Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý vốn nhà nước trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 62 - 63)

3.2. Phân tích thực trạng quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần

3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý vốn nhà nước trong

nước trong các công ty cổ phần của Lạng Sơn

Tại điều 2 Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và DN có VNN ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013, quy định đối tƣợng giám sát nhƣ sau:

- DN do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu: Công ty TNHH một thành viên - công ty mẹ của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con do Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh/thành phố quyết định thành lập. Công ty TNHH một thành viên do Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh/thành phố quyết định thành lập.

- Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh VNN (SCIC).

- CTCP, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên do các Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh/thành phố là chủ sở hữu vốn đầu tƣ vào DN.

Việc giám sát quản lý, sử dụng vốn và tài sản, bảo toàn và phát triển vốn tại DNNN nói chung và các CTCP có VNN nói riêng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đƣợc thực hiện thông qua các tiêu chí tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 nhƣ sau:

- Hoạt động đầu tƣ tài sản tại DN (bao gồm danh mục dự án đầu tƣ, nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tƣ).

- Việc huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu, cố phiếu.

- Hoạt động đầu tƣ vốn ra ngoài DN bao gồm đầu tƣ trong nƣớc, đầu tƣ ra nƣớc ngoài, đầu tƣ vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán (nếu có); hiệu quả việc đầu tƣ vốn ra ngoài DN.

- Việc quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả, khả năng thanh toán nợ của DN, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.

- Giám sát bảo toàn và phát triển vốn tại DN.

- Hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm, doanh thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác.

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

- Phân tích về lƣu chuyển tiền tệ của DN (dòng tiền ra và dòng tiền vào DN)

- Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

- Việc thực hiện các chính sách đối với ngƣời lao động trong DN, trong đó có các nội dung về chi phí tiền lƣơng, thu nhập của ngƣời lao động, ngƣời quản lý điều hành DN.

- Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

Việc thống nhất tiêu trí đánh giá hiệu quả hoạt động của DN nhằm so sánh hiệu quả hoạt động của các DN theo mặt bằng chung, khắc phục tình trạng cùng là DN có VNN chi phối, cùng kinh doanh ngành nghề giống nhau nhƣng tiêu chí đánh giá đối với mỗi DN lại khác nhau, đồng thời khắc phục tình trạng mỗi cơ quan chức năng khác nhau nhìn nhận về hiệu quả hoạt động của DN khác nhau và việc kiểm tra giám sát chồng chéo của các cơ quan này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)