4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nƣớc trong các
4.3.4.1. Cải cách hành chính trong công tác quản lý vốn nhà nước tại các
tại các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn
Việt Nam là một trong các số quốc gia còn yếu trong cải cách thủ tục hành chính trong nhiều ngành, lĩnh vực. Trong điều kiện hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, những vƣớng mắc trong thủ tục hành chính không những mất chi phí và cơ hội lớn trong đầu tƣ mà còn gây tâm lý không tốt cho cả nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trong đó có cả các chủ đầu tƣ là các DNNN. Nhận thức rõ tầm quan trọng của cải cách hành chính quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 đƣợc coi là nền tảng thiết yếu, trách nhiệm và quyết tâm thay đổi. Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lƣơng; nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và chất lƣợng dịch vụ công. Đây đƣợc coi là những định hƣớng rất quan trọng trong thời gian tới.
Trong cải cách hành chính, cần đạt đƣợc sự thay đổi cơ bản những tiêu chí sau: thời gian đƣợc rút ngắn hơn, chi phí đƣợc hạ thấp, quy trình thực hiện đơn giản, gọn nhẹ, sự phối kết hợp giữa các bộ phận linh hoạt và đồng bộ... Nhƣ vậy, để cải cách hành chính thực sự đi vào thực tế, cần đảm bảo các nội dung sau:
Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nƣớc: Sẽ tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc). Trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính Nhà nƣớc không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ đảm nhận.
Về phƣơng thức làm việc: Tiếp tục đổi mới phƣơng thức làm việc của cơ quan hành chính Nhà nƣớc, thực hiện thống nhất và nâng cao chất lƣợng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả ... Nhƣ vậy, ngoài việc xác định rõ chức năng nhiệm vụ từng vị trí, việc áp dụng quy trình thủ tục điện tử cần đƣợc thực hiện trong điều kiện quỹ đầu tƣ cơ sở vật chất còn hạn chế. Sự kết nối thông tin và sự kiện linh hoạt và nhanh chóng sẽ giúp giảm đáng kể thời gian giải quyết các vụ việc hành chính.
Về nhân sự: Tăng tính cạnh tranh trong vị trí công việc nhằm phát huy khả năng tự phấn đấu của các cá nhân. Tuyển dụng công khai và đào tạo, sát hạch nghiệp vụ liên tục hoặc định kỳ sẽ giúp sàng lọc và lựa chọn đƣợc những công chức, viên chức, cán bộ có năng lực và tăng năng suất lao động.
Tập trung nguồn lực ƣu tiên cho cải cách chính sách tiền lƣơng, chế độ bảo hiểm xã hội và ƣu đãi ngƣời có công; bảo đảm đƣợc cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội; đồng thời cũng thiết lập và thực hiện chế tài xử phạt và kỷ luật thỏa
đáng với những cán bộ, nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, gây tổn thất vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc.