Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại viễn thông hà giang (Trang 30 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp

1.2.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh

Từ khi khái niệm "Văn hóa doanh nghiệp" đƣợc hình thành và nghiên cứu sâu rộng cho đến nay, hầu hết các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp trên thế giới đều hiểu đƣợc tầm quan trọng có nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp mình. Nhiều quan điểm cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó là cái còn thiếu khi doanh nghiệp có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ nhƣ hiện nay và việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trƣờng bên ngoài. Những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin… đang tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong bài giảng của PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng tại Khoa Quản trị Kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội có đề cập tới vai trò và tác động của văn hóa doanh nghiệp:

- Xây dựng môi trƣờng làm việc thân thiện, an toàn, chia sẻ, tạo sự thống nhất quan điểm, ý chí và mục tiêu hành động. Định hƣớng thái độ, hành vi văn hóa, sự cống hiến hết mình của các thành viên.

- Tạo nên phƣơng thức, phong cách, “bản sắc” làm việc, sinh hoạt hiệu quả và bền vững của doanh nghiệp. Di truyền, bảo tồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp nhƣ là “hệ gen” của doanh nghiệp.

- Góp phần nâng cao sức mạnh, khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nó khích lệ quá trình cải tiến, đổi mới không ngừng sản phẩm, dịch vụ. Mặt khác còn giúp thu hút nhân tài và tạo ra lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, còn giúp nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp. Làm nền tảng cho công tác truyền thông, xây dựng thƣơng hiệu của doanh nghiệp

Trong cuốn Văn hóa doanh nghiệp, PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài có đề cập tới vai trò của văn hóa doanh nghiệp :

* Đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp:

- Là công cụ, phƣơng tiện mà qua đó nhà quản trị thực hiện công việc quản lý. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp ảnh hƣởng đến quyết định và định hình phong cách lãnh đạo của họ.

- Tham gia vào quá trình cải biến cơ chế quản lý theo hƣớng tích cực và tiến bộ, tạo ra uy tín và ảnh hƣởng xã hội, giúp doanh nghiệp tự biểu hiện và khẳng định mình.

* Đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

- Tạo động lực làm việc :

Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hƣớng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trƣờng làm việc thoải mái, lành mạnh.

Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lƣơng và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, ngƣời ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để đƣợc làm việc ở một môi trƣờng hoà đồng, thoải mái, đƣợc đồng nghiệp tôn trọng.

- Điều phối và kiểm soát:

Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp đƣợc phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

- Giảm thiểu xung đột, rủi ro trong công việc hàng ngày:

Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hƣớng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hƣớng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi ngƣời hoà nhập và thống nhất.

- Tạo lợi thế cạnh tranh:

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không còn chỉ là sản phẩm, doanh thu, thƣơng hiệu… mà đầu tiên và cốt lõi nhất chính là văn hóa doanh nghiệp.

Trƣớc hết, văn hóa doanh nghiệp định hình tính cách doanh nghiệp: Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều xem việc xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu là nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh, tạo nên sự khác biệt giữa các công ty. Thƣơng hiệu không chỉ đơn giản là các hệ thống và vật phẩm nhận diện nhƣ logo, poster, bao bì, nhãn mác, catalog,... hay các phƣơng tiện truyền thông nhƣ website, mạng xã hội; mà nó còn phải chứa đựng cái hồn của doanh nghiệp trong việc thể hiện hình ảnh, màu sắc, ngôn

từ… Cái hồn ấy xuất phát từ những giá trị, niềm tin, tƣ tƣởng, nguyên tắc trong văn hóa của doanh nghiệp. Đó chính là bản sắc riêng của doanh nghiệp, mang tính độc đáo và thể hiện tình cách doanh nghiệp, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Không bao giờ có hai công ty cùng một bản sắc văn hóa. Văn hóa làm nên tính cách của doanh nghiệp, ngƣợc lại, doanh nghiệp đƣợc biết đến qua văn hóa của mình.

Tạo môi trƣờng làm việc hiệu quả, chế độ nhân sự rõ ràng: Văn hóa doanh nghiệp kết hợp các cá nhân khác biệt thành một đội ngũ với những con ngƣời có phẩm chất, phong cách sống, niềm tin, thái độ giống nhau. Đó là những ngƣời phấn đấu làm việc hết mình vì mục tiêu của bản thân đƣợc đặt dƣới tầm nhìn của tổ chức. Bởi khi tổ chức phát triển, họ cũng sẽ đƣợc phát triển, khi mục tiêu của doanh nghiệp đạt đƣợc thì họ cũng đã thành công với mục tiêu của chính bản thân mình. William Arthur Ward – một nhà giáo dục lỗi lạc của nƣớc Mỹ đã từng phát biểu “Tài lãnh đạo dựa trên sự truyền cảm hứng, không phải sự chi phối; dựa trên sự hợp tác, không phải sự dọa dẫm”. Cách lãnh đạo khôn ngoan nhất của một chủ doanh nghiệp trƣớc tiên đó là xây dựng một văn hóa doanh nghiệp phù hợp để có thể phát huy môi trƣờng làm việc hiệu quả, tạo động lực và truyền cảm hứng cho các nhân viên.

Văn hóa doanh nghiệp sẽ thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh, giao tiếp và tƣơng tác hiệu quả giữa các nhân viên. Họ sẽ hiểu đƣợc vai trò trách nhiệm của mình trong tổ chức và biết cách hoàn thành chúng trƣớc thời hạn, mà không cần phải có ngƣời nhắc nhở. Đó cũng là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hƣớng hành động. Khi doanh nghiệp phải đối mặt với các xung đột nội bộ xảy ra thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi ngƣời hoà nhập và thống nhất. Văn hóa doanh nghiệp còn là một bộ quy định và chính

sách về lợi ích và nghĩa vụ nhằm định hình cho các nhân viên một nền tảng chung, ai cũng đƣợc đối xử nhƣ nhau.

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp sẽ xác định các chuẩn mực trong công tác tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến nhân viên chứ không phải dựa trên cảm tính. Từ việc xác định văn hóa doanh nghiệp phù hợp, ngƣời lãnh đạo có thể xác định đƣợc nhân sự có phẩm chất và năng lực phù hợp với công ty để tuyển dụng; hay có căn cứ rõ ràng để xác định việc đƣa nhân viên nào đi đào tạo hoặc bổ nhiệm thăng tiến đối với nhân viên có thái độ và năng lực tốt.

Giữ chân và thu hút nhân tài: Văn hóa doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong cuộc chiến giữ chân và thu hút nhân tài của các công ty trên thế giới, đặc biệt là tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến hiện nay. Lƣơng và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, ngƣời ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để đƣợc làm việc ở một môi trƣờng chuyên nghiệp, hoà đồng, thoải mái, đƣợc đồng nghiệp tôn trọng.

Tạo dựng lòng tin và thu hút các khách hàng và đối tác: Doanh nghiệp xây dựng đƣợc một văn hóa tốt sẽ thu hút đƣợc khách hàng và đối tác đến với mình, và dần làm nên thành công cho doanh nghiệp. Một khách hàng muốn làm việc với một doanh nghiệp vì những gì mà họ yên tâm và tin tƣởng, chứ không đơn giản chỉ vì sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Văn hóa doanh nghiệp đại diện cho công ty về các giá trị, hành vi, cách thức quản lý của tổ chức và đạo đức nghề nghiệp. Tất cả những điều này sẽ đƣợc thể hiện qua các phƣơng tiện truyền thông hiện hữu nhƣ website, mạng xã hội,… và những yếu tố vô hình nhƣ thái độ, tác phong chuyên nghiệp, lòng nhiệt thành của nhân viên đối với khách hàng, trách nhiệm của công ty đối với xã hội… sẽ đƣợc khách hàng, đối tác đánh giá cao.

Phát huy chiến lƣợc phục vụ cho tầm nhìn: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trƣớc hết là xác dịnh tầm nhìn và sứ mệnh để theo đuổi. Do vậy, doanh nghiệp sẽ có cơ sở dựa vào để tìm ra đƣợc chiến lƣợc nào để đạt đƣợc tầm nhìn và sứ mệnh đã đặt ra. Văn hóa doanh nghiệp giúp làm tốt đƣợc những điều trên: có bản sắc riêng, môi trƣờng làm việc hiệu quả, thu hút giữ chân nhân tài, tạo đƣợc lòng tin cho khách hàng và đối tác chính là những yêu tố giúp phát huy sức mạnh chiến lƣợc của một doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trƣờng. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại viễn thông hà giang (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)