4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nƣớc trong các
4.3.4.3. Tăng cường hiệu quả QLNN tại các công ty cổ phần của tỉnh Lạng
chính sách dƣới sự quản lý và giám sát của HĐND. Do vậy, việc chấp hành và thực thi một cách có hiệu quả các chính sách của các DN, các Bộ ngành và Chính phủ là phát huy tính hiệu quả của công cụ chính sách mà Quốc hội đặt ra.
+ Đối với công cụ tài sản quốc gia:
VNN là một loại tài sản quốc gia, hay nói cách khác là một trong những tập hợp nhiều tài sản khác làm công cụ cho Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô. Thông qua hoạt động của các DN nói chung, các CTCP của tỉnh Lạng Sơn nói riêng, nhiều mục tiêu kinh tế, xã hội và phát triển con ngƣời đƣợc thực hiện nhƣ: giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, trở thành lực lƣợng kinh tế nòng cốt để định hƣớng các loại hình và thành phần kinh tế khác phát triển, điều chỉnh cơ cấu kinh tế thông qua hoạt động của các DNNN... Các CTCP của tỉnh Lạng Sơn cần kết hợp đồng bộ và phát huy hết công dụng của các tài sản quốc gia khác: tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng, ngân sách Nhà nƣớc, hệ thống thông tin quốc gia...
4.3.4.3. Tăng cường hiệu quả QLNN tại các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn
Về năng lực cạnh tranh, các CTCP có VNN của tỉnh Lạng Sơn thƣờng có lợi thế hơn trong việc tìm thị trƣờng và phát triển sản phẩm, chủ yếu thực hiện các công trình thuộc dự án Nhà nƣớc hay các dự án có quy mô lớn, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng lại dễ hơn,... nên tâm lý ỷ lại, trách nhiệm về tài sản công còn yếu kém, ý thức trong giữ gìn và bảo quản cơ sở vật chất của Nhà nƣớc chƣa cao, thất thoát, lãng phí còn xảy ra với lƣợng lớn, chất lƣợng các công trình còn chƣa đảm bảo và tồn tại nhiều tiêu cực, ... Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh của các tập đoàn, tổng công ty trong nền kinh tế thị trƣờng cần đƣợc đẩy mạnh trong thời gian tới. Để có thể
tăng cƣờng hiệu quả tại các CTCP của tỉnh Lạng Sơn cần chú trọng các giải pháp sau:
+ Thay đổi căn bản cơ chế QLNN đối với các CTCP của tỉnh Lạng Sơn, phân tách tốt trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể đại diện sở hữu VNN và chủ thể giám sát.
+ Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của các CTCP có VNN của tỉnh Lạng Sơn. Chủ yếu các chỉ tiêu phân tích hiện nay chú trọng vào thông tin kế toán tại các báo cáo tài chính của DN (tỷ suất lợi nhuận, doanh thu, sản lƣợng,...), cần thiết phải bổ sung các chỉ tiêu đánh giá phi kinh tế khác liên quan đến chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, khả năng phát triển công nghệ, năng lực nghiên cứu, đổi mới công nghệ, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trƣờng sống,... Mặc dù, các chỉ tiêu này khó định lƣợng song có thể sử dụng phƣơng pháp khác để có đƣợc kết quả phản hồi nhƣ điều tra chọn mẫu, phỏng vấn sâu.
+ Sửa đổi, bổ sung các cơ chế quản lý tài chính, các tiêu chí quản lý, giám sát hiệu quả quản lý đối với các CTCP của tỉnh Lạng Sơn bao gồm tổng hợp nhiều nhóm tiêu chí liên quan đến hoàn thành nhiệm vụ chính trị - xã hội, tiêu chí về các giá trị kinh tế, các tiêu chí liên quan đến công khai thông tin, minh bạch trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
+ Hoàn thiện cơ chế, tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của ngƣời đại diện chủ sở hữu theo ủy quyền của DN, đặc biệt là những đại diện có chức danh quản lý điều hành DN theo hƣớng căn cứ vào kết quả cuối cùng thay vì căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch hay các quy định mang tính chất pháp lý.
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm quan hệ mua bán sản phẩm và dịch vụ giữa các DN, CTCP theo quy luật thị trƣờng. Hạn chế phải dùng đến các quỹ ngân sách cho bù giá, ổn định thị trƣờng. Nâng cao năng lực chủ động huy động vốn của các CTCP của tỉnh Lạng Sơn để đa
dạng hóa nguồn vốn, giảm thiểu chi phí, đồng thời tăng cƣờng tối đa khả năng tự chủ và đáp ứng vốn kịp thời. Vốn đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc cho các CTCP của tỉnh Lạng Sơn thƣờng hạn chế và thời gian giải ngân thƣờng khá dài do phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ, trong khi nhu cầu vốn của các DN này là rất lớn và tính thời điểm rất cao. Hơn nữa, để tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế nhƣ hiện nay thì nâng cao năng lực tài chính và đa dạng hóa nguồn vốn đƣợc đặt lên hàng đầu. Ngoài kênh huy động từ các ngân hàng, các CTCP của tỉnh Lạng Sơn có thể tích cực huy động vốn hơn thông qua thị trƣờng chứng khoán, phát hành cổ phiếu, trái phiếu DN, các nguồn từ liên doanh, liên kết, các nguồn thông qua thuê tài chính,... Tuy nhiên vấn đề trọng tâm vẫn là quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát ngoài và nội bộ DN. Bởi lẽ, với một số lƣợng vốn nhất định nhƣng nếu đƣợc quản lý sử dụng để có hiệu quả hơn, tƣơng đƣơng với lƣợng vốn có quy mô lớn hơn mà hiệu quả sử dụng kém hơn.