CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.3 Đánh giá tác động
4.3.1 Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xâydựng
Các tác động trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng sẽ được đánh giá cụ thể qua từng hoạt động.
Tác động do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Toàn bộ diện tích trên 106.000 m2 được chuyển đổi từ đất vườn sang xây dựng bệnh viện
do đó sẽ ảnh hưởng đến những lợi nhuận thu được từ việc sản xuất và trồng trọt của người dân.
Căn cứ vào báo cáo dự án đầu tư công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre thì tổng dự toán kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng sẽ là 21.163.875.480 đồng.
GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Về mức độ thiệt hại do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho thấy sẽ gây những ảnh hưởng nhất định về mặt sinh thái tuy nhiên nếu tính theo lợi ích kinh tế xã hội thì việc chuyển đổi sẽ mang lại lợi ích cao hơn.
Tác động do đền bù, giải tỏa
Dự án xây dựng Bệnh viện sẽ gây tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, ảnh hưởng tới đời sống của người dân bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất xây dựng. Việc giải tỏa mặt bằng sẽ gây xáo trộn đời sống của người công nhân làm việc trong các nhà máy, hợp tác xã trong khu vực như mất công việc làm, thay đổi nghề nghiệp.
Tác động do hoạt động san lấp mặt bằng
Quá trình san lấp mặt bằng tại khu vực dự án thực hiện tương đối khó khăn do hiện trạng là một phần khu đất là đất ruộng muối nên việc lấp các ruộng muối trước khi thực hiện san lấp sẽ gây nên những tác động nhất định. Quá trình san lấp sẽ sử dụng một lượng lớn đất đá nên sẽ gây nên những tác động như tiếng ồn, khí thải, bụi do quá trình vận chuyển vật liệu của các phương tiện ra vào khu vực dự án. Quá trình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân làm việc trên công trường.
Khi tiến hành san lấp mặt bằng sẽ gây ảnh hưởng đến việc thoát nước trong khu vực, tuy nhiên hiện trạng khu vực là khu đất có địa hình tương đối bằng phẳng và vấn đề thoát nước rất thuận lợi. Mặt khác quá trình san lấp sẽ dựa trên nguyên tắc tôn trọng độ dốc tự nhiên nên những tác động này là rất thấp.
Tác động do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và xây dựng cơ sở hạ tầng
Như đã trình bày tại phần nguồn tác động từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và xây dựng cơ sở hạ tầng, tác động từ quá trình này chủ yếu là bụi và khí thải phát sinh gây ảnh hưởng đến tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu với phạm vi ảnh hưởng tính từ lộ giới vào sâu khoảng 50m. Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh phụ thuộc vào số lượng cũng như loại phương tiện vận chuyển, tuy nhiên có thể đánh giá chung là cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2 lần. Mật độ dân cư sinh sống dọc theo tuyến đường sẽ thường xuyên chịu tác động từ các hoạt động này, do đó những
ảnh hưởng này sẽ gây nên những tác động nhất định đến đời sống nhân dân và rất khó kiểm soát.
Ngoài tác động từ bụi, khí thải quá trình vận chuyển còn làm gia tăng mật độ lưu thông trên tuyến đường. Mà đặc biệt là tuyến đường liên xã Bình Phú – Mỹ Thành và tuyến đường vào cầu Hàm Luông. Đây là tuyến đường huyết mạch của xã nên số lượng tham gia giao thông là khá đông, ứng với số lượng xe khi hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu của dự án đi vào hoạt động là 5 xe/ngày sẽ làm gia tăng khả năng xảy ra tai nạn đối với các loại xe tham gia lưu thông trên tuyến đường này.
Tác động do hoạt động của công nhân lao động
Hoạt động của công nhân lao động trên công trường sẽ gây những tác động đến môi trường từ việc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, nước thải và tác động đến kinh tế xã hội tại địa phương.
Với nồng độ nước thải như đã trình bày trong phần 4.1.1 có thể nhận thấy nếu lượng nước thải này không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường do sự tồn tại của thành phần chất hữu cơ cao.
Chất thải rắn với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy nên sẽ gây nên mùi hôi khó chịu nếu không đưa ra những biện pháp quản lý và xử lý cụ thể. Phạm vi tác động từ các chất thải này chủ yếu là xung quanh khu vực công nhân sinh sống và ảnh hưởng một phần đến đời sống nhân dân quanh vùng. Tuy nhiên các tác động này hoàn toàn có thể khống chế được và chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ kết thúc khi thời gian thi công xây dựng hoàn tất.
Các tác động đến kinh tế xã hội tại địa phương chủ yếu là gây mất an ninh trật tự và làm gia tăng các tệ nạn xã hội trong khu vực. Đây là nguồn tác động không liên quan đến chất thải và mang tính tiêu cực tuy nhiên đây là những tác động hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Khả năng gây cháy nổ và an toàn lao động trong giai đoạn xây dựng cơ bản
Đây là các công tác khá quan trọng trong suốt thời gian san ủi mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình kỹ thuật khác nhau của dự án.
GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Tai nạn lao động: Công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường.
Ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu).
Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do chính các phương tiện này gây ra.
Cần thực hiện tốt mọi nội quy về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng lên cao…
Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như thi công hệ thống cấp điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang đường, bão, gió gây đứt dây điện.
Khả năng cháy nổ: Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể gây ra khả năng cháy, nổ:
Quá trình thi công dọn dẹp mặt bằng, nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa..) thì khả năng gây cháy cũng có thể xảy ra.
Các nguồn nhiên liệu (như dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ khá quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (hoặc bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt hoặc các nơi có nhiều người hoặc xe cộ qua lại. Sự cố gây cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện.