CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 108 - 110)

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

A.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

5.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị và san lấp mặt bằng lấp mặt bằng

Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng từ công tác di dời

Khu đất dự án ngoài đất thổ cư, đất vườn và đất nông nghiệp còn một số nhà cấp 4. Do đó, trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng chủ đầu tư phải thực hiện công tác đền bù giải toả cho các hộ này. Kế hoạch thực hiện này phải được triển khai theo các nguyên tắc của nhà nước, thành phố và phải đạt các mục tiêu như:

- Phải tính đến chi phí hỗ trợ trong việc thay đổi ngành nghề đối với những hộ gia đình thuộc diện giải tỏa nằm trong khu vực dự án.

- Thành lập ban tư vấn việc làm hỗ trợ định hướng nghề nghiệp hoặc tổ chức dạy nghề miễn phí cho các hộ này.

Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng trong quá trình san nền

Do khu vực xây dựng án chủ yếu là vườn dừa nên trước khi xây dựng sẽ tiến hành công đoạn san lấp mặt bằng. Trước khi san nền cần bóc lớp đất hữu cơ trên bề mặt với tổng khối lượng bóc là 10.600m3, nguồn thải này nếu không được xử lý tốt sẽ trở thành một nguồn ô nhiễm lớn. Chính vì vậy, chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp.

Ngoài ra, trong khu đất còn có một số loại thực vật khác, khi khai hoang để xây dựng sẽ có phát sinh chất thải rắn từ việc đốn cây như cỏ, cành và lá cây…. Do đó, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom lượng chất thải này.

Giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái và hệ thủy sinh

Xây dựng dự án không làm thay đổi môi trường sinh thái khu vực là một trong những yêu cầu của phát triển bền vững. Tuy nhiên, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ gây những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường sinh thái. Không những vậy, sự ô nhiễm do các hoạt động của Dự án cũng sẽ gây tác hại đến môi sinh. Trong điều kiện nước ta hiện nay với mục tiêu là phát triển kinh tế – xã hội phải đi đôi với việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động này. Các biện pháp này gắn liền với việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu vực dự án.

Khống chế ô nhiễm không khí phát sinh từ các hoạt động của các khu vực trong bệnh viện.

Xử lý nước thải đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận để không gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh.

Quản lý tốt nguồn phát sinh chất thải rắn phát sinh: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế, không để chất thải tràn lan gây nhiễm độc môi trường đất, nước và không khí.

5.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây

Quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án được tiến hành trong thời gian khá dài. Do đó, quá trình xây dựng nếu không được quản lý chặt chẽ và hợp lý sẽ gây ảnh hưởng đến người dân cũng như chất lượng môi trường khu vực xung quanh. Các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái thủy vực,… cũng sẽ bị tác động khi các hoạt động xây dựng được tiến hành. Chính vì thế, nhiều biện pháp sẽ được thực hiện nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường, đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe của công nhân.

5.2.1. Các biện pháp giảm thiểu khói bụi trong quá trình thi công

Để khống chế khói bụi trong quá trình thi công, một số biện pháp sau sẽ được áp dụng:

Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công: phát quang mặt bằng, san ủi,…

Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa.

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Khu vực công trường, khu chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn).

Để hạn chế bụi tại khu vực công trường xây dựng, Chủ đầu tư sẽ có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp, hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm.

Tưới nước trên mặt đất ở những khu vực phối trộn nguyên liệu.

Khu vực dự án hiện là một khu đất trồng cây công nghiệp và đất ruộng nên khi thi công xây dựng, việc vận chuyển vật liệu xây dựng đi lại nhiều lần sẽ làm gia tăng lượng khói bụi ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí tại khu vực. Do đó, trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm khói bụi tại công trường, các sân bãi tập kết vật liệu xây dựng, các con đường đất,… sẽ được phun nước thường xuyên nhằm hạn chế bụi, đất cát theo gió phát tán vào không khí.

Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển. Bên cạnh đó khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ để hạn chế tác hại cho công nhân.

Không chuyên chở nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng vượt quá trọng tải quy định; giảm tốc độ thi công, lưu lượng vận chuyển vào ban đêm và vào các giờ cao điểm buổi sáng.

Che chắn vật liệu san lấp trong quá trình vận chuyển, cũng như những khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi vào môi trường xung quanh.

Không sử dụng các phương tiện vận tải quá cũ (trên 20 năm) và không chở vật liệu rời quá đầy, đảm bảo an toàn không để rơi vãi khi vận chuyển.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 108 - 110)