.Các biện pháp giảm thiểu nước thải từ quá trình thi công xâydựng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 111 - 113)

Đối với nước mặt

Để hạn chế tối đa tác động bởi hoạt động xây dựng dự án đến chất lượng nước mặt các biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:

Hạn chế đất đá từ khu vực xây dựng theo nước thải chảy vào rạch Cái Hiên làm giảm khả năng thoát nước, gây xói lở bờ, bồi lắng lòng rạch và gia tăng độ đục của nước mặt cụ thể như sau:

- Dùng các tấm Panel che chắn xung quanh khu vực dự án. - Xây dựng các mương thoát nước tạm.

- Nước thải sẽ được lắng trước khi xả.

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

- Tránh xả nước tập trung cùng một lúc.

- Thu dọn vật liệu xây dựng rơi vãi sau mỗi ngày làm việc tránh hiện tượng nước cuốn trôi vật liệu vào rạch làm thu hẹp và thay đổi dòng chảy.

- Thu hồi dầu mỡ, xăng nhớt thải từ các phương tiện vận chuyển.

- Dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển sẽ được thu gom và lưu trữ đúng nơi quy định.

- Dầu nhớt rơi vãi trong quá trình vận chuyển trong khu vực dự án sẽ được thu gom bằng cách, dùng cát rới lên sau đó thu gom lại.

Để hạn chế ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt gây ra, biện pháp tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương cho công trường xây dựng sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, công trường cũng sẽ trang bị các nhà vệ sinh tạm thời cho công nhân xây dựng, tránh trường hợp phân, nước tiểu bị cuốn theo nước mưa gây ô nhiễm môi trường nước mặt.

Nước thải sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ được xử lý qua các hầm tự hoại. Các hầm tự hoại này được thiết kế có kích thước phù hợp với số lượng công nhân sử dụng tương ứng (đã được xây dựng từ khi bắt đầu triển khai dự án). Khi giai đoạn thi công kết thúc, bùn trong hầm tự hoại sẽ được hút lên bằng các xe chuyên dùng và tiến hành lấp hầm tự hoại.

Với số lượng công nhân thi công trong thời gian này có thể định lượng được lượng bùn phát sinh từ bể tự hoại được tính toán cụ thể như sau:

Thể tích phần bùn:

Wb = a x N x t x (100 – P1) x 0,7 x 1,2 : [1000 ( 100 – P2 )]

Trong đó:

a : Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, a = 0,4 – 0,5lít/ngày.đêm N : Số người công nhân, N = 100 người

t : Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 – 365 ngày, chọn t = 180 ngày. 0,7 : Hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy

1,2 : Hệ số tính đến 20%cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn cho cặn tươi.

P1: Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%

P2: Độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%

Wb = 0,4 x 100 x 180 x (100 – 95) x 0,7 x 1,2 : [1000 x (100 – 90)] Wb = 3 m3.

Bùn từ bể tự hoại sẽ được Chủ dự án thuê Công ty TNHH Một Thành Viên công trình đô thị Bến Tre định kỳ 6 tháng/lần hút và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định.

Khi dự án hoàn tất, toàn bộ lượng bùn trong hầm tự hoại sẽ được Công ty môi trường đô thị hút và vận chuyển đến nơi xử lý, hầm tự hoại sẽ được lấp lại để đảm bảo vệ sinh và mỹ quan cho khu vực.

Đối với nước ngầm

Việc phủ các lớp vật liệu không thấm nước như bêtông, nhựa đường sẽ làm giảm khả năng hồi phục của các mạch nước ngầm. Do đó, việc thiết kế thi công các công trình hạ tầng sẽ chú ý các vấn đề như:

Tăng khả năng thấm nước mưa của đất bằng cách: không trải nhựa hoàn toàn các lối đi trong quá trình xây dựng, chỉ trải nhựa những tuyến đường chính;

Tăng diện tích cây xanh trong khu vực: tận dụng cây xanh hiện có trong khu đất, chỉ nên phá bỏ những cây xanh không cần thiết hoặc nằm trong khu vực cần thi công; Hạn chế các loại nước thải ngấm vào đất bằng cách làm hệ thống mương thoát nước tạm.

Bảo vệ khu vực đào móng khi chưa thi công xong: để tránh hiện tượng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm xung quanh khu vực đào móng được xây dựng tường Panel.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w