Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 115 - 120)

5.2.6 .Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất

5.3 Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm trong giai đoạn dự án đi vào hoạt

5.3.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí

Giảm thiểu tác động môi trường không khí từ phương tiện giao thông

Kể từ ngày 1/7/2007 theo quy định của Chính Phủ thì nhiên liệu dầu diezen nhập về phải có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,05%S và 0,25%S) nhằm phục vụ cho các phương tiện cơ giới đường bộ, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 2. Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện. Tuy nhiên, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của hoạt động giao thông đến khu vực một số biện pháp sau được áp dụng:

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

100% đường giao thông của khu vực được trải nhựa đường và lát gạch hoàn chỉnh. Tiến hành trồng các loại cây xanh thích hợp dọc các tuyến đường nội bộ nhằm tạo cảnh quan khu vực đồng thời ngăn cản, hạn chế khí thải, bụi thải phát tán vào các hộ dân, cải thiện môi trường không khí xung quanh.

Phương tiện giao thông trong khuôn viên khu vực dân cư được hạn chế nhất định, chỉ những xe máy và ôtô loại nhỏ được phép lưu thông vào sâu trong khu vực bệnh viện. Quy hoạch bãi giữ xe hoàn chỉnh và lối giao thông ra vào tầng hầm rộng rãi, hợp lý nhằm tránh tình trạng ách tách giao thông vào các giờ cao điểm.

Đối với bụi phát sinh trong quá trình sinh hoạt, giao thông của bệnh viện sẽ được giảm thiểu bằng các biện pháp sau đây:

Phủ kín các bãi trống bằng cỏ và cây xanh bao bọc xung quanh khu vực bệnh viện. Trồng cây xanh có tán dày có thể hấp thụ bức xạ mặt trời, điều hoà các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và những hỗn hợp khí như SO2, CO2, hợp chất chứa nitơ, photpho, các yếu tố vi lượng độc hại khác như Pb, Cu, Fe…

Bụi do các phương tiện vận chuyển trong khuôn viên dự án như các phương tiện vận chuyển thô sơ như xe gắn máy, xe ôtô sẽ được khắc phục bằng cách tưới đường nội bộ thường xuyên nhằm giảm lượng bụi phát sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Khi các xe lưu thông trong khuôn viên bệnh viện cần giảm tốc độ.

Đối với các phương tiện thuộc tài sản của bệnh viện sẽ tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng trọng tải để giảm thiểu các khí độc hại của các phương tiện này.

Giảm thiểu tác động môi trường không khí do hoạt động của máy phát điện

Chủ đầu tư đã trang bị thêm cho bệnh viện 01 máy phát điện dự phòng với công suất 800KVA để phòng trường hợp khi có sự cố trên lưới điện. Nếu máy phát điện hoạt động liên tục, nguồn ô nhiễm chủ yếu là SO2. Tuy nhiên, đây là sự cố không mang tính chất thường xuyên nên tải lượng ô nhiễm không khí do SO2 gây ra vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng của môi trường. Nhưng để đảm bảo về mặt môi trường, chủ đầu tư sẽ lựa chọn các loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh và cặn carbon thấp. Cụ thể, hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu sử dụng không vượt quá 0,5%, còn

hàm lượng carbon không vượt quá 76%. Với tiêu chí như trên thì bệnh viện sẽ sử dụng dầu DO có bổ sung một số chất phụ gia giúp hạn chế nguồn ô nhiễm từ hoạt động của máy phát điện. Với công suất máy phát điện 80KVA và hoạt động không liên tục nên quá trình ảnh hưởng của nguồn này đến môi trường là không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm thiều đến mức thấp nhất các tác động từ khí thải phát sinh khi máy phát điện hoạt động, bệnh viện lắp đặt ống khói đế thoát khí toàn bộ lượng khí này ra bên ngoài.

Chiều cao ống khói được xác định theo công thức của Andrayev

m u D h 6,7 7 5 , 0 * 49 * 9 , 1 * * 9 , 1 = = = ∆ ω

Trong đó: ∆h : chiều cao ống khói (m)

ω : vấn tốc của khói ở miệng ống khói (ω = 49 m/s)

u : vận tốc gió (u = 7 m/s)

D : đường kính ống khói (D = 0,5 m)

Với đường kính và chiều cao ống khói tính toán theo Andrayev, lượng khí sinh ra do quá trình đốt nhiên liệu chạy máy phát điện trong trường hợp gặp sự cố về điện

của dự án sẽ không ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực dự án.

Đối với khí, hydrocacbon bay hơi phát sinh từ khu khám chữa bệnh, khoa thanh trùng.

Như đã trình bày ở trên, khí phát sinh từ khu khám chữa bệnh chủ yếu là hydrocacbon bay hơi như cồn, ether. Tác động này không gây ảnh hưởng lớn đến nhân viên và bệnh nhân trong khu vực dự án tuy nhiên để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động, bệnh viện sẽ trang bị đầy đủ các dụng cụ trang thiết bị như khẩu trang, bao tay cho các nhân viên làm việc tại khu khám chữa bệnh, riêng đối với các bệnh nhân sẽ được lưu trú trong phòng thông thoáng tốt, có trang bị hệ thống thông gió nhằm giúp phát tán nhanh mùi phát sinh.

Đối với khí thải phát sinh từ khoa thanh trùng như khí Clo, khí axit HCl bệnh viện sẽ trang bị khẩu trang cho các nhân viên làm việc đồng thời khu vực này sẽ được thông gió bằng hình thức tự nhiên và cưỡng bức nhằm phát tán khí thải tạo sự thông thoáng.

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Đối với khí formaldehyt phát sinh từ khu giải phẩu tẩm liệm tử thi, bệnh viện sẽ giảm thiểu bằng cách trang bị hệ thống thông gió thích hợp, trang bị bảo hộ đầy đủ cho các nhân viên y tế làm việc.

Giảm thiểu tác động của bức xạ hạt nhân từ phòng chụp X-quang

Bệnh viện sẽ trang bị tấm chắn chì cho phòng chụp X-quang nhằm ngăn chặn các bức xạ hạt nhân thoát ra ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên, y bác sỹ hoạt động. Đối với bác sỹ, nhân viên trực tiếp điều hành phòng chụp sẽ được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, có chế độ dinh dưỡng thích hợp và được định kỳ kiểm tra sức khỏe.

Phòng chụp X-quang được thiết kế như sau: diện tích phòng 30m2, tường được thiết kế với lớp chỉ dày 2mm, cửa phòng được thiết kế sao cho không có khoảng không tránh lọt tia X ra ngoài. Bên cạnh đó, vị trí phòng chụp được bố trí tại khu vực riêng so với các khu vực khác trong bệnh viện.

Các biện pháp an toàn bức xạ

Đối với bức xạ ngoài: Có 3 nguyên tắc chính để giảm tác hại của bức xạ ngoài.

+ Khoảng cách.

+ Biện pháp đầu tiên để bảo vệ là giữ khoảng cách đủ xa có thể được, đó là sự bảo vệ đơn giản nhất.

+ Khoảng cách tới nguồn bức xạ càng lớn, liều nhận được càng nhỏ.

Nếu thể tích nguồn bức xạ là nhỏ (nguồn điểm), khi khoảng cách tới nguồn tăng gấp đôi, suất liều sẽ giảm 4 lần (qui luật tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách). Mỗi khi thực hành, cần giữ khoảng cách cực đại giữa người và thiết bị chứa nguồn phóng xạ hay nguồn phóng xạ. Côngtenơ hở cần phải được giữ nhờ thanh kẹp. Đối với ống tiêm không che chắn, hãy cầm ở đầu không có chất phóng xạ. Cần giữ khoảng cách hợp lý tới bệnh nhân điều trị bằng dược chất phóng xạ và khi bệnh nhân cần giúp đỡ, hãy giữ một khoảng cách bằng cánh tay của mình.

Che chắn: Khi không thể ở cách đủ xa nguồn bức xạ, người ta sử dụng che chắn bức xạ. Các vật liệu có nguyên tử số cao, thông dụng là chì, che chắn hiệu quả nhất các bức xạ gama và tia X, chiều dầy của chì làm giảm 10 lần suất liều bức xạ đối với các

hạt nhân phóng xạ được cho trong bảng 5.1. Các vật liệu có nguyên tử số thấp như perspex, gỗ, che chắn hiệu quả bức xạ beta.

Cần lưu ý là: bức xạ beta năng lượng cao khi tương tác vào vật liệu chì dùng che chắn lại sinh ra photon, các hạt photon này xuyên mạnh hơn bức xạ beta ban đầu. Chiều dày perspex để ngăn cản bức xạ beta cho trong bảng 5.1.

Bảng 5.1. Số liệu về an toàn bức xạ

Hạt nhân phóng xạ

Chiều dày chì làm giảm cường độ bức xạ đến 1/10 (mm Pb)

Quãng đường cực đại hạt β

đi được trong perspex (mm) H-3 - 0.007 C-14 - 0.30 P-32 - 8.2 Cr-51 7.1 - Co-57 ≈ 0.7 - Co-58 28 1.6 Ga-67 5.3 - Se-75 5.1 - Sr-89 - 6.8 Y-90 - 11 Mo-99 20 5.6 Tc-99m 0.9 - In-111 2.5 - I-123 1.2 - I-125 ≈ 0.06 - I-131 11 2.3 Xe-133 ≤ 0.7 1.0 Au-198 12 4.1 Tl-201 ≤ 0.9 -

Thời gian tổn thương do bức xạ gần như tỷ lệ thuận với liều hấp thụ tổng và không phụ thuộc vào suất liều (trong một giới hạn thích hợp). Do đó giảm thời gian bị chiếu xạ sẽ giảm tổn thương do bức xạ. Tất cả các quy trình thao tác với nguồn bức xạ cần được tiến hành một cách nhanh nhất. Thời gian ở gần nguồn bức xạ (thí dụ bình phát sinh Tc-99m) cần sao cho ngắn nhất. Khi áp dụng một quy trình mới cần tập luyện

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

trước với chất không phóng xạ để đảm bảo tốc độ và hiệu quả thao tác với chất phóng xạ.

Đối với bức xạ ngoài nếu chất phóng xạ lọt vào trong cơ thể, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào loại bức xạ, vào các cơ quan mà chất phóng xạ cư trú, vào thời gian cư trú sinh học trong cơ thể và vào chu kỳ bán rã của hạt nhân phóng xạ.Các con đường để chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể là:

- Đường tiêu hoá: sự thâm nhập của chất phóng xạ qua đường tiêu hoá thường xảy ra do thức ăn, nước uống, đồ dùng bị nhiễm bẩn phóng xạ và sau đó chúng được đưa vào miệng. Để giảm nguy cơ này cần tuân theo nghiêm ngặt quy tắc vệ sinh. Thức ăn, đồ uống, đồ mỹ phẩm v.v. không được để trong khu vực làm việc với chất phóng xạ. Không được dùng pipet hút dung dịch bằng mồm mà phải dùng dụng cụ chuyên dùng. Mặc quần áo bảo vệ, đeo găng, kiểm tra một cách có hệ thống và hàng ngày sự nhiễm bẩn phóng xạ của tay, quần áo, các bề mặt dùng làm việc. Phải có qui trình làm việc sao cho không làm rơi rớt chất phóng xạ ra khu vực làm việc.

- Đường hô hấp: nguy cơ hít phải chất phóng xạ xảy ra khi làm việc với chất phóng xạ ở trong bình chứa hở, ở dạng bay hơi hoặc có thể thoát ra ở dạng khí. Trong trường hợp này cần thao tác trong tủ hút, trong box; thí dụ: khi làm việc với dung dịch I-131 cần làm trong tủ hút.

- Đi qua da bị xước: chất phóng xạ có thể bị hấp thụ vào mạch máu qua da bị xước. Các vết đứt, xước trên da phải được phủ bằng vải và mang găng tay.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w