3.2. Phân tích thực trạng quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần
3.2.2. Thực trạng bộ máy quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần
cổ phần của Lạng Sơn
Để quản lý VNN tại các CTCP, mỗi nƣớc đều tổ chức cho mình một bộ máy quản lý khác nhau với cách thức quản lý khác nhau. Bộ máy này bao gồm bản thân CTCP (với tƣ cách là ngƣời trực tiếp quản lý, sử dụng VNN giao) và các cơ quan quản lý cấp trên (giám sát việc thực hiện quản lý, sử dụng VNN của CTCP và ra các quyết định quản lý). Mỗi cấp quản lý đƣợc phân rõ chức năng nhiệm vụ trong việc thực hiện hoạt động quản lý VNN tại CTCP.
Hiện nay, tại tỉnh Lạng Sơn, Sở tài chính thực hiện chức năng QLNN về tài chính đối với DN thuộc mọi thành phần kinh tế và đại diện chủ sở
hữu đối với số VNN đã đầu tƣ vào DN. Chức năng của Sở tài chính đƣợc cụ thể hoá nhƣ sau:
Một là, thống nhất QLNN về tài chính DN thuộc các thành phần kinh tế trong toàn Tỉnh, có thể tóm tắt các công việc cơ bản nhƣ sau:
+ Tổ chức nghiên cứu chiến lƣợc và đề xuất các vấn đề có liên quan đến tài chính DN; dự báo khả năng động viên tài chính từ DN, qua đó xây dựng các chính sách, chế độ quản lý tài chính DN, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn tại DN, chế độ hỗ trợ tài chính cho DN và các chế độ khác có liên quan đến quản lý tài chính DN theo quy định của Bộ tài chính;
+ Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính; chế độ quản lý VNN; chế độ kế toán, kiểm toán DN thống nhất trong cả nƣớc;
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính DN trong tỉnh, đồng thời tổ chức thông tin tài chính DN nhằm cung cấp cho các cơ quan QLNN, các DN và khách hàng những thông tin cập nhật, chính xác đầy đủ về tình hình tài chính DN; hƣớng dẫn, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý tài chính DN;
Hai là, quản lý vốn và tài sản Nhà nƣớc tại các CTCP do UBND tỉnh thành lập, trong đó:
+ Hƣớng dẫn DN kiểm kê đánh giá tài sản, xác định số VNN; tổ chức giao vốn cho các DN theo uỷ quyền;
+ Tổ chức đánh giá, xác định giá trị DN, giá trị VNN tại CTCP trong các trƣờng hợp giải thể, phá sản hoặc chuyển đổi quyền sở hữu; giám sát việc xử lý vốn, tài sản Nhà nƣớc trong các trƣờng hợp chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản và chuyển đổi quyền sở hữu DNNN; giám sát việc phân phối lợi nhuận sau thuế, việc sử dụng các quỹ tại DN;
+ Thẩm định nhu cầu hỗ trợ tài chính hàng năm và cấp phát các khoản chi hỗ trợ cho DN. Tham gia ý kiến về chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh của các DN trọng điểm; tham gia xây dựng và
thông báo chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nƣớc hàng năm của DN theo uỷ quyền của Chủ tịch Tỉnh; tham gia các phƣơng án giá sản phẩm và dịch vụ do Nhà nƣớc quy định giá; tham gia việc xây dựng đơn giá, quỹ tiền lƣơng và xếp hạng DN theo quy định của Nhà nƣớc;
+ Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán của DN; kiểm tra báo cáo tài chính, xác định khả năng hoàn trả nợ, mức độ bảo toàn và phát triển vốn hàng năm của DN;
+ Tổng hợp, phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn, việc bảo toàn và phát triển vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc tại các loại hình DN trong tỉnh và theo ngành kinh tế;
+ Quản lý các quỹ tài chính hỗ trợ DN do Chủ tịch tỉnh uỷ quyền; + Hƣớng dẫn các cơ quan của Sở Tài chính thống nhất QLNN về tài chính đối với DN do tỉnh thành lập hoặc góp vốn, tổng hợp phân tích tình hình tài chính DN trên địa bàn;
Dƣới Sở Tài chính, ở mỗi UBND tỉnh có các Phòng tài chính thuộc Sở Tài chính. Các DN địa phƣơng chịu sự quản lý trực tiếp của các Phòng Tài chính thuộc Sở Tài chính tỉnh.
Hình thức phân công mới này có ƣu điểm ở chỗ do DN vẫn đƣợc tổ chức theo hai hình thức, đó là DN trung ƣơng và DN địa phƣơng, đồng thời việc tổ chức cán bộ ở địa phƣơng do UBND tỉnh quyết định, ở Trung ƣơng do Bộ, ban, ngành quyết định. Mặt khác, các DN trung ƣơng lớn thƣờng có các chi nhánh ở các địa phƣơng khác nhau nên việc quản lý theo vùng sẽ hạn chế, đặc biệt là các tổng công ty thƣờng tập trung ở các địa bàn thành phố lớn nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh... sẽ khiến cho việc quản lý ở các địa phƣơng rất phức tạp.
Có thể nói rằng, sự ra đời và đi vào hoạt động theo hệ thống dọc từ Trung ƣơng tới các tỉnh, thành phố đã giải quyết đƣợc những vấn đề có tính nguyên tắc trong quản lý CTCP, đó là thu gọn đầu mối, thực hiện nguyên
tắc một đầu mối cho từng chức năng QLNN đối với DN, từng bƣớc xoá bỏ cơ chế chủ quản, sự phân biệt giữa DN Trung ƣơng và DN địa phƣơng.