Chương trình giám sát môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 139 - 143)

5.2.6 .Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất

B. XÂYDỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.5 Chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát chất lượng môi trường là một trong những yêu cầu quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần quan trọng trong công tác đánh giá tác động môi trường. Giám sát chất lượng môi trường được hiểu như là một quá trình “Quan trắc, đo đạc, ghi nhận, phân tích, xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường”. Thông

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

qua các diễn biến về chất lượng môi trường sẽ giúp xác định lại các dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc mức độ sai khác giữa tính toán và thực tế. Để đảm bảo cho bệnh viện khi đi vào hoạt động không gây tác động đến môi trường xung quanh và để đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, Chương trình giám sát môi trường được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoạt động, do chủ đầu tư thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre và được thực hiện dưới sự giám sát của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Bến Tre.

Để đảm bảo cho các hoạt động của Bệnh viện không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát, quan trắc chất lượng môi trường đã được thực hiện như sau:

- Tổ chức nhân sự cho quản lý môi trường - Chịu trách nhiệm chính: 01 người

- Chịu trách nhiệm về chăm sóc cây xanh, thảm cỏ và công tác vệ sinh môi trường chung cho bệnh viện: 01 người

- Chịu trách nhiệm chính về vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải: 02 người - Chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý chất thải rắn: 01 người

Riêng công tác phòng cháy chữa cháy Công ty sẽ tuân theo mọi quy định nghiêm ngặt về PCCC và thường xuyên phối hợp với đội phòng cháy chữa cháy trong khu vực để nâng cao kiến thức PCCC.

5.5.1 Giai đoạn xây dựng

Để bảo vệ môi trường, chủ dự án thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm tới môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người công nhân trực tiếp lao động trên công trường như đã trình bày ở chương 4 và thực hiện chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng:

Giám sát chất lượng môi trường không khí Vị trí và chỉ tiêu giám sát

01 điểm trong khu vực dự án

Tần số giám sát : 2 lần/năm

Tiêu chuẩn so sánh

QCVN 05: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

QCVN 06: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

TCVN 5949: 1998 – Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép.

Giám sát chất lượng môi trường nước mặt Vị trí và chỉ tiêu giám sát

Nước mặt lấy tại sông Hàm Luông : 1 mẫu (NM)

Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, COD, BOD5, SS, N-NH3, N-NO3, PO43, Fe tổng, dầu mỡ, coliform.

Tần số giám sát: 2 lần/năm

Tiêu chuẩn so sánh

QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

5.5.2 Giai đoạn hoạt động

Giám sát chất thải rắn

Đối với chất thải rắn, chủ dự án phải phân loại, thống kê thành phần và khối lượng hằng tháng. Mỗi lần đơn vị thu gom đến lấy chất thải rắn y tế phải cân lại khối lượng và chủ dự án phải ghi chép lại khối lượng này.

Giám sát môi trường không khí Vị trí và chỉ tiêu giám sát

Bảng 5.2 Vị trí và chỉ tiêu giám sát không khí hàng năm

Stt Vị trí giám sát

hiệu

Chỉ tiêu giám sát Tần suất giám sát

1 Cổng bệnh viện KK1 Nhiệt độ, Bụi, tiếng ồn, COx, 2 lần /năm

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

NO2, SO2.

2 Khu vực văn phòng KK2 Nhiệt độ, tiếng ồn, bụi, COx,

NO2, SO2

2 lần /năm

3 Khu vực ống khói máy

phát điện

KK3 Nhiệt độ, bụi, tiếng ồn, COx, NO2, SO2.

4 lần/năm 4 Khu vực trạm xử lý

nước thải

KK4 Bụi, tiếng ồn, COx, NO2, SO2, H2S.

2 lần/năm

5 Khu vực khám và điều

trị bệnh

KK5 Bụi, tiếng ồn, COx, NO2, SO2. 2 lần/năm

6 Khu vực khoa sản KK6 Bụi, tiếng ồn, COx, NO2, SO2. 2 lần/năm

7 Khu vực truyền nhiễm KK7 Bụi, tiếng ồn, COx, NO2, SO2. 2 lần/năm

8 Ống khói lò đốt CTR y tế KK8 Bụi, COx, NO2, SO2, HF, HCl, Pb, Hg, Cd, Dioxin, Furan 4 lần/năm Tiêu chuẩn so sánh

- QCVN 05: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

xung quanh.

- QCVN 06: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại

trong không khí xung quanh.

- QCVN 19: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

đối với bụi và các chất vô cơ.

- QCVN 02: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất

thải rắn y tế.

- TCVN 5949: 1998 – Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn

tối đa cho phép.

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về

việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

Giám sát đặc tính nước thải Vị trí và chỉ tiêu giám sát

Chỉ tiêu giám sát: pH, BOD5, SS, S2- , NO3-, PO43-, dầu mỡ động thực vật, tổng coliform.

Tần suất lấy mẫu: 4 lần/năm

Tiêu chuẩn so sánh

TCVN 7382: 2004 – Chất lượng nước – Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải.

Giám sát chất lượng nước mặt tại sông Hàm Luông Vị trí và chỉ tiêu giám sát

Nước mặt lấy tại sông Hàm luông : 2 mẫu (NM)

Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, COD, BOD5, SS, N-NH3, N-NO3, PO43, Fe tổng, dầu mỡ, coliform.

Tần suất lấy mẫu: 2 lần/năm

Tiêu chuẩn so sánh

QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w