Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 60 - 85)

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1 Nguồn gây tác động

4.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

Nguồn phát sinh ô nhiễm và mức độ gây ô nhiễm từ vị trí dự án, từ trong quá trình triển khai dự án sẽ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện. Có hai giai đoạn chính phát sinh chất thải:

- Giai đoạn xây dựng. - Giai đoạn hoạt động.

A GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre là một dự án có qui mô tương đối lớn. Theo kế hoạch thực hiện, dự án sẽ được thi công bao gồm công tác san ủi mặt bằng, san nền, xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, xây dựng khu khám bệnh, khu điều trị,... Với

khối lượng xây dựng nêu trên, tại khu vực dự án sẽ tập trung một số lượng thiết bị, máy móc thi công và nhân công xây dựng. Tất cả các yếu tố này có thể gây tác động tiêu cực tới môi trường không chỉ cho khu vực xây dựng mà cả cho khu vực dân cư xung quanh.

Các tác động gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường trong quá trình xây dựng bao gồm tác động do ô nhiễm môi trường không khí, tác động do ô nhiễm môi trường nước, tác động do ô nhiễm môi trường đất, tai nạn lao động và khả năng cháy nổ.

Bảng 4.1 Liệt kê các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng

STT Các hoạt động Nguồn gây tác động

1 Giải phóng, san lấp mặt bằng Xe ủi san lấp mặt bằng; xe vận tải chuyển đất, cát, đá, cây cối…

2 Xây dựng hệ thống giao

thông, khu khám bệnh, khu chữa trị,…

Xe vận tải chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…

Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy. Tai nạn lao động.

3 Xây dựng hệ thống cấp, thoát

nước và hệ thống xử lý nước, hệ thống cấp điện,….

Xe vận tải chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…

Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.

4 Vận chuyển nguyên vật liệu,

thiết bị phục vụ dự án.

Xe vận tải chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,… 5 Sinh hoạt của công nhân tại

công trường.

Chất thải rắn và nước thải từ quá trình sinh hoạt của khoảng 100 công nhân viên trên công trường.

Nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn Ô nhiễm do bụi

Bụi phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu từ các nguồn sau: Bụi phát sinh từ quá trình đào và đắp trong công đoạn san nền.

Bụi phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường xây dựng.

Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (đất đá, cát, xi măng).

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Bụi phát sinh từ hoạt động thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu khám bệnh, khu điều trị,…

Hiện tại, nồng độ bụi trong khu đất của dự án tương đối thấp (0,19 - 0,24 mg/m3) thấp hơn so với quy chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh (nồng độ cho phép trung bình 1giờ là 0,3 mg/m3). Trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Tham khảo kết quả đo đạc tại một số vị trí cách công trường đang thi công 50 m – 100 m, cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 20 - 30 mg/m3, lớn hơn 60 – 100 lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh (CENTEMA, 2005). Khu vực dự án nằm gần khu vực người dân, do đó các hoạt động này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng như của các công nhân trực tiếp tham gia thi công trên công trường.

Nhìn chung, ảnh hưởng từ bụi trong quá trình thi công xây dựng của một công trường là điều không thể tránh khỏi, do đó để giảm thiểu đến mức thấp nhất nguồn ô nhiễm này chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công thực hiện các biện pháp thích hợp để quản lý hiệu quả.

Bụi phát sinh từ các phương tiện vận chuyển được tính toán như sau:

Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể dự báo lượng bụi (có đường kính < 30µm) phát sinh từ quá trình thi công xây dựng với các giả thiết như sau:

- Vận tốc xe chạy trung bình trên công trường: 10 km/h

- Tải trọng trung bình: 5 tấn

- Số bánh xe trung bình: 8 cái/xe

- Số xe vận chuyển trung bình: 10 lượt/ngày

- Quãng đường trung bình: 1 km (khu vực công trường)

Bảng 4.2 Ước tính tải lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng Nguồn phát sinh Hệ số phát sinh bụi Lượng bụi phát sinh đơn vị kg/1000km.xe Tải lượng phát thải TB ngày (kg/ngày) Tải lượng phát thải TB

khi thi công (kg)

Hoạt động thi

công xây dựng 21.f 1.827 18,27 4.932,9

(Nguồn: Assessment of sources of air, Water and Land pollution - A guide to rapidsource inventory techniques and their use in formulating environmental control stratergies - Part one: Rapid inventory techniques in environmental pollution - World Health Organization, Geneva, 1993).

Ghi chú:

f : là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường, có công thức tính f = v.M0,7.n0,5, trong đó:

- v: vận tốc trung bình của xe (km/giờ) - M: tải trọng trung bình của xe (tấn) - n : số bánh xe trung bình

Các kết quả tính toán cho thấy lượng bụi gây ra do các phương tiện vận chuyển tại công trường trong thời gian thi công xây dựng vào khoảng 18,27 kg/ngày.

Cũng tương tự như vậy, hoạt động xây dựng mạng lưới thoát nước mưa, nước thải, hệ thống đường giao thông cũng gây ô nhiễm bụi tại khu vực thi công và những khu lân cận (đặc biệt vào những ngày nắng). Hiện tại, nồng độ bụi trong khu đất của dự án tương đối thấp (0,1 mg/m3) thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh rất nhiều lần (nồng độ cho phép trung bình 1h là 0,3 mg/m3). Trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Tham khảo kết quả đo đạc tại một số vị trí cách công trường đang thi công 50 m – 100 m, cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 20-30 mg/m3, lớn hơn 60 – 100 lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

(Centema, 2005). Hiện tại, trong khu vực dự án có một vài hộ gia đình nên quá trình phát sinh bụi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khu vực này và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của công nhân trực tiếp xây dựng. Tuy nhiên, công tác thi công được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu nên mức độ ảnh hưởng từ giai đoạn sẽ giảm được phần nào những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Bụi khuyếch tán từ quá trình san lấp mặt bằng và quá trình thi công các hạng mục công trình như sau:

Theo tính toán trong quá trình san lấp mặt bằng, tổng lượng đất cần vận chuyển ra vào khu vực dự án là: 53.000 m3. Tải trọng bình của đất là 2,6tấn/m3, tổng lượng đất vận chuyển là 137.800 tấn.

Hệ số ô nhiễm được xác định theo công thức sau:

( ) ( ) (15( %/2,0)) 0,48 2 , 2 / 6 , 0 5 , 0 16 , 0 0 , 2 / 2 , 2 / 16 , 0 1,4 3 , 1 4 , 1 3 , 1 = = = x x M u xkx E (kg/tấn) Trong đó: - E : hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

- K: cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,5 - u: vận tốc gió (m/s): 0,6m/s

- M: độ ẩm trung bình của vật liệu: 15%

Tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình san lấp và thi công các hạng mục công trình là: 66.144 kg tương đương 182kg/ngày.

Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công trong công trường

Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển gây ra các ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh. Quá trình di chuyển máy móc không chỉ gây ra tiếng ồn, bụi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đường giao thông và thậm chí có thể gây hư hỏng thêm cho những con đường đang xuống cấp. Hoạt động của các phương tiện và thiết bị thi công sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm chứa sản phẩm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NOx, SO2, CO, CO2, CxHy. Các phương tiện này chủ yếu phục vụ cho hoạt động đào - đắp đất, thi công nền móng, san ủi mặt bằng,… Theo khảo sát, số lượng phương tiện thi công tham khảo

từ những dự án đã được xây dựng bởi trong giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 6 phương tiện trong một ngày bao gồm máy san, xe lu, máy xúc, cần cẩu.

Lượng nhiên liệu (dầu DO) tiêu thụ của các phương tiện khác nhau, nhưng theo thực tế vận hành của các thiết bị thi công (máy san, máy ủi, xe lu, máy xúc, cần cẩu) thì bình quân lượng dầu tiêu thụ trung bình một ngày làm việc 12 tiếng của một phương tiện thi công khoảng 70 lít/ngày.

Bảng 4.3 Thành phần và tính chất dầu DO

Stt Chỉ tiêu - đơn vị Mức quy định (thông dụng)

1 Trị số Xêtan Min 45 2 Thành phần cất (0C) - Điểm cất 50% VOL - Điểm cất 90% VOL max max 290 370 3 Độ nhớt/400C (mm2/s) (cS1) Max 1,8 -5,0

4 Nhiệt độ bắt cháy cốckin (0C) Min 60,00

5 Điểm đông đặc (0C) Max 9,00

6 Hàm lượng tro (%Wt) Max 0,02

7 Hàm lượng nước (%VOL) Max 0,05

8 Hàm lượng lưu huỳnh (%Wt) Max 0,05

9 Ăn mòn đồng, 3giờ/500C Max N-1

10 Màu sắc (ASTM) Max N-2

11 Tỷ trọng/150C (g/cm3) Max 0,87

Nguồn: Petrolimex, 1994. Tính toán lượng dầu tiêu thụ

Lượng dầu tiêu thụ trong một ngày của máy san, máy ủi,… là: 6 phương tiện x 70 lít/ngày = 420lít/ngày = 35 lít/giờ.

Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng nhiên liệu - dầu - mỡ của Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2000 thì ta có những thông số sau:

- Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO: S = 0,05% - Tỷ trọng của dầu: 0,85 tấn/m3

GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

 Khối lượng dầu DO sử dụng trong một ngày: m = 35 lít/giờ x 0,85 tấn/m3 = 29,75 kg/giờ.

Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO được trình bày trong Bảng 4.4.

Bảng 4.4 Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường

Khí thải SO2 NO2 CO Bụi VOC

Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) (*) 20S 55 28 4,3 12,0

Tải lượng ô nhiễm (g/h) 79,7 876,7 446,32 68,54 191,28

(*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution -WHO, 1993.

Trong đóS là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0,25%).

Ô nhiễm do khí thải từ các thiết bị thi công trên công trường

Các thiết bị thi công trên công trường được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp định mức sử dụng nhiên liệu của một số thiết bị xây dựng

Stt Thiết bị, phương tiện Số lượng Lượng dầu/ thiết bị (lít)

Tổng lượng dầu DO sử dụng (lít)

1 Máy đầm/máy đầm bánh hơi 2 20 40

2 Búa 3 15 45

3 Máy ủi 110 cv 2 15 30

4 Máy đào 1,25 m3 1 10 10

5 Ô tô tưới nước 1 20 20

6 Máy bơm nước 20cv 2 20 40

7 Máy rải 50-60 m3/h 2 30 60

8 Lu 10 tấn 1 15 15

9 Máy san 108cv 1 10 10

Tổng 270

(Nguồn: tài liệu tổng hợp, Greenworld, 2009.) Tính toán tải lượng (TL) và nồng độ ô nhiễm:

Quá trình tính toán chỉ với giả thiết các thiết bị máy móc hoạt động tập trung; nồng độ ô nhiễm xác định ở đây là nồng độ tại khu vực công trường thi công, xây dựng (giả sử khu vực thi công là 1 nguồn điểm – tương đương với miệng thải).

Lưu lượng khí thải (LLKT):

Theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường Tp.HCM, lượng khí tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg dầu DO ở 00C khoảng 22 – 25 m3.

Vậy lưu lượng khí thải do đốt dầu DO khi vận hành toàn bộ máy móc tại công trường:

270 x 25 x 0,87 = 5.873 m3/h = 1,63 m3/s. Hệ số ô nhiễm (HSÔN):

Khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu DO bao gồm bụi, SO2, NOX, CO và VOC.

Bảng 4.6 Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO

Stt Các chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)

1 Bụi 0,28

2 SO2 20 S

3 NOX 2,84

4 CO 0,71

(Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO, 1993)

S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO: 0,05%. Tải lượng và nồng độ ô nhiễm:

Tải lượng (TL) = 270 x 0,87 x HSÔN/3600.

Nồng độ (mg/m3) = Tải lượng (g/s) x103/Lưu lượng khí thải (m3/s).

Dựa vào định mức tiêu thụ và hệ số ô nhiễm, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO được trình bày như sau:

Bảng 4.7 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO

Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/s) Nồng độ (mg/m3) QCVN 19: 2009/BTNMT, B, Kv = GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Thị Thu Cúc 53

1,0, Kp = 0,9 (mg/m3) Bụi tổng 0,0653 40,06 180 SO2 0,06525 40,03 450 NOX 0,1853 113,7 765 CO 0,0463 28,41 900 Ghi chú: QCVN 19 : 2009/BTNMT; cột B; Kv =1,0; Kp = 1,0 (Cmax= C x Kp x Kv): Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; cột B

áp dụng đối với cơ sở sản xuất mới; Kv = 1,0; Kp= 0,9 lưu lượng thải20.000 p 100.000 m3/h.

Nhận xét:

Qua kết quả tính toán cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép.

Bên cạnh đó, phép tính chỉ giả sử nguồn ô nhiễm là nguồn điểm. Trên thực tế, diện tích công trường xây dựng rất lớn và các máy móc thiết bị không hoạt động tập trung cùng lúc. Cho nên, nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh trong thực tế sẽ thấp hơn rất nhiều lần so với tính toán.

Ô nhiễm do tiếng ồn

Ô nhiễm do tiếng ồn trong quá trình xây dựng có thể tóm lược như sau:

Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu san nền và vật liệu xây dựng. Tiếng ồn phát sinh từ công tác gia cố nền móng.

Ô nhiễm tiếng ồn của các phương tiện và máy móc thi công trên công trường.

Bên cạnh nguồn ô nhiễm do hoạt động đào đắp, xây dựng, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe lu, xe tải, … cũng gây ồn đáng kể. Mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công tham khảo được trình bày trong Bảng 4.8

Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m TCVN 5949-1998 Tài liệu (1) Tài liệu (2)

Máy ủi 93,0 -

Máy đầm nén (xe lu) - 72,0 – 74,0

Máy xúc gầu trước - 72,0 – 84,0

Gầu ngược - 72,0 – 93,0

Máy kéo - 77,0 – 96,0

Máy cạp đất, máy san - 80,0 – 93,0

Máy lát đường - 87,0 – 88,5 Xe tải - 82,0 – 94,0 Máy trộn bêtông 75,0 75,0 – 88,0 Bơm bêtông - 80,0 – 83,0 Máy đầm bêtông 85,0 - Cần trục di động - 76,0 – 87,0 Cần trục Deric - 86,5 – 88,5 Máy phát điện - 72,0 – 82,5 Máy nén 80,0 75,0 – 87,0 Máy đóng cọc 75,0 95,0 – 106,0

(Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000, Tài liệu (2): Mackernize, 1985).

Từ bảng 4.8 trên cho thấy, hầu hết độ ồn tại các máy đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5949-1998, từ 6 giờ - 18 giờ). Độ ồn phát sinh này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trong công trường xây dựng.

Nguồn ồn từ hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi. Tác động này chỉ có tính chất tạm thời và gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công. Tuy nhiên, nhận biết được tầm quan trọng của các nguồn ô nhiễm này, chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công, xây dựng đã có kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng các thiết bị thi công trong ngày một cách hợp lý, lựa chọn phương tiện tốt nhất có thể được để giảm bớt nguồn phát sinh tiếng ồn, tránh vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn và bố trí các thiết bị này xa khu vực bị ảnh hưởng.

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh bến tre quy mô 600 giường (Trang 60 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w