Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 66 - 72)

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đã thu đƣợc nhiều thành tựu trong việc quản lý phần VNN trong các CTCP của mình, tuy nhiên, công tác quản lý vốn tại tỉnh Lạng Sơn gặp một số khó khăn, hạn chế, cụ thể là:

- Chƣa xây dựng đƣợc mô hình, cơ chế và chính sách rõ ràng đối với QLNN đối với VNN tại các CTCP.

- Cơ chế quản lý của Nhà nƣớc đối với VNN tại các CTCP tỉnh Lạng Sơn còn chƣa đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế trong quản trị DN, đặc biệt là vấn đề minh bạch thông tin, vấn đề tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, xử lý các xung đột giữa các chủ thể trong DN;

- Năng lực và các điều kiện cho thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu Nhà nƣớc tại các CTCP tỉnh Lạng Sơn còn yếu và thiếu, đặc biệt trong giám sát VNN tại các DN;

- DN hiện đang chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan quản lý các cấp đối với cùng một nội dung;

- Chức năng chủ sở hữu bị hạn chế do phải sử dụng các cán bộ và bộ phận tham mƣu và giúp việc còn làm việc theo phƣơng thức hành chính;

- Nợ phải trả của các CTCP tỉnh Lạng Sơn đang là mối trở ngại lớn, do việc hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng vốn đi vay thƣơng mại, thậm chí có công ty hệ số nợ gấp hàng chục lần vốn điều lệ;

Bảng 3.3: BC tình hình hoạt động của DN năm 2012 Tên công ty cổ phần Vốn điều lệ Nợ phải trả Năm trƣớc năm CPH Năm báo cáo Tỷ lệ vốn nhà nƣớc Năm trƣớc năm CPH Năm báo cáo (tỷ đ) (tỷ đ) (%) (tỷ đ) (tỷ đ) CTCP Xi măng 30,0 58,4 43,5 35,02 568,4 CTCP DL & XNK 29,2 29,6 50,0 123,1 CTCP QL&XDGT 8,1 12,1 73,3 19,98 39,4 CTCP Cấp thoát nƣớc 50,1 95,1 26,9 32,2 CTCP Chợ 20,8 22,9 72,7 6,9

Nguồn: UBND Tỉnh Lạng Sơn, năm 2012

- Số lƣợng thành viên HĐQT các CTCP tỉnh Lạng Sơn không hoàn toàn có sự tƣơng quan với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Do tình hình kinh tế suy thoái, giá cả tăng cao, sự cạnh tranh trên thi trƣờng ngày càng gay gắt... các DN nói chung và các DNNN nói riêng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, một số DN thua lỗ làm mất VNN; một số dự án đầu tƣ tại các DN có VNN chƣa phát huy đƣợc hiệu quả; bộ máy lãnh đạo trong DN cơ bản kế thừa từ DNNN trƣớc sắp xếp, đổi mới nên còn nhiều hạn chế, thiếu tính năng động. Do đó, gây nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến mục tiêu của việc sắp xếp, tái cơ cấu lại các DN.

- Quá trình xây dựng phƣơng án tái cơ cấu của các DN một số còn lúng túng, chƣa bám sát yêu cầu theo quy định và tình hình thực tế về cơ cấu tổ chức bộ máy, phƣơng án tài chính, sắp xếp lao động... một số DN chƣa chủ động xây dựng phƣơng án sắp xếp, tái cơ cấu phải đôn đốc thực hiện nhiều lần (CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông,).

- Việc tham mƣu của một số cơ quan QLNN sắp xếp, đổi mới DN còn chƣa phù hợp dẫn đến phải thay đổi hình thức sắp xếp DN cần xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; việc đôn đốc, kiểm tra đôi khi còn chƣa kịp thời, thƣờng xuyên nên đã ảnh hƣởng đến tiến độ chung của việc sắp xếp, tái cơ cấu DN.

CHƢƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TỈNH LẠNG SƠN

4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nƣớc tác động đến công tác quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn

Những thập niên vừa qua, công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng lãnh đạo đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa to lớn: kinh tế tiếp tục đƣợc ổn định và phát triển với tốc độ tăng trƣởng đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối cao, chính trị đƣợc ổn định, quốc phòng an ninh đƣợc giữ vững, các mục tiêu kinh tế - xã hội về cơ bản luôn đạt đƣợc theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X đã chỉ ra những điểm yếu giai đoạn phát triển 2006 -2010 bao gồm: chất lƣợng tăng trƣởng, năng suất lao động và hiệu quả thấp; các cân đối vĩ mô chƣa vững chắc, lạm phát và giá cả tăng làm cho đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn; nguồn nhân lực dồi dào nhƣng chất lƣợng chƣa đƣợc đáp ứng, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn diễn ra ở nhiều nơi; cơ chế quản lý nền kinh tế còn chƣa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ; điều hành nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng vẫn còn thụ động đã gây ra khó khăn cho các DN.

Về quản lý các DN, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng cũng nhận diện rõ những vấn đề còn tồn tại thời gian qua: “Kinh tế phát triển chƣa bền vững... QLNN đối với DN nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với các CTCP có VNN còn bất cập”. Nhƣ vậy, đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các DN cả nƣớc nói chung, các CTCP tỉnh Lạng Sơn nói riêng phải thực sự đƣợc chú trọng hơn nữa. Đặc biệt, Việt nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đứng trƣớc những bất ổn lớn của kinh tế toàn cầu giai đoạn hiện nay, các DN Việt Nam phải

vƣơn lên cạnh tranh, và làm trụ cột kinh tế trong các lĩnh vực trọng điểm, góp phần tạo thế và lực cho việt Nam vƣơn ra thị trƣờng thế giới.

Giai đoạn 2009-2014 vừa qua là những năm Việt Nam gặp phải những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và qua đó cũng bộc lộ rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế đã giảm rõ rệt, hàng loạt các DN phải tạm dừng hoạt động, đang đứng trƣớc bờ vực thẳm hoặc đã bị phá sản, số lƣợng hàng tồn kho lớn, sức cầu giảm mạnh, nợ xấu gia tăng và trở thành vấn đề rất nghiêm trọng... Trƣớc tình hình này, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra chƣơng trình tái cơ cấu DN và đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế mà trọng tâm là tái cơ cấu đối với hệ thống ngân hàng và các DNNN. Trong đó, tái cơ cấu hoạt động của các DN nói chung và các CTCP tỉnh Lạng Sơn nói riêng là đối tƣợng đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và thực trạng hoạt động của các CTCP tỉnh Lạng Sơn, quá trình tái cơ cấu cần đƣợc bắt đầu và trọng tâm vào công tác quản lý VNN tại các DN này.

Giai đoạn 2015-2020, bối cảnh chính tác động đến công tác quản lý của Nhà nƣớc đối với VNN tại các CTCP tỉnh Lạng Sơn có thể đƣợc khái quát nhƣ sau:

Thứ nhất, quá trình tái cơ cấu các DN tiếp tục đƣợc thực hiện mạnh

mẽ hơn.

Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3, Nghị quyết Trung ƣơng 9 khóa IX, Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng và Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2015”, Chính phủ đã có Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh CPH, thoái VNN tại DN. Thực hiện các chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, cho đến tháng 4/2014, UBND tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành việc phê

duyệt đề án tái cơ cấu các công ty thuộc tỉnh. Giai đoạn 2015-2020, các công ty sẽ thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ, thực hiện thoái vốn để cân đối và đảm bảo tài chính.

Thứ hai, việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi

phải tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị.

Kết thúc 2018 cũng là thời hạn để Việt Nam hoàn thành một số cam kết cuối cùng với Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) cũng nhƣ các cam kết với đối tác song phƣơng và đa phƣơng khác để đƣợc công nhận là nền kinh tế thị trƣờng. Rất nhiều sự điều chỉnh trên các lĩnh vực khác nhau đã đƣợc thực hiện theo hƣớng đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế và đã mang lại những hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu xóa bỏ triệt để bao cấp và minh bạch hóa nền kinh tế, cơ chế và phƣơng thức quản lý VNN tại các DN nói chung và các CTCP tỉnh Lạng Sơn nói riêng cũng cần phải đƣợc đổi mới căn bản và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả và thể hiện sự bình đẳng với mọi loại hình DN khác trong nền kinh tế. Các CTCP của tỉnh Lạng Sơn đứng trƣớc yêu cầu phải thực hiện tái cơ cấu quản trị thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, hệ thống nội quy, quy chế nội bộ, hoàn thiện chiến lƣợc phát triển, tầm nhìn đến năm đến 2020, áp dụng các nguyên tắc quản trị DN theo thông lệ quản trị DN quốc tế...

Tóm lại, xuất phát từ thực trạng hoạt động của các CTCP tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua; xuất phát từ những diễn biến về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc và quốc tế; từ những đòi hỏi của quá trình tái cơ cấu, khắc phục những yếu kém của nền kinh tế để có thể củng cố sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, công tác quản lý VNN tại các CTCP tỉnh Lạng Sơn cần đƣợc hoàn thiện, đổi mới một cách căn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)