Trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 94 - 105)

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.3 Đánh giá tác động

4.3.2 Trong giai đoạn hoạt động

Tác động về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội Tác động đến tình hình phát triển kinh tế

Hoạt động của dự án sẽ góp phần nâng cao điều kiện khám chữa bệnh trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trong vùng.

Đóng góp vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy và phát triển một số ngành dịch vụ có liên quan như mua bán dược phẩm.

Tác động đến cảnh quan

Khu vực xây dựng bệnh viện không nằm trong quy hoạch hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới, không có các khu di tích lịch sử, công trình mỹ thuật hoặc danh lam thắng cảnh chịu tác động do hoạt động của dự án.

Dự án được xây dựng sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo của khu vực, với kiến trúc phù hợp với quy hoạch chung của khu vực sẽ góp phần nâng cao vẻ mỹ quan trong kiến trúc chung của địa phương nói riêng và của tỉnh Bến Tre nói chung.

Tác động đến giao thông khu vực

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ gây tác động đến tình hình giao thông khu vực do sự tập trung một lượng lớn dân cư. Các tác động có thể kể đến là gây tắc nghẽn hệ thống giao thông, làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông tại khu vực dự án. Với những tác động như trên sẽ dẫn tới những tác động kéo theo như gia tăng tình hình tai nạn giao thông, gia tăng khói bụi phát sinh tại khu vực do hoạt động

của các phương tiện vận chuyển.

Tác động đến con người Người dân thuộc diện giải tỏa

Vì phần đất tại khu vực dự án là đất thổ cư, đất vườn, đất trồng cây nông nghiệp và có một số hộ dân sinh sống nên việc thực hiện dự án sẽ làm thay đổi ngành nghề và ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình bị giải tỏa.

Gia tăng áp lực lên môi trường sống

Như đã phân tích ở trên, quá trình xây dựng và đi vào hoạt động của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre sẽ làm gia tăng mật độ giao thông, kéo theo đó là sự gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm, làm giảm chất lượng môi trường không khí xung quanh là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, sự gia tăng mật độ xe lưu thông sẽ là nguy cơ gây tai nạn giao thông đối với xe lưu thông trên đường cũng như dân cư trong khu vực.

Gia tăng tệ nạn xã hội

Tương tự như các khu đô thị khác, mặt trái của việc phát triển đô thị thì các tệ nạn xã hội cũng gia tăng đi kèm. Do đó, đòi hỏi phải có những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý xã hội của chính quyền địa phương cũng như của Ban quản lý của Bệnh viện.

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Tác động đến môi trường không khí

Tác nhân tác động đến môi trường không khí chính là tiếng ồn, bụi, khí thải từ hoạt động xây dựng, từ các phương tiện giao thông, từ quá trình vận hành máy phát điện, từ quá trình nấu nướng, từ quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân,…

Đối với tiếng ồn thì đây là nguồn ô nhiễm không thể tránh khỏi trong hoạt động xây dựng cũng như trong giai đoạn bệnh viện đi vào hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn trong thời gian dài với cường độ cao có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe con người như nhức đầu, chóng mặt, sợ hãi,…

Đối với các loại khí thải (SOx, NOx, CO, CO2,…) phát sinh từ quá trình hoạt động của bệnh viện ở nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến động thực vật và cơ sở vật chất trong khu vực. Tất cả các khí ô nhiễm này đều hiện diện trong môi trường không khí xung quanh. Bất cứ nguyên nhân nào (do hoạt động dự án gây ra) làm cho nồng độ các khí này tăng lên và vượt quá giới hạn cho phép, chúng đều gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cơ sở vật chất khu vực xung quanh cũng như sức khỏe của người dân trong khu vực dự án.

Các tác hại do các khí phát sinh trong quá trình xây dựng cũng như vận hành dự án:

Tác hại của bụi

Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp rồi mắt, da,..., sau đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của cơ thể. Bụi bám trên mặt da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát xót. Nếu vào phổi, bụi sẽ gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Các hạt bụi có kích thước trong khoảng 0,5 – 5µm là nguy hiểm nhất. Khi các hạt bụi này vào phổi tại thành những khối giả u, hiện tượng này tại các phần xơ hạt lan truyền và tiến triển theo tính chất gây các bệnh bụi phổi.

Các loại bụi hô hấp trên có thể tích lũy trong phổi và các cơ quan hô hấp. Các hạt bụi kích thước lớn hơn 10 µm được giữ lại bởi các lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài. Còn các hạt bụi nhỏ hơn tiếp tục đi sâu vào trong các cơ quan hô hấp và các hạt có kích thước < 10 µm có thể bị giữ lại ở phổi, hay vào máu gây nhiễm độc. Lớp màng nhầy bị kích thích làm khó khăn cho quá trình hô hấp, bụi phổi còn gây các bệnh như làm tắc nghẽn các phế quản, giảm khả năng phân phối khí, giảm khả năng

trao đổi giữa oxy và dioxit cacbon, ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu, … gây ung thư phổi.

Tác hại của SOx

Đối với sức khỏe: SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt nên hình thành nhanh chóng các axit, do dễ tan trong nước nên SO2 sau khi hít thở vào sẽ phân tán trong máu tuần hoàn.

Bảng 4.21 Tác hại của SO2 đối với con người và động vật

30 – 20 mg SO2/m3 Giới hạn của độc tính

50 mg SO2/m3 Kích thích đường hô hấp, ho

260 – 130 mg SO2/m3 Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút)

1300 – 1000 mg SO2/m3 Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)

(Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000).

Độc tính chung của SO2 là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+.

Đối với thực vật: đối với thực vật, SO2 có tác hại đến sự sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ thấp nhưng với thời gian kéo dài một số ngày sẽ làm lá úa vàng và rụng. Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1 – 2 ppm có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Ở nồng độ cao thì trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây bệnh chết hoại đối với thực vật.

Đối với vật liệu: sự có mặt của các khí axit trong không khí ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông, và các công trình xây dựng, nhà cửa. Đối với khí hậu khu vực: sự tích luỹ SO2, NO2 trong khí quyển dẫn đến axit hoá nước mưa. Khí SO2 là tác nhân chính gây nên hiện tượng mưa axit đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Sự lan truyền chất ô nhiễm khí axit diễn ra trên quy mô rộng lớn, không biên giới nhưng trong khu vực có nguồn thải SO2 lớn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp.

Tác hại của Oxyt cacbon (CO)

Đối với người và động vật: người và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở phải khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb) thành Cacboxylhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

chức, tế bào. Ngoài ra, CO còn tác dụng với sắt trong xytochrom-oxydaz-men hô hấp có chức năng hoạt hoá oxy – làm sự thiếu oxy càng trầm trọng.

Bảng 4.22 Mức gây độc của CO ở những nồng độ khác nhau

Nồng độ CO trong không khí (ppm)

Nồng độ Hb.CO trong máu (phần đơn vị)

Mức gây độc

50 0,07 Nhiễm độc nhẹ

100 0,12 Nhiễm độc vừa và chóng mặt

250 0,25 Nhiễm độc nặng và chóng mặt

500 0,45 Buồn nôn, nôn, trụy tim mạch

1.000 0,60 Hôn mê

10.000 0,95 Tử vong

(Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000).

Đối với thực vật: thực vật nhạy cảm với CO ít hơn so với người và động vật, nhưng khi nồng độ CO cao (100 – 10.000 ppm) làm cho lá rụng, bị xoắn lại, cây non bị chết, và cây cối chậm phát triển. CO làm mất khả năng cố định Nitơ, làm thực vật thiếu đạm.

Tác hại của cacbonit (CO2)

Khí CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ oxy. Một số đặc trưng gây độc của CO2 như sau:

Bảng 4.23 Tác hại của CO2 ở những nồng độ khác nhau

Nồng độ (%) Tác hại

0,5 Khó chịu về hô hấp

1,5 Không thể làm việc được

3 – 6 Có thể nguy hiểm đến tính mạng

8 – 10 Nhức đầu, rối loạn thị giác, mất tri giác ngạt thở

10 – 30 Ngạt thở ngay, thở chậm, tim đập yếu

35 Chết người

(Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000.)

Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm 0,003 –0,006%. Nồng độ tối đa cho phép của CO2 là 0,1%. Khí CO2 còn gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho bầu khí quyển nóng lên. Sự phát triển công nghiệp trên quy mô toàn cầu đưa đến làm tăng hiệu ứng nhà kính.

NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên đường hô hấp và niêm mạc ẩm ướt gây bỏng rát do phản ứng kiềm hóa kèm theo tỏa nhiệt. Ngưỡng chịu đựng đối với NH3 là 20 – 40 mg/m3. Khi tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 100 mg/m3 trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1.500 – 2.000 mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ nguy hiểm đối với tính mạng.

Khí Clo và hơi axit clohydric

Khí Clo có tác dụng đoạn trên của đường hô hấp. Khí clo gây độc hại cho người và động vật. Tiếp xúc với môi trường có nồng độ khí Clo cao sẽ bị xanh xao, vàng da, gây nhiễm bệnh và có thể chết.

Bảng 4.24 Tác hại của khí Clo và hơi axit clohydricở những nồng độ khác nhau

3,2mg/m3 Kéo dài Có thể chịu được

30 mg/m3 60 phút Phù, viêm phế quản

3200 mg/m3 Rất ngắn Ngạt thở

Hơi acide có tác hại đến đường hô hấp và niêm mạc mắt. Hít thở phải hơi acide clohydric có thể bị nhiễm độc. Do tác dụng kích thích cục bộ, HCl sẽ gây bỏng, sưng tấy, tụ máu, trường hợp nặng có thể dẫn tới phổi bị mọng nước. Nồng độ clo trong không khí đạt 3,5ppm (10mg/m3) con người có thể ngửi thấy mùi. Làm việc lâu trong môi trường có clo, đường hô hấp, màng mắt bị kích thích mạnh, ho, giàn nước mắt.

Tác hại của hydrocacbon bay hơi

Các hydrocacbon dùng trong y tế thường là các chất có tác dụng gây mê, gây tê và khử trùng. Các hydrocacbon này nếu ở nồng độ cao hoặc thời gian tiếp xúc lâu sẽ gây nên những tác động đến hệ thần kinh của con người, tạo cảm giác choáng váng, ngạt thở.

Tác hại của bức xạ hạt nhân

Bức xạ là một trong những tác nhân có liên quan tới bệnh tật, gây ra sự tổn thương bức xạ ở mức phân tử, tế bào và hệ thống cơ quan của con người.

Cơ chế trực tiếp: bức xạ trực tiếp gây iôn hóa các phân tử trong tế bào làm đứt gãy liên kết trong các gien, các nhiễm sắc thể, làm sai lệch cấu trúc và tổn thương đến chức năng của tế bào.

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Cơ chế gián tiếp: Khi phân tử nước trong cơ thể bị iôn hóa sẽ tạo ra các gốc tự do, các gốc này có hoạt tính hóa học mạnh sẽ hủy hoại các thành phần hữu cơ như các Enzyme, prôtêin, lipit trong tế bào và phân tử ADN, làm tê liệt các chức năng của các tế bào lành khác. Khi số tế bào bị hại, bị chết vượt quá khả năng phục hồi của mô hay cơ quan thì chức năng của mô hay cơ quan sẽ bị rối loạn hoặc tê liệt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các hiệu ứng cấp do bức xạ gây ra: Khi toàn thân nhận một liều cao trong một thời gian ngắn sẽ làm ảnh hưởng đến hệ mạch máu, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương. Các ảnh hưởng trên đều có chung một số triệu chứng như: buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, sốt, thay đổi về máu và những thay đổi khác. Đối với da, liều cao của tia X gây ra ban đỏ, rụng tóc, bỏng, hoại tử, loét, đối với tuyến sinh dục gây vô sinh tạm thời, đối với mắt gây hư hại giác mạc, kết mạc.

Các hiệu ứng muộn do bức xạ gây ra: Ung thư, bệnh máu trắng, ung thư xương, ung thư phổi, đục thủy tinh thể, giảm thọ, rối loạn di truyền....

Khi nhận một lượng tia phóng xạ trong thời gian ngắn thì cơ thể con người sẽ có những biểu hiện như sau:

+ Mức 0,2Sv : không có biểu hiện bệnh lý gì

+ Mức 0,5Sv : giảm cầu lymph trong máu

+ Mức 3Sv : làm rụng tóc

+ Mức 5Sv : tỷ lệ tử vong là 50%

+ Mức 10 Sv: tỷ lệ tử vong gần 100%

Tác động do ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm nhiệt Tác động do ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt đối với những người tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với tiếng ồn sẽ gây điếc nghề nghiệp hay gây một số ảnh hưởng như: mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động, kém tập trung tư tưởng làm việc. Tiếng ồn từ 80 dBA trở lên sẽ làm giảm sự chú ý, dễ mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, tăng cường sự ức chế thần kinh trung ương và ảnh hưởng tới thính giác của con người.

Khi tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao và trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh điếc nên việc giảm thiểu tiếng ồn là rất quan trọng.

Tác động do ô nhiễm nhiệt

Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ bốc hơi, phát tán bụi, các khí thải cũng như tác động đến khả năng trao đổi khí của cơ thể con người. Không những thế nhiệt độ cao làm cho con người nhanh chóng mệt mỏi, khát nước, nhức đầu, chóng mặt,… Từ đó dẫn đến hiện tượng giảm năng suất lao động và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.

Tác động đến chất lượng môi trường nước

Trong nước thải sinh hoạt, nước thải y tế có chứa một hàm lượng lớn chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật gây bệnh sẽ làm gia tăng độ màu và tăng nồng độ của các chất ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Sau đây là tác động cụ thể của nước thải y tế và nước thải sinh hoạt của dự án:

Nước thải y tế

Nước thải phát sinh từ các khâu khám chữa bệnh, xét nghiệm… của bệnh viện chứa vô số vi khuẩn, mầm bệnh, máu, tế bào, hóa chất, dược phẩm và các chất hữu cơ, các tác nhân gây độc tế bào cytotoxic, thủy ngân… Các chất này có khả năng gây ra các tác hại như sau:

Các chất rắn lơ lửng trong nước sẽ tương tác với các chất bẩn khác trong nước thải y tế gây ô nhiễm thứ cấp cho môi trường nước, làm tích tụ chất độc trong các động vật, thực vật thủy sinh nếu thải ra môi trường mà không được xử lý đúng mức.

Các loại vi sinh và mầm bệnh trong nước có khả năng làm lây nhiễm bệnh tật trên diện rộng cho con người và động vật.

Các loại hydrocarbon và các dẫn xuất halogen như chloroform, toluen, formaldehyde, phenol có trong các dược phẩm như thuốc giảm đau, thuốc sát trùng, thuốc tê, gây mê… hòa tan trong nước gây mùi hôi và độ màu cao. Các hợp chất hữu cơ này lấy ôxy trong nước để phân hủy thành các chất đơn giản hơn nên sẽ làm cho nồng độ DO

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w