Kết luận chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại viễn thông hà giang (Trang 42 - 44)

1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp

1.2.7. Kết luận chương

Từ rất nhiều những nghiên cứu, những định nghĩa, quan điểm về văn hóa doanh nghiệp cho ta thấy dù bằng nhiều phƣơng thức thể hiện khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại, văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những giá trị. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Nó bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, những giá trị nhìn thấy và ngầm định, đƣợc “bồi đắp” trong một khoảng thời gian nhất định. Thực tế, văn hoá tồn tại khách quan và doanh nghiệp nào cũng có văn hoá của riêng mình. Chúng ta không thể nói doanh nghiệp này có hay

không có văn hóa doanh nghiệp, chỉ có điều văn hoá đƣợc thể hiện nhƣ thế nào và doanh nghiệp đó có phát hiện ra những giá trị tốt để phát huy và những giá trị chƣa tốt để thay đổi hay không.

Nếu coi cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, thì văn hóa doanh nghiệp chính là là “phần hồn”. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp. Một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lƣợc dài hạn mà doanh nghiệp đã đề ra thì tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó mọi ngƣời luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện, giúp cho lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hƣớng cách nghĩ và cách làm của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp có vô vàn hình thức biểu hiện và chúng ta không thể bê nguyên một khuôn mẫu trong sách vở ra thực tế. Vì vậy, muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp dù bất kì cách thức nào vẫn cần phải nhớ rằng, văn hóa doanh nghiệp không phải thực hiện trong ngày một ngày hai, nó có thể là một chặng đƣờng kéo dài hàng thập kỷ, Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một khẩu hiệu, nó phải đƣợc sự vun đắp của từng cá nhân trong tổ chức doanh nghiệp đó, xây dựng văn hóa là chìa khóa để doanh nghiệp đƣợc trƣờng tồn.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả sẽ tập trung phân tích và đánh giá các yếu tố văn hóa doanh nghiệp của Viễn thông Hà Giang dựa trên nền tảng lý thuyết về các cấp độ văn hóa của Edgar Schein (1992) với ba cấp độ văn hóa trong tổ chức là (1) Cấu trúc văn hóa hữu hình; (2) Hệ thống giá trị, chuẩn mực được công bố (3) Các ngầm định, giá trị nền tảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại viễn thông hà giang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)