30 – 20 mg SO2/m3 Giới hạn của độc tính
50 mg SO2/m3 Kích thích đường hô hấp, ho
260 – 130 mg SO2/m3 Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút)
1300 – 1000 mg SO2/m3 Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)
(Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000).
Độc tính chung của SO2 là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+.
Đối với thực vật: đối với thực vật, SO2 có tác hại đến sự sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ thấp nhưng với thời gian kéo dài một số ngày sẽ làm lá úa vàng và rụng. Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1 – 2 ppm có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Ở nồng độ cao thì trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây bệnh chết hoại đối với thực vật.
Đối với vật liệu: sự có mặt của các khí axit trong không khí ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông, và các công trình xây dựng, nhà cửa. Đối với khí hậu khu vực: sự tích luỹ SO2, NO2 trong khí quyển dẫn đến axit hoá nước mưa. Khí SO2 là tác nhân chính gây nên hiện tượng mưa axit đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Sự lan truyền chất ô nhiễm khí axit diễn ra trên quy mô rộng lớn, không biên giới nhưng trong khu vực có nguồn thải SO2 lớn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp.
Tác hại của Oxyt cacbon (CO)
Đối với người và động vật: người và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở phải khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb) thành Cacboxylhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ
GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
chức, tế bào. Ngoài ra, CO còn tác dụng với sắt trong xytochrom-oxydaz-men hô hấp có chức năng hoạt hoá oxy – làm sự thiếu oxy càng trầm trọng.