đào tạo, bồi sưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Viện Hàn lâm quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn công chức, viên chức, chú trọng vào việc nâng cao tính chuyên nghiệp và phục vụ việc thi nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Nhà nước. Một phần kinh phí dành cho đào tạo bồi dưỡng ngoài nước; hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ Viện Hàn lâm hoàn thành luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; Một phần dùng để tổ chức các lớp tập huấn về công tác tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, quản lý khoa học, hợp tác quốc tế, hành chính văn phòng,… Viện Hàn lâm có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cán bộ quản lý và nghiên cứu đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn qua việc hỗ trợ kinh phí đi học. Những

cán bộ trong Viện Hàn lâm khi có quyết định cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn sẽ được hỗ trợ 15 triệu đồng học phí đối với cán bộ học cao học, hỗ trợ 30 triệu đồng đối với cán bộ học Tiến sỹ.

Kinh phí tài chính đầu tư cho việc thực hiện các nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm giai đoạn 2013 đến nay đang có xu hướng giảm đi do giai đoạn này Chính phủ thực hiện chính sách tiết kiệm, giảm bớt ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Bảng 2. 3. Kinh phí cấp cho các đề tài, nhiệm vụ khoa học của Viện Hàn lâm qua một số năm

Đơn vị tính: 1.000 đồng S T T Loại đề tài/nhiệm vụ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Chương trình, nhiệm vụ cấp Nhà nước 2.800.000 700.000 700.000 2 Đề tài, nhiệm vụ trọng điểm cấp Bộ 10.341.220 9.739.000 9.350.000 20.290.910 17.680.000 3 Đề tài độc lập cấp Bộ 3.709.400 2.800.000 4 Đề tài hợp tác song phương 400.000 600.000 450.000 5 Dự án điều tra và môi trường 1.900.000 1.500.000 1.500.000 1.200.000 1.800.000 6 Nghị định thư 2.800.000 2.620.000 7 Đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ 57.310.000 58.374.000 24.309.000 24.309.000 26.450.000

8 Đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở

9.390.000 16.112.500 18.510.000 20.656.000 21.750.000

Tổng cộng 84.541.220 93.154.900 53.669.000 67.055.910 71.630.000

( Nguồn: Phân bổ ngân sách nhà nước - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

Kinh phí cấp cho các loại đề tài, nhiệm vụ của Viện Hàn lâm giai đoạn 2013- 2017 có xu hướng giảm. Năm 2013, kinh phí cấp cho nghiên cứu khoa học là 84.541.220.000 đồng nhưng đến năm 2017 chỉ còn 71.630.000.000 đồng, giảm 12.911.220 đồng (tức là giảm khoảng 15%).

Chính sách về phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho nghiên cứu khoa học vẫn còn bộc lộ những hạn chế như:

- Việc đào tạo cho cán bộ trong Viện chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng chuyên môn. Nhiều chính sách đào tạo chưa thực sự hiệu quả; thiếu những chính sách khuyến khích, động viên cán bộ tự học, tự đào tạo bồi dưỡng.

- Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ trong Viện chưa hợp lý và chưa xứng với công sức mà họ bỏ ra. Cụ thể, cơ chế lương, thưởng cho cán bộ trong Viện còn thấp nên chưa khuyến khích và tạo động lực làm việc cho cán bộ, gây ra tình trạng nhiều cán bộ thiếu chuyên tâm với công việc mà họ đang đảm nhận.

- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động khoa học, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn lạc hậu, thiếu thốn.

- Các cán bộ trong Viện Hàn lâm có các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ rất giỏi nhưng các kỹ năng trong ứng xử chưa tốt do họ áp dụng những kiến thức trong sách vở vào thực tế cuộc sống, đôi lúc gây trở ngại trong các mối quan hệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)