Nâng cao tính hiệu lực của cơ chế giám sát của chủ sở hữu vốn nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 92)

4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nƣớc trong các

4.3.5. Nâng cao tính hiệu lực của cơ chế giám sát của chủ sở hữu vốn nhà

vốn nhà nước đối với các công ty cổ phần

Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTCP có phần VNN đƣợc thực hiện thống nhất thông qua các tiêu chí đƣợc quy định tại Điều 15, Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Chính phủ nhƣ: (1) Doanh thu và thu nhập khác. Đối với những DN sản xuất sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế gồm: điện, than, dầu khí, xi măng thì áp dụng chỉ tiêu sản lƣợng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; (2) Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên VNN; (3) Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; (4) Tình hình chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về: thuế và các khoản thu nộp ngân sách, tín dụng, bảo hiểm, bảo vệ môi trƣờng, lao động, tiền lƣơng, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo tài chính và báo cáo khác; (5) Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Việc thống nhất tiêu trí đánh giá hiệu quả

hoạt động của DN nhằm so sánh hiệu quả hoạt động của các DN theo mặt bằng chung, khắc phục tnh trạng cùng là DN có VNN chi phối, cùng kinh doanh ngành nghề giống nhau nhƣng tiêu chí đánh giá đối với mỗi DN lại khác nhau, đồng thời khắc phục tình trạng mỗi cơ quan chức năng khác nhau nhìn nhận về hiệu quả hoạt động của DN khác nhau và việc kiểm tra giám sát chồng chéo của các cơ quan này.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định này giao cho DN chủ động báo cáo các nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động của DN theo các tiêu chí nêu trên và gửi về chủ sở hữu (Bộ chủ quản, UBND tỉnh/thành phố, tập đoàn kinh tế và các tổng công ty Nhà nƣớc) và Bộ Tài chính để tiến hành thẩm định và công bố xếp loại. Điều này cho thấy quy định nêu trên còn mang tính hình thức, một chiều, hạn chế khả năng giám sát tại chỗ của chủ sở hữu Nhà nƣớc tại DN.

Thông qua kết quả điều tra và phân tích tình hình thực tiễn hiện nay, để nâng cao hiệu quả giám sát của chủ sở hữu cần tập trung vào một số nội dung sau:

+ Tích cực hoàn thiện và tăng cƣờng hệ thống thông tin giám sát, củng cố trang thiết bị liên quan đến thu thập, phân tích, xử lý và dự báo, nâng cao ý thức minh bạch thông tin và tự giác công bố, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các các CTCP, xây dựng quy chế xử phạt vi phạm và giúp sàng lọc những thông tin không chính xác, gây thiệt hại cho Nhà nƣớc và môi trƣờng cạnh tranh.

+ Cập nhật thƣờng xuyên và luôn hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo sự phù hợp với những diễn biến về kinh tế - xã hội và tình hình giá cả trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

+ Nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính DN, hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hóa đơn, chứng từ trong hoạt động kinh doanh của các DN, đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm đối với những cá nhân và tập thể làm sai lệch các thông tin báo cáo tài chính.

+ Phân cấp đối tƣợng giám sát và đánh giá theo từng nội dung phù hợp. Đặc biệt đối với ngƣời giữ chức danh đại diện trực tiếp chủ sở hữu, ngoài xác định rõ trách nhiệm và phạm vi quản lý vốn thay mặt Nhà nƣớc, cần gắn cả lợi ích kinh tế của cá nhân chức danh này với lợi ích công ty, ví dụ bản thân họ cũng tham gia góp vốn vào các DN cổ phần ở mức hợp lý. Nhƣ vậy, ý thức và trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn sẽ đƣợc nâng cao.

Phƣơng thức giám sát đối với các các CTCP có phần VNN của tỉnh Lạng Sơn nhƣ sau:

(1) Đối với UBND cấp tỉnh, với vai trò là chủ sở hữu thực hiện giám sát các các CTCP thông qua: Giám sát thông qua thông tin trên các báo cáo của hội đồng thành viên, ban tổng giám đốc tổng công ty về thực hiện chức năng quản lý, điều hành; báo cáo của ngƣời đại diện/nhóm ngƣời đại diện phần VNN tại DN khác hoặc ngƣời đại diện quản lý DN theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao; báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính và các báo cáo khác. Thông qua các Sở, Ban, ngành tham mƣu giúp việc cho UBND cấp tỉnh thực hiện giám sát theo nội dung giám sát của chủ sở hữu tại các các CTCP của Tỉnh. Trực tiếp làm việc với HĐQT, tổng giám đốc các CTCP, ngƣời đại diện hoặc ngƣời đại diện theo uỷ quyền phần VNN tại DN khác.

(2) Đối với hội đồng thành viên của các các CTCP có VNN của tỉnh Lạng Sơn việc giám sát thực hiện thông qua: Các thông tin trên báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, các báo cáo, hồ sơ của ban giám đốc theo quy định của pháp luật và của chủ sở hữu; ý kiến của kiểm soát viên; Trực tiếp làm việc với ban tổng giám đốc, các phòng, ban, bộ phận chuyên môn và ngƣời lao động.

(3) Đối với giám đốc việc giám sát thực hiện thông qua: Giám sát thông qua các báo cáo của các đơn vị thành viên trong công ty; thông qua kiểm toán độc lập và nội bộ, các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của DN

để thực hiện giám sát trong nội bộ DN; trực tiếp kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của các phòng, ban, công ty con, công ty phụ thuộc, chi nhánh,... và ngƣời lao động.

Phƣơng thức giám sát nêu trên hiện đang đƣợc thực hiện ở các DN nói chung và các CTCP có VNN của tỉnh Lạng Sơn nói riêng, mang tính hành chính hóa vai trò QLNN, còn phân tán, chồng chéo, chƣa có đầu mối chịu trách nhiệm chính dẫn đến lúng túng trong thực hiện của Bộ ngành chủ quản, UBND tỉnh đã tồn tại lâu nay. Trong khi Nhà nƣớc quyết tâm thực hiện chủ trƣơng chuyển dần phƣơng thức giám sát thông qua các tổ chức tài chính để phù hợp với kinh tế thị trƣờng và nguyên tắc quản trị hiện đại, đồng thời tăng cƣờng giám sát tại chỗ đối với các CTCP có VNN của tỉnh Lạng Sơn theo chuyên môn.

KẾT LUẬN

Tăng cƣờng quản lý VNN tại CTCP nói chung và tại CTCP tỉnh Lạng Sơn nói riêng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, tăng tỷ suất lợi nhuận trên VNN, đảm bảo VNN đƣợc bảo toàn và phát triển, xác lập đúng đắn hơn quyền của chủ sở hữu và quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản nhà nƣớc để sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thông qua những tồn tại của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về quản lý vốn, Nhà nƣớc có hƣớng sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách quản lý VNN tại CTCP phù hợp hơn trong kinh tế thị trƣờng, giúp cho Nhà nƣớc thực hiện việc quản lý VNN tại DN ngày càng tốt hơn, góp phần làm cho kinh tế nhà nƣớc nói chung, kinh tế tỉnh Lạng Sơn nói riêng thực hiện đƣợc vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm qua, hoạt động quản lý VNN trong các CTCP đã luôn đƣợc các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, hiệu lực và hiệu quả quản lý VNN trong các CTCP tỉnh Lạng Sơn đã không ngừng đƣợc nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, hoạt động quản lý VNN trong các CTCP của Lạng Sơn vẫn còn không ít những bất cập, hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thông qua việc luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề quản lý VNN trong các CTCP, luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động quản lý VNN trong các CTCP của Lạng Sơn trong những năm qua, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc, luận văn đã đề xuất 04 quan điểm và 05 giải pháp cơ bản để thúc đẩy hoạt động quản lý VNN trong các CTCP của Lạng Sơn đƣợc hiệu quả và hiệu lực hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ, 2012. Tách chức năng chủ sở hữu nhà nước

với chức năng QLNN đối với Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ

2. Bộ Tài chính, 1993. Cơ sở khoa học của việc chuyển một số Doanh

nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần ở Việt Nam. Đề tài khoa học

cấp Nhà nƣớc, mã số KX 03.07.05.

3. C.Mác và Ăngghen,1994. Toàn tập, tập 23, Hà nội: Nxb Chính trị quốc gia.

4. C.Mác và Ăngghen, 1994. Toàn tập, tập 25, Hà nội: Nxb Chính trị quốc gia.

5. Hoàng Kim Huyền, 2003. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy Cổ phần

hóa Doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp Việt Nam. Luận án

tiến sỹ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà nội.

6. Trần Xuân Long, 2009. Những tồn tại, vướng mắc ở chính sách quản

lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp sau Cổ phần hóa và một số giải phải khắc phục. Luận văn Thạc sỹ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà nội.

7. Trần Xuân Long, 2012. Chính sách quản lý Vốn nhà nước tại các

Doanh nghiệp sau Cổ phần hóa. Luận án Tiến sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế

Quốc dân, Hà nội.

8. Lê Chi Mai, 1998. Tháo gỡ các trở ngại để thúc đẩy quá trình Cổ

phần hóa ở nước ta. Tạp chí QLNN, số 7.

9. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Luật Doanh nghiệp 2005 số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Hà nội: Nxb

10. Nguyễn Ngọc Quang, 1996. Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước -

Cơ sở lý luận và thực tiễn. Hà nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

11. Scott Cheshier và cộng sự, 2006. Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư:

Cổ phần hóa, Tư nhân hóa và chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. Tài liệu đối thoại chính sách của UNDP số 2006/3.

12. Phạm Sĩ Thành, 2005. Con đường phát triển Doanh nghiệp nhà nước

Trung Quốc từ 1949 đến 2004. Hà nội: Nxb Thế giới.

13. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn - Ban đổi mới và phát triển DN, 2008.

Báo cáo Tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước năm 2002-2007 Tỉnh Lạng Sơn.

14. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn - Ban đổi mới và phát triển DN, 2014. Báo cáo Tình hình thực hiện đổi mới DN, CPH DNNN trên địa

bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

15. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, 2010. Báo cáo tổng kết 10 năm sắp

xếp DNNN 2001 – 2010.

16. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, 2015. Báo cáo tổng kết tình hình tái

cơ cấu DNNN 2011 – 2015.

17. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng, 2006. Hệ thống hoá và

đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về vấn đề sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh. Đề tài khoa học cấp Bộ.

18. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng, 2009. Cải cách phương

thức quản lý, giám sát phần vốn nhà nước tại Doanh nghiệp. Đề tài

19. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng, 2010. Cơ chế chính

sách tài chính đối với Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá. Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

20. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng, 2011. Các vấn đề tài

chính phát sinh khi chuyển toàn bộ Doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ 01/07/2010. Báo cáo nghiên cứu. 21. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng, 2012. Tái cơ cấu và cải

cách Doanh nghiệp nhà nƣớc. Thông tin chuyên đề, số 7/2012.

22. Viện Ngôn ngữ học, 2000. Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)