Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại viễn thông hà giang (Trang 38 - 42)

1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp

1.2.6. Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Những năm gần đây, trƣớc xu thế hội nhập đòi hỏi ngày càng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức đƣợc rõ tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Nhiều doanh nghiệp đầu tƣ mời các công ty nƣớc ngoài đến hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Có thể thấy, học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nƣớc ngoài đã trở thành tƣ duy mới của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh đất nƣớc đã hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, đó là một lời mời không thể khƣớc từ “luật chơi” nghiệt ngã của thƣơng trƣờng trong nƣớc và quốc tế: cạnh tranh và đào thải. Điều đó đòi hỏi giới doanh nhân Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện nhân cách, trí tuệ, sự đoàn kết, đồng lòng, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp mạnh mẽ, với hành trang “văn hóa kinh doanh Việt Nam” vững vàng, chủ động, sẵn sàng trƣớc những thách thức mới. Thời đại ngày nay, ƣớc vọng làm giàu đã đƣợc pháp luật hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa, và văn hóa hóa.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật sau đây:

* Tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích lũy lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể.

* Tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có chức năng điều chỉnh kết hợp. Trong trƣờng hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì

công nhân viên chức phải phục tùng các quy định, quy phạm của văn hóa mà doanh nghiệp đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe, cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột.

* Tính độc đáo: Doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ sở của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. Văn hóa doanh nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhƣng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.

* Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanh nghiệp mới đƣợc kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn hóa doanh nghiệp phát huy đƣợc vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa.

Mặc dù hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc xây dựng và phát huy nền văn hóa của doanh nghiệp mình, tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, số doanh nghiệp thực sự thành công trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình thành một “thƣơng hiệu” thì chỉ đếm đƣợc trên đầu ngón tay, ví dụ nhƣ FPT, Viettel, Vietcombank hay Vinamilk…

Nhắc đến văn hóa doanh nghiệp nổi trội không thể không nhắc tới Tập đoàn FPT. Những cụm từ nhƣ “Ngƣời FPT”, “Văn hóa FPT” đã không còn xa lạ đối với nhiều ngƣời. Sau gần 30 thành lập và phát triển, FPT đã trở thành công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh những thành công về mặt kinh doanh, FPT còn tạo cho mình một thành công khác mang tên “Văn hóa FPT”.

Văn hóa doanh nghiệp của FPT có đặc điểm nổi bật là chú trọng về mặt tinh thần cho các thành viên. Điều đó giúp cho các thành viên cảm nhận đƣợc

sự hòa nhập gắn bó giống nhƣ gia đình thứ hai của mình. “Đặc sản” văn hóa FPT vô cùng phong phú đã tạo nên thƣơng hiệu văn hóa rất riêng của ngƣời FPT : văn hóa STCo, hội làng FPT, lễ hội 13/9, trạng FPT, ngày đi làm cùng bố mẹ, ngày Văn nghệ FPT, ngày gia đình FPT, ngày nhân viên mới…Có thể thấy , các hoạt động văn hóa này không trực tiếp tạo ra tiền bạc nhƣng đem lại cho công ty những giá trị vô hình rất lớn.

Sự lãnh đạo của ông Trƣơng Gia Bình –ngƣời đồng sáng lập FPT cũng cho thấy sự ảnh hƣởng của yếu tố lãnh đạo đến sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Là ngƣời dẫn dắt FPT từ những ngày đầu tiên, ông Trƣơng Gia Bình đã cho thấy sự cứng rắn trong những quyết định táo bạo trong kinh doanh và cả sự mềm mỏng trong việc hình thành hệ thống giá trị văn hoá căn bản của FPT, ghi dấu ấn đậm nét lên văn hoá doanh nghiệp đồng thời tạo nên nét đặc thù cho văn hoá doanh nghiệp FPT.

Để phát huy ƣu thế của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế hiện nay, khi đối mặt với doanh nghiệp nƣớc ngoài, các doanh nghiệp của chúng ta cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi đƣợc xây dựng hoàn thiện không những kích thích sự phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện cần chú ý đến 5 vấn đề sau đây:

Thứ nhất, xây dựng quan niệm lấy con ngƣời làm gốc. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con ngƣời làm trung tâm nhằm nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bƣớc chấn hƣng, phát triển doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản: Bồi dƣỡng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức để phát huy tính tích cực, tính chủ động; Bồi dƣỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để nó trở thành

nhận thức chung của đông đảo công nhân, viên chức và trở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi ngƣời phấn đấu; Tăng cƣờng đào tạo và phát triển nguồn tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của công nhân viên chức; Có cơ chế thƣởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những ngƣời có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều đƣợc tôn trọng và đƣợc hƣởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức của họ đã bỏ ra.

Thứ hai, xây dựng quan niệm hƣớng tới thị trƣờng. Việc các doanh nghiệp phải trở thành các doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trƣờng đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trƣờng linh động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trƣờng bao gồm nhiều mặt nhƣ: giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lƣợng đóng gói, chất lƣợng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm hút hàng khách hàng… Tất cả đều phải hƣớng tới sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu của thị trƣờng là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp.

Thứ ba, xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết. Doanh nghiệp hƣớng ra thị trƣờng nói cho cùng là hƣớng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trung tâm. Cụ thể, căn cứ vào yêu cầu và căn cứ vào khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao; xây dựng hệ thống tƣ vấn cho ngƣời tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, nâng cao chất lƣợng phục vụ để tăng cƣờng sức mua của khách hàng; xây dựng quan niệm: phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trƣờng sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.

Thứ tƣ, doanh nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cƣờng ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh xã hội. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX

vấn đề bảo vệ môi trƣờng, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc hại đã trở thành định hƣớng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Ở nƣớc ta hiện nay, các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhƣng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề, mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trƣờng và lãng phí tài nguyên. Để khắc phục tình trạng đó cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài, tránh tình trạng phát triển vì lợi ích trƣớc mắt mà bỏ quên lợi ích con ngƣời. Định hƣớng của phát triển là phải biết kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ của con ngƣời nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định, hài hòa.

Văn hóa bao giờ cũng là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ nhƣ hiện nay, vai trò của văn hóa càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn bao giờ hết. Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó, chúng ta đang đứng trƣớc những thời cơ và thách thức to lớn. Một trong những thách thức đó là phát triển văn hóa doanh nghiệp nhƣ thế nó thực sự là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại viễn thông hà giang (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)