Hoàn thiện chính sách QLNN đối với các công ty cổ phần của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 76 - 79)

4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nƣớc trong các

4.3.3. Hoàn thiện chính sách QLNN đối với các công ty cổ phần của tỉnh

của tỉnh Lạng Sơn

Thứ nhất là, định vị vai trò của CTCP của tỉnh Lạng Sơn và xem xét

quy mô đầu tƣ VNN vào DN:

- Phải có chính sách hỗ trợ và tạo động lực các ngành, nghề, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn quốc gia nhƣ: dịch vụ dầu khí, quốc phòng, công nghệ cao,... đòi hỏi đầu tƣ lớn mà các DN thuộc các thành phần kinh tế chƣa có khả năng hoặc chƣa muốn làm.

- Tiến hành tái cơ cấu các DNNN mà trọng tâm là những tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nƣớc phải gắn với mô hình tăng trƣởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Thực hiện tái cơ cấu DN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh không phân biệt cấp, cơ quan quản lý, để tạo điều kiện hoạt động cho các cơ quan chủ sở hữu Nhà nƣớc đạt hiệu quả hơn.

Thứ hai là, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của chủ sở hữu

Nhà nƣớc đối với CTCP của tỉnh Lạng Sơn

Tăng cƣờng giám sát công tác tổ chức và thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nƣớc tại các CTCP và giám sát DN có VNN trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tƣ về quản lý và giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nƣớc tại CTCP của tỉnh Lạng Sơn, tiến tới ban hành Luật quản lý và giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu tại DN có VNN đầu tƣ.

Thứ ba là, tăng cƣờng công khai thông tin và minh bạch hóa hoạt

động của CTCP của tỉnh Lạng Sơn

Hiện nay, các DN đang niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán, các công ty đại chúng phải thực hiện công bố thông tin DN theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và Bộ Tài chính. Để đảm bảo công tác giám sát của chủ sở hữu Nhà nƣớc xác thực, rõ ràng, minh bạch, trong thời gian tới phải có những quy định về pháp luật yêu cầu các DN dƣới mọi hình thức phải thực hiện công bố thông tin rộng rãi, kịp thời và chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính.

Để thực hiện đƣợc những yêu cầu trên, bản thân chủ sở hữu Nhà nƣớc phải minh bạch hóa hoạt động đầu tƣ của mình. Cụ thể phải tổ chức xây dựng và công bố báo cáo thƣờng niên về hoạt động đầu tƣ kinh doanh của chủ sở hữu Nhà nƣớc nhƣ sau:

- Công bố công khai về danh mục các DN có VNN tại thời điểm 31/12 hàng năm, thông tin về tỷ lệ sở hữu của Nhà nƣớc tại DN, vốn điều lệ, tổng tài sản, hình thức pháp lý, ngành nghề kinh doanh chính, tên tổ chức đại diện chủ sở hữu VNN;

- Thực trạng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, tình hình thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu;

- Thực trạng thực hiện chức năng chủ sở hữu tại DN...

Thứ tư là, hoàn thiện khung chính sách của Nhà nƣớc hƣớng tới

Hiện nay, Luật Đầu tƣ công đã đƣợc ban hành ngày 18/06/2014, cơ chế quản lý và đầu tƣ VNN vào CTCP đƣợc tách bạch và hoàn thiện quyền tự chủ về kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của DN, chức năng đại diện chủ sở hữu do Chính phủ, Bộ, Ban, ngành và UBND tỉnh/thành phố đƣợc phân định rõ ràng, tách chức năng chủ sở hữu vốn và chức năng kinh doanh của DNNN. Các CTCP của tỉnh Lạng Sơn cần đƣợc tiếp tục đầu tƣ vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, để trở thành lực lƣợng nòng cốt để kinh tế Nhà nƣớc giữ đƣợc vai trò chủ đạo, là lực lƣợng vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh này, giải pháp hoàn thiện khung chính sách của Nhà nƣớc hƣớng tới nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tƣ VNN tại các CTCP của tỉnh Lạng Sơn, theo hƣớng sau:

- Ban hành danh mục các CTCP mà tỉnh Lạng Sơn cần nắm giữ cổ phần chi phối và không chi phối. Đẩy mạnh việc sắp xếp các công ty xây dựng Nhà nƣớc không cần nắm giữ 100% vốn thực hiện sắp xếp lại dƣới hình thức công ty đại chúng (cổ phần hoá, chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

- Đẩy mạnh việc tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý vốn tại các CTCP của tỉnh Lạng Sơn

- Vốn đầu tƣ vào DNNN nói chung và các CTCP của tỉnh Lạng Sơn hàng năm phải đƣợc công khai, HĐND thông qua tổng mức vốn đầu tƣ và danh mục lĩnh vực ngành nghề cần đầu tƣ; UBND cấp tỉnh cân đối nhu cầu đầu tƣ. VNN đƣợc đầu tƣ trực tiếp vào công ty mẹ - CTCP của tỉnh Lạng Sơn. Hàng năm, UBND có báo cáo đánh giá về hiệu quả hoạt động của DN theo các tiêu chí thống nhất.

- Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan đƣợc Chính phủ, UBND uỷ quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, đặc biệt đối với việc bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch và thành viên HĐQT. Giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DN. Sớm ban hành quy trình về

tuyển chọn, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật đối với các chức danh chủ chốt của DN.

- Thực hiện nghiêm minh việc công khai, cung cấp các thông tin về DN, nhất là các thông tin về tài chính DN. Tăng cƣờng trách nhiệm giám sát kiểm tra nội dung thuộc chức năng của chủ sở hữu vốn quy định tại luật DN và điều lệ, nhằm đảm bảo các thông tin về DN trung thực khách quan và tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh Lạng Sơn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)