Thực trạng lập kế hoạch, xây dựng chính sách, quy định quản lý vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 54 - 59)

3.2. Phân tích thực trạng quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần

3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch, xây dựng chính sách, quy định quản lý vốn

quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần ở Lạng Sơn

Trong nhiều năm qua, các cơ chế chính sách về cấp phát, đầu tƣ và huy động VNN đã đƣợc đổi mới theo hƣớng phù hợp với yêu cầu vận

động, phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, các DNNN đã đƣợc chủ động sử dụng linh hoạt số VNN đầu tƣ và huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho đất nƣớc

Ngày 06/12/2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2000/NĐ-CP về việc quản lý phần VNN đầu tƣ tại DN khác. Nghị định này quy định việc quản lý phần vốn góp của Nhà nƣớc đầu tƣ tại DN khác thông qua ngƣời đại diện vốn, ngƣời đại diện quản lý DN, theo 3 cấp: Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh/thành phố.

Chính phủ đã xác định đƣợc vai trò và sứ mệnh của CTCP trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. CTCP là pháp nhân, có tài sản riêng, có bộ máy hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn đƣợc giao. Tuy nhiên, trƣớc khi có Luật Đầu tƣ và Luật DN 2005, cơ chế, chính sách QLNN còn chƣa phân định đƣợc trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan QLNN, dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý, tạo kẽ hở trong quá trình thực hiện. Đồng thời, các chủ thể đại diện vốn và đại diện quản lý vốn đều phải tuân thủ các văn bản, quy chế hành chính cứng nhắc trong công tác quản trị, điều hành DN nhƣ: cấp phát vốn, tăng/giảm vốn hay điều chuyển vốn từ DN này sang DN khác, các quyết định phát triển DN.

Luật Đầu tƣ năm 2005 quy định việc đầu tƣ, kinh doanh VNN nhƣ sau: “Vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc vào tổ chức kinh tế đƣợc thực hiện thông qua Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh VNN” (khoản 1 Điều 68).

Tuy nhiên, trên thực tế, theo phân công, phân cấp của Chính phủ, cơ quan thực hiện quyền và trách nhiệm chủ sở hữu VNN đầu tƣ tại DN gồm có: Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ ngành, UBND tỉnh/thành phố (tại Điều 6 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010; Nghị định số 99/2012/NĐ- CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ). Nhƣ vậy, từ 2005 đến nay, có thể

thấy sau hơn 9 năm, quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tƣ năm 2005 chƣa thực hiện đƣợc.

- Tại khoản 3 Điều 10 Luật Đầu tƣ quy định về VNN: “VNN là vốn đầu tƣ phát triển từ ngân sách Nhà nƣớc, vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc và vốn đầu tƣ khác của Nhà nƣớc”. Tuy nhiên, trong thực tế việc triển khai thực hiện đối với công tác quản lý tài chính đối với DN do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu cũng nhƣ các DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đƣợc xem xét. “Vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc” bản chất vẫn là VNN do:

+ Vốn tín dụng Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc khi DN do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ đi vay nếu đƣợc coi là VNN tại DN, thì không chỉ bao gồm các DN do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ, các DN có VNN góp, mà còn cả những DN tƣ nhân có sử dụng vốn tín dụng, các ban quản lý dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc.

+ Tại điều 70 Luật Đầu tƣ quy định: Khi các DN vay các khoản vốn tín dụng đƣợc Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc, các khoản vốn này đƣợc phản ánh là các khoản vay phải trả theo các hợp đồng vay vốn, DN phải có nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi theo hợp đồng ký kết.

Luật DN năm 2005: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa DNNN và các DN thuộc các thành phần kinh tế khác, Luật DN năm 2005 ra đời đánh dấu sự thay đổi lớn trong pháp luật về DN ở Việt Nam, hình thành khung pháp lý chung, bình đẳng, áp dụng thống nhất cho các loại hình DN. Đây là văn bản pháp luật lần đầu tiên có sự điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình DN thuộc các thành phần kinh tế và loại hình sở hữu tại Việt Nam.

Luật DN năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Điều đó có nghĩa là Luật DNNN năm 2003 hết hiệu lực và toàn bộ DNNN sẽ thực hiện lộ trình chuyển từ công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ thành loại hình công ty đại chúng hoặc phải tiến hành CPH.

Để các DNNN hoạt động thống nhất theo Luật DN với các loại hình DN khác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 về việc chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu. Tiếp đến, ngày 11/10/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2010/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

Để phân công rõ trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các DNNN, ngày 15/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nƣớc đối với DNNN và VNN đầu tƣ vào doanh nghiệp, trong đó có CTCP. Việc thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN đƣợc quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ. Ngày 11/07/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tƣ VNN vào CTCP và quản lý tài chính đối với CTCP do Nhà nƣớc nắm giữ 51% vốn điều lệ.

DNNN nói chung và các CTCP nói riêng, có thể đƣợc đầu tƣ vốn khi mới thành lập hoặc đầu tƣ bổ sung trong quá trình hoạt động. Ngoại trừ một số DN hình thành do kết quả quốc hữu hoá, các CTCP đều đƣợc hình thành trên cơ sở nguồn vốn cấp phát ban đầu của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế về chức năng và nhiệm vụ của mỗi CTCP mà Nhà nƣớc quyết định cấp dƣới hình thức trực tiếp (cấp thẳng từ ngân sách Nhà nƣớc) hay gián tiếp (qua các hình thức ghi thu - ghi chi nhƣ: chuyển vốn từ

DNNN này sang DNNN khác hoặc cho CTCP nhận trực tiếp các khoản viện trợ để đầu tƣ...).

Đối với vốn lƣu động, Nhà nƣớc có thể cấp theo định mức một phần, phần còn lại công ty phải huy động trên thị trƣờng vốn và chịu lãi suất thị trƣờng. Đồng thời, tuỳ thuộc vào khả năng của ngân sách Nhà nƣớc của mỗi nƣớc mà chính sách đầu tƣ vốn cho CTCP ở các nƣớc là khác nhau. Các cơ quan có thẩm quyền khi quyết định thành lập DN mới phải đảm bảo đủ vốn thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định Nhà nƣớc quy định cho mỗi ngành nghề. Trong quá trình kinh doanh, căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nƣớc giao cho DN và khả năng của ngân sách Nhà nƣớc, Nhà nƣớc xem xét đầu tƣ bổ sung cho các DN trong những trƣờng hợp cần thiết. CTCP đƣợc Nhà nƣớc giao vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc hiện có tại DN sau khi đã đƣợc kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

Số vốn giao cho CTCP đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Đối với CTCP thành lập mới là vốn điều lệ đƣợc ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc đƣợc Nhà nƣớc ghi trong quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bàn giao sang sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, vốn của CTCP còn đƣợc Nhà nƣớc bổ sung và vốn khác thuộc sở hữu Nhà nƣớc (nếu có).

+ Đối với CTCP đang hoạt động và thành lập lại (sáp nhập, chia tách) là số vốn sở hữu hiện có tại DN hoặc các DN thành viên, sau khi đã đƣợc kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

Ngoài ra, các CTCP đƣợc phép huy động vốn dƣới một số hình thức nhất định, thông qua các kênh huy động vốn khác nhau:

Thứ nhất, huy động vốn thông qua hoạt động liên doanh, liên kết: Đây là việc góp tiền, tài sản, thƣơng hiệu, công nghệ với các DN khác để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các CTCP tỉnh có thể liên doanh liên kết với các DN, tổ chức khác để huy động vốn, công nghệ.

Thứ hai, huy động vốn bằng cách đi vay: CTCP có thể đáp ứng nhu cầu vốn của mình bằng cách đi vay những khoản tín dụng dài hạn, ngắn hạn, hoặc trung hạn từ các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng khác, các DN khác, các cá nhân (kể cả các cán bộ công nhân viên trong DN), đƣợc phát hành trái phiếu huy động vốn để đầu tƣ phát triển.

Thứ ba, huy động vốn thông qua thị trƣờng chứng khoán: DN có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu để bán cho cán bộ công nhân viên trong DN và phát hành ra ngoài công chúng.

Ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật quản lý, sử dụng VNN đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh tại DN có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Luật gồm 10 chƣơng 66 điều, quy định việc đầu tƣ VNN vào DN; quản lý, sử dụng VNN đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh tại DN và giám sát việc đầu tƣ, quản lý, sử dụng VNN tại DN. Theo Luật này, mô hình đại diện chủ sở hữu cũng chƣa đƣợc xác định rõ, sẽ do Chính phủ đề xuất trong thời gian tới. Giai đoạn từ sau ngày 01/07/2015, với việc có hiệu lực của Luật DN 2014 và Luật quản lý, sử dụng VNN đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh tại DN, nhiều cơ chế chính sách có liên quan đến quản lý VNN tại các CTCP sẽ cần đƣợc bổ sung, thay thế cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)