3.3. Đánh giá thực trạng quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần
3.3.1. Những ưu điểm
Sau khi phƣơng án sắp xếp DN 100% VNN thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức phổ biến, quán triệt đến toàn thể các cơ quan, đơn vị có liên quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân và ngƣời lao động trong DN. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, DN khẩn trƣơng xây dựng kế hoạch cụ thể để
triển khai thực hiện, xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ, lộ trình thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng nhằm hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới DN theo phƣơng án đã đƣợc phê duyệt đảm bảo hiệu quả, chất lƣợng, nâng cao năng lực của các DN sau quá trình sắp xếp, đổi mới.
VNN tại các CTCP tỉnh Lạng Sơn đã đƣợc quản lý tập trung và hiệu quả hơn. Quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của DN đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời hơn. Xoá bỏ một bƣớc cơ chế chủ quản hành chính và sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nƣớc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh tập trung vào thực hiện chức năng QLNN đối với các CTCP. Lợi ích của DN, lợi ích của cổ đông trong đó có cổ đông nhà nƣớc và lợi ích của ngƣời lao động đƣợc giải quyết hài hoà. Có thể thấy rõ ở một số mặt sau:
Theo số liệu thống kê của SCIC về các DN đại diện cho 80% giá trị vốn do Tổng công ty nắm giữ, kể từ khi tiếp nhận đến 31/12/2008, vốn điều lệ của các DN này đã tăng trƣởng 36%. Tốc độ tăng trƣởng này có đƣợc là nhờ DN tăng vốn điều lệ thông qua phát hành thêm cổ phần và/hoặc từ nguồn lợi nhuận để lại. Do vậy, mặc dù Tổng công ty có tiến hành bán - giảm đầu tƣ VNN tại một số CTCP, nhƣng tăng trƣởng phần VNN do SCIC làm đại diện chủ sở hữu vẫn đạt 26%
Doanh thu và lợi nhuận của các các CTCP tỉnh Lạng Sơn đƣợc bàn giao cho SCIC đã có sự tăng trƣởng lớn so với thời điểm nhận bàn giao. Theo thống kê về hơn 80 DN chiếm khoảng 80% giá trị vốn của Tổng công ty, doanh thu đã tăng 44% và lợi nhuận tăng 105%.
Hiệu quả hoạt động: Các chỉ số ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của các các CTCP tỉnh Lạng Sơn có VNN cũng có tăng trƣởng. Chỉ số ROA đạt 6,4% và ROE đạt 17,5% tại thời điểm 31/12/2014. Nếu xét đến thực trạng là 85% số các CTCP tỉnh Lạng Sơn có quy mô nhỏ (vốn dƣới 10 tỷ đồng), máy móc thiết bị lạc hậu
và nhiều DN còn làm ăn thua lỗ, thì các hệ số bình quân này đã thể hiện sự nỗ lực đáng ghi nhận của các cơ quan quản lý và các CTCP tỉnh Lạng Sơn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DN để từ đó nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ nhà nƣớc.
Chính sách phân phối cổ tức và sử dụng cổ tức phần VNN trong các CTCP tỉnh Lạng Sơn đã đạt đƣợc sự tiến bộ rõ ràng. Việc phân phối lợi nhuận sau thuế đƣợc các CTCP tỉnh Lạng Sơn tuân thủ nghiêm chỉnh theo quy định của Nhà nƣớc và theo đúng điều lệ của DN CPH, việc trích lập hàng năm đƣợc sự cho phép của các cổ đông, thông qua Nghị quyết Đại hội cổ đông là một phƣơng thức quản lý mới, với sự công khai, minh bạch và chịu sự giám sát của chính những ngƣời đã bỏ vốn đầu tƣ là các cổ đông. Chính vì lý do này mà việc đảm bảo những yêu cầu về quy tắc có đƣợc sự đồng thuận cao, làm cho tình hình tài chính của công ty trong sạch và lành mạnh hơn.
Việc trích lập các quỹ không phải tuân thủ hoàn toàn theo quy định của Nhà nƣớc, mà đã đƣợc cá biệt hoá cho từng CTCP tỉnh Lạng Sơn phù hợp với những đặc điểm và hoàn cảnh riêng của DN đó. Điều này mở ra cho công ty có nguồn tài chính để đảm bảo những yêu cầu riêng của mình trong kỳ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Về vấn đề này, không phải DN muốn tự do lập quỹ nào, mức trích bao nhiêu, mà các cổ đông mới là ngƣời quyết định. Việc lập các quỹ tài chính từ lợi nhuận sau thuế ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông, nên việc phân phối lợi nhuận sau thuế luôn theo xu hƣớng đảm bảo quyền lợi của cổ đông và nhu cầu phát triển của công ty. Việc chi trả cổ tức đƣợc tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Các CTCP tỉnh Lạng Sơn chỉ chi trả cổ tức khi phát sinh lợi nhuận. Đây là nguyên tắc an toàn, tránh tình trạng các CTCP đem vốn điều lệ ra chi trả cổ tức.
Công tác tuyền truyền đƣợc tăng cƣờng bằng nhiều hình thức trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và trực tiếp cho lãnh đạo, ngƣời lao
động tại các DN nên ngƣời lao động trong DN nhận thức đúng đắn về việc sắp xếp, tái cơ cấu các DNNN.
Các DN của Tỉnh sau khi đƣợc sắp xếp, chuyển đổi theo mô hình mới đã tạo đƣợc những chuyển biến tích cực, nâng cao quyền tự chủ của DN, tạo việc làm cho ngƣời lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, phạm vi hoạt động tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, không có sự đầu tƣ dàn trải ra ngoài ngành nhƣ: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, tài chính...